Cuộc chiến tranh 50 ngày và cách Mỹ xâm lược Đảo quốc Grenada

Cuộc chiến tranh 50 ngày và cách Mỹ xâm lược Đảo quốc Grenada

(Kiến Thức) - Đảo quốc Grenada với tham vọng trở thành nhà nước XHCN thứ hai ở vùng Caribe, trở thành cái gai trong mắt của Washington và nhanh chóng bị xóa sổ trong vòng 50 ngày.

 Đảo quốc Grenada nằm ở khu vực Caribe sau khi giành được độc lập từ Anh quốc vào năm 1974 nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt Washington khi muốn trở thành một "Cuba thứ hai" ở Caribe. Lợi dụng vào bất ổn chính trị ở Grenada sau khi độc lập, Mỹ đã nhanh chóng đưa ra một kế hoạch xóa sổ nhà nước Grenada còn non trẻ và dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Washington. Ảnh: Vị trí của Grenada trên bản đồ. Nguồn ảnh: Googlemaps.
Đảo quốc Grenada nằm ở khu vực Caribe sau khi giành được độc lập từ Anh quốc vào năm 1974 nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt Washington khi muốn trở thành một "Cuba thứ hai" ở Caribe. Lợi dụng vào bất ổn chính trị ở Grenada sau khi độc lập, Mỹ đã nhanh chóng đưa ra một kế hoạch xóa sổ nhà nước Grenada còn non trẻ và dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Washington. Ảnh: Vị trí của Grenada trên bản đồ. Nguồn ảnh: Googlemaps.
Chiến dịch xâm lược Grenada của Mỹ bắt đầu từ ngày 25/10/1983, khi các nhóm phiến quân nổi dậy thân Mỹ dưới sự hỗ trợ của quân đội các nước thuộc Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) dẫn đầu bởi Quân đội Mỹ đổ quân lên hòn đảo này. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiến dịch xâm lược Grenada của Mỹ bắt đầu từ ngày 25/10/1983, khi các nhóm phiến quân nổi dậy thân Mỹ dưới sự hỗ trợ của quân đội các nước thuộc Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) dẫn đầu bởi Quân đội Mỹ đổ quân lên hòn đảo này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng, lực lượng Mỹ cùng chư hầu có 7300 quân, trong đó có nhiều lực lượng quân thiện chiến, từng tham chiến ở Việt Nam được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng, lực lượng Mỹ cùng chư hầu có 7300 quân, trong đó có nhiều lực lượng quân thiện chiến, từng tham chiến ở Việt Nam được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Flickr.
Về phía Grenada, chỉ có tổng cộng 1200 quân địa phương, khoảng 800 lính Cuba, một vài chuyên gia, cố vấn quân sự tới từ Triều Tiên, Liên Xô, Đông Đức và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác với số lượng ít ỏi. Ảnh: Sơ đồ tấn công tổng lực của các lực lượng Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ vào xâm lược Grenada. Nguồn ảnh: Wiki.
Về phía Grenada, chỉ có tổng cộng 1200 quân địa phương, khoảng 800 lính Cuba, một vài chuyên gia, cố vấn quân sự tới từ Triều Tiên, Liên Xô, Đông Đức và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác với số lượng ít ỏi. Ảnh: Sơ đồ tấn công tổng lực của các lực lượng Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ vào xâm lược Grenada. Nguồn ảnh: Wiki.
Do có lực lượng vượt trội về mọi mặt, quân đội Mỹ đã làm chủ cả trên biển, trên mặt đất và trên không. Mọi căn cứ chiến lược của Grenada bao gồm các cảng biển, sân bay quân sự, kho tàng,... đều bị Mỹ và đồng minh chiếm được trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Flickr.
Do có lực lượng vượt trội về mọi mặt, quân đội Mỹ đã làm chủ cả trên biển, trên mặt đất và trên không. Mọi căn cứ chiến lược của Grenada bao gồm các cảng biển, sân bay quân sự, kho tàng,... đều bị Mỹ và đồng minh chiếm được trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Flickr.
Cuộc chiến kéo dài tới 50 ngày là do có một lượng lớn tàn quân của Grenada tiến hành chiến tranh du kích phi quy ước để đối phó với quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Cuộc chiến kéo dài tới 50 ngày là do có một lượng lớn tàn quân của Grenada tiến hành chiến tranh du kích phi quy ước để đối phó với quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, do lính Grenada không nắm rõ lối đánh du kích còn quân Mỹ lại đã quá quen với việc chống du kích từ thời Chiến tranh Việt Nam nên cuộc chiến này cuối cùng cũng ngã ngũ một cách nhanh chóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, do lính Grenada không nắm rõ lối đánh du kích còn quân Mỹ lại đã quá quen với việc chống du kích từ thời Chiến tranh Việt Nam nên cuộc chiến này cuối cùng cũng ngã ngũ một cách nhanh chóng. Nguồn ảnh: Flickr.
Phía Mỹ tổng cộng chỉ có 19 người thiệt mạng, 116 lính bị thương và bị mất 9 máy bay trực thăng - chủ yếu là do tai nạn khi bay chứ không phải là bị bắn hạ. Nguồn ảnh: Flickr.
Phía Mỹ tổng cộng chỉ có 19 người thiệt mạng, 116 lính bị thương và bị mất 9 máy bay trực thăng - chủ yếu là do tai nạn khi bay chứ không phải là bị bắn hạ. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong khi đó, phía Grenada có 45 lính thiệt mạng, 337 lính bị thương. Phía Cuba tham chiến bên phía Grenada có 25 lính thiệt mạng, 59 lính bị thương, 638 lính đầu hàng và mất 2 máy bay vận tải vào tay Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong khi đó, phía Grenada có 45 lính thiệt mạng, 337 lính bị thương. Phía Cuba tham chiến bên phía Grenada có 25 lính thiệt mạng, 59 lính bị thương, 638 lính đầu hàng và mất 2 máy bay vận tải vào tay Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Liên Xô cũng chịu một thiệt hại lớn với rất nhiều vũ khí bị thu giữ, trong đó bao gồm 12 xe thiết giáp chở quân, 12 khẩu súng phòng không, 291 súng tiểu liên, 6330 súng trường và khoảng 5,6 triệu viên đạn. Nguồn ảnh: Flickr.
Liên Xô cũng chịu một thiệt hại lớn với rất nhiều vũ khí bị thu giữ, trong đó bao gồm 12 xe thiết giáp chở quân, 12 khẩu súng phòng không, 291 súng tiểu liên, 6330 súng trường và khoảng 5,6 triệu viên đạn. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong trận chiến này, phía Grenada cũng chịu thương vong 24 dân thường. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong trận chiến này, phía Grenada cũng chịu thương vong 24 dân thường. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau cuộc chiến này, tàn dư của chế độ lãnh đạo chống phương Tây ở Grenada đã bị Mỹ loại bỏ, các lãnh đạo của quốc gia này nếu trốn thoát được đều xin tị nạn chính trị ở Liên Xô hoặc Cuba. Trong khi đó, ở Grenada, một chính quyền thân Washington nhanh chóng được Mỹ dựng lên. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau cuộc chiến này, tàn dư của chế độ lãnh đạo chống phương Tây ở Grenada đã bị Mỹ loại bỏ, các lãnh đạo của quốc gia này nếu trốn thoát được đều xin tị nạn chính trị ở Liên Xô hoặc Cuba. Trong khi đó, ở Grenada, một chính quyền thân Washington nhanh chóng được Mỹ dựng lên. Nguồn ảnh: Wiki.
Cuộc chiến này gây ra rất nhiều tranh cãi trong chính nội bộ nước Mỹ, một quốc gia vốn cũng giành độc lập và vươn lên từ một nước thuộc địa, nay lại đi xâm chiếm một quốc gia khác có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và vừa tự giành độc lập khỏi người Anh trước đó có vài trăm năm. Nguồn ảnh: Cow.
Cuộc chiến này gây ra rất nhiều tranh cãi trong chính nội bộ nước Mỹ, một quốc gia vốn cũng giành độc lập và vươn lên từ một nước thuộc địa, nay lại đi xâm chiếm một quốc gia khác có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và vừa tự giành độc lập khỏi người Anh trước đó có vài trăm năm. Nguồn ảnh: Cow.
Binh lính trong quân đội Grenada bị thiệt mạng sau các cuộc giao tranh không cân sức giữa quân đội nước này với quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Binh lính trong quân đội Grenada bị thiệt mạng sau các cuộc giao tranh không cân sức giữa quân đội nước này với quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Lính Mỹ lục soát từng căn nhà trên quốc đảo Grenada. Chiến dịch xâm lược của Mỹ chỉ kéo dài trong 50 ngày nhưng những tranh vãi về cuộc chiến này tới nay vẫn chưa có hồi kết. Nguồn ảnh: Corbis.
Lính Mỹ lục soát từng căn nhà trên quốc đảo Grenada. Chiến dịch xâm lược của Mỹ chỉ kéo dài trong 50 ngày nhưng những tranh vãi về cuộc chiến này tới nay vẫn chưa có hồi kết. Nguồn ảnh: Corbis.
Mời độc giả xem Video: Grenada chìm trong biển lửa khi bị Mỹ xâm lược.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.