Cuộc chiến Aleppo báo hiệu ngày tàn của phe nổi dậy

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Aleppo có thể báo hiệu ngày tàn của phe nổi dậy và là một đòn mạnh giáng vào chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc chiến Aleppo báo hiệu ngày tàn của phe nổi dậy
Được hỗ trợ bởi các cuộc không kích quân chính phủ và lực lượng dân quân Shiite đồng minh đã đảo ngược cục diện cuộc chiến trong tuần qua, tung ra một loạt các cú đánh vùi dập phe nổi dậy và thách thức nghiêm trọng lợi ích chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày tàn của phe nổi dậy đang đến gần.
Quân chính phủ Syria bao vây Aleppo
Vài ngày sau khi gần như bao vây thành phố Aleppo, nơi quân nổi dậy đã kiểm soát phần phía đông của thành phố kể từ năm 2012. Không những thế, quân chính phủ Damascus và đồng minh Hezbollah, dân quân Shiite đã tiến trong vòng 25 km sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và tiến đánh Azaz,  trung tâm hậu cần chính của phiến quân.
Cuoc chien Aleppo bao hieu ngay tan cua phe noi day
Xe tăng T-90 của quân đội Syria tung hoành trên chiến trường Aleppo. 
Thổ Nhĩ Kỳ  là một trong những nước chính ủng hộ phe đối lập vũ trang tập trung tại hai tỉnh Idlib và Aleppo, là địa điểm trung chuyển các loại vũ khí, vật tư, chiến binh thánh chiến và cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho lực lượng đối lập.
Quân chính phủ đã cắt đứt tuyến đường tiếp vận cho phiến quân kiểm soát phía đông Aleppo từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ qua cửa khẩu Bab al-Salama/ Oncupinar, nhưng cửa khẩu  Reyhanlı/Bab al-Hawa ở phía tây tỉnh Aleppo và tiếp tế cho tỉnh Idlib vẫn mở và nằm dưới sự kiểm soát của nhóm phiến quân Ahrar al-Sham được Thổ Nhĩ Kỳ đỡ đầu. Hành lang tiếp tế hẹp có tính chiến lược này đang bị quân đội Syria/không quân Nga đánh phá dữ dội từ phía nam và bị phiến quân IS tấn công từ phía đông.
Từ khu vực Afrin ở miền tây Syria, Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) của người Kurd đang tiến về Azaz, một đòn mạnh nữa giáng vào phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ.
Người Kurd - vốn chống lại nhóm phiến quân người  Turkmen và các nhóm phiến quân Hồi giáo khác được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ - đang hưởng lợi từ các cuộc không kích của Nga và dường như đã có sự phối hợp chiến thuật với quân chính phủ/ không quân Nga.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, phần lãnh thổ do phiến quân IS kiểm soát  theo biên giới giữa hai thị trấn Azaz và Jarabulus có ý nghĩa quan trọng vì nó tách rời khu vực Afrin do người Kurd kiểm soát với “khu tự trị” rộng lớn của người Kurd ở phía đông bắc Syria.
Một thất bại chết người?
Việc quân chính phủ Syria đánh chiếm vùng nông thôn rộng lớn ở phía bắc Aleppo cùng với một chuỗi những thành công trên chiến trường ở Latakia và Idlib sau bốn tháng không kích của Nga đã buộc phe đối lập tham gia cuộc đàm phán hòa bình được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn ở Geneva hồi  tuần trước.
Hiện thời, ở trên thế mạnh, Nga và quân chính phủ Syria đang cố gắng chia cắt  và đè bẹp phe đối lập. Trong một số trường hợp, chính phủ Syria thương lượng để quân nổi dậy rút đi và phục hồi quyền kiểm soát ở một số thị trấn và khu phố.
Nhà phân tích Hossam Abouzahr tại Hội đồng Đại Tây Dương nói với DW rằng tương quan lực lượng  đã thay đổi nhanh đến mức phe đối lập vũ trang phải đối mặt với một cuộc chiến sinh tử. Ông nói: “Tương quan lực lượng rất chênh lệch và nghiêng hẳn về phía chế độ Assad. Đó là sự khởi đầu của sự kết thúc cho phe đối lập. Họ không thể chống lại không quân Nga”.
Nhà báo Abouzahr nói rằng một khi Aleppo bị bao vây hoàn toàn, vấn đề được đặt ra là là liệu quân chính phủ có thương lượng để phiến quân rút đi hay tấn công tổng lực dánh chiếm toàn bộ thành phố.
Thổ Nhĩ Kỳ lại toan tính thiết lập “vùng an toàn” trong lãnh thổ Syria
Chiến dịch tấn công tái chiếm thành phố Aleppo của quân chính phủ đã khiến cho hàng chục ngàn thường dân chạy đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, khi lo sợ rằng  thành phố lớn nhất  Syria này  có thể phải đối mặt với một cuộc bao vây kéo dài. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo rằng hàng trăm ngàn người Syria cuối cùng có thể bị buộc phải chạy đến biên giới nước họ.
Aaron Stein, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói với DW rằng các sự kiện gần đây ở Aleppo đã làm suy yếu đáng kể lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, nhưng nước này vẫn còn nhiều sự lựa chọn. Thổ Nhĩ Kỳ có thể tăng cường hỗ trợ phe đối lập ở Idlib qua cửa khẩu biên giới Bab al-Hawa hoặc đòi hỏi bảo vệ những người Syria chạy khỏi Aleppo ở bên trong lãnh thổ Syria đối diện với cửa khẩu biên giới Oncupinar.
Ý tưởng về việc thành lập một khu vực an toàn đã được Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất từ những ngày đầu của cuộc xung đột Syria, nhưng đã không nhận được sự ủng hộ quốc tế.

Aleppo: “Tử huyệt” của quân khủng bố?

Aleppo chính là tử huyệt của quân khủng bố và trận quyết chiến chiến chiến lược ở tỉnh này quyết định thành bại quân sự trên lãnh thổ Syria.

Aleppo: “Tử huyệt” của quân khủng bố?
Aleppo nằm các bờ biển Địa Trung Hải khoảng 120 km, trên một cao nguyên cao 380 m với mực nước biển, cách 45 km về phía Tây Bắc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Nam và Tây thành phố được bao quanh bởi đồng bằng, phía Đông Aleppo tiếp cận các khu vực khô của sa mạc Syria.
Aleppo: “Tu huyet” cua quan khung bo?
Pháo phản lực khủng khiếp TOS-1A của Nga có thể được sử dụng trong cuộc quyết chiến chiến lược ở Aleppo.
Aleppo là một nút quan trọng trong chiến lược của Moscow và Damascus để đánh bại quân khủng bố và thiết lập lại trật tự trên khắp Syria. Làm chủ được Aleppo là cắt đứt toàn bộ mọi liên lạc, nguồn cung cấp tài chính, vũ khí…của quân khủng bố các loại (LIH) qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Trận chiến Aleppo quyết định tương lai Syria

(Kiến Thức) - Một lần nữa, tương lai chính trị-quân sự của Syria lại phụ thuộc vào trận chiến Aleppo, nơi hiện có dân số trên ba triệu người.

Trận chiến Aleppo quyết định tương lai Syria

Hòa đàm Syria đang lâm vào bế tắc?

(Kiến Thức) - Sau khi Liên Hợp Quốc thông báo hoãn  hòa đàm Syria đến ngày 25/2, nhiều chuyên gia cho rằng nội chiến Syria đang lâm vào tình thế bế tắc mới.

Hòa đàm Syria đang lâm vào bế tắc?
Các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt nội chiến Syria đang đứng ở bờ vực của một cuộc khủng hoảng mới,  sau khi đặc phái viên Liên Hợp Quốc thông báo hoãn tạm thời hòa đàm Syria ở Geneva.
Sau cuộc họp với Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) - nhóm đối lập chính ở Syria - tại Geneva hôm 3/2, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura thông báo hoãn hòa đàm Geneva đến ngày 25/2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.