Cung ứng cho học sinh vùng lũ khoảng 18 triệu bản SGK

Bão số 3 đi qua để lại rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục, nhưng ưu tiên lớn nhất lúc này là bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, cung ứng SGK...

Theo Bộ GD&ĐT, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra ước tính 1.260 tỷ đồng. Gần 60 học sinh, giáo viên tử vong và mất tích, gần 100 trường hoặc điểm trường ở miền Bắc vẫn chưa thể dạy học do nước chưa rút hết.
Bão số 3 cũng đã làm hư hỏng 41.564 bộ sách giáo khoa, trong đó, giáo dục tiểu học là 23.943 bộ, THCS 10.598 bộ và THPT 7.023 bộ sách. Dẫu có nhiều mất mát, cả về người và của do bão lũ, nhưng từ tuần này, các địa phương đã nỗ lực để dần đưa học sinh quay trở lại trường.
TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam chia sẻ: "Sau cơn bão số 3, ngành giáo dục chịu thiệt hại rất lớn. Không chỉ thiệt hại về trường lớp, về trang thiết bị dạy học, mà có những thiệt hại rất khó đo đong đếm được, đó là sang chấn tâm lý của học sinh, sự hoảng sợ của giáo viên và nỗi lo lắng về đời sống, vật chất. Những ảnh hưởng này khiến nhiều giáo viên mất cân bằng trong cuộc sống và công việc, đặc biệt khi đồ dùng, thiết bị dạy học bị hư hỏng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc dạy học bị gián đoạn kéo dài khiến cho quá trình khôi phục, lấy lại thăng bằng giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn".
Cung ung cho hoc sinh vung lu khoang 18 trieu ban SGK
Ông Phạm Vĩnh Thái – Tổng Biên tập NXBGDVN (thứ tư từ phải sang) trao hỗ trợ cho Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang. 

Bão số 3 đi qua để lại rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục, nhưng ưu tiên lớn nhất lúc này đó là bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên cung ứng sách giáo khoa và thiết bị dạy học,

Nhằm chia sẻ, giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) sẽ dồn toàn lực để cung ứng SGK cho học sinh vùng lũ theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng - Phó tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, thống kê sơ bộ có 25 tỉnh khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Có khoảng 190 tên sách học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 cần bổ sung tới các địa phương (không tính các chuyên đề tự chọn bậc THPT).

Về chính sách giảm giá hoặc chính sách ưu đãi, NXBGDVN cho biết, đối với số lượng SGK được NXBGDVN tổ chức in bổ sung để cung ứng cho vùng lũ thì sẽ áp dụng giảm 10% giá bìa (tương đương khoảng 50% chi phí phát hành). Đồng thời, NXBGDVN sẽ dành một khoản kinh phí để tặng số lượng lớn SGK cho học sinh những vùng bị thiệt hại nặng.

Trước mắt, NXB sẽ tổ chức in ngay 10 triệu bản SGK bổ sung. Cộng với số lượng sách hiện còn trong kho, NXBGDVN sẽ cung ứng cho vùng lũ khoảng 18 triệu bản SGK. Trong 1-2 tuần tới, sau khi có số liệu chính xác nhu cầu của các địa phương, nếu còn thiếu, NXB sẽ tổ chức in thêm.

Chi phí in gia công theo đơn giá bình quân cho 10 triệu bản sách ước khoảng dưới 30 tỷ đồng. Toàn bộ số SGK in bổ sung cung cấp cho HS bị ảnh hưởng bởi bão lũ sẽ được triển khai với tinh thần phục vụ.

Tính đến 18/9/2024, NXBGDVN đã trao tặng 2.200 bộ SGK tới các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên..., trị giá 550 triệu đồng. Thông qua Công đoàn ngành Giáo dục, NXBGDVN cũng đã quyên góp ủng hộ 620 triệu đồng gửi tới đồng bào vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các NXB sẵn sàng nguồn cung ứng SGK tới các địa phương bị ảnh hưởng do bão, đảm bảo việc học tập không bị gián đoạn. Đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà xuất bản, tổ chức và cá nhân để tài trợ SGK cho HS.

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Ủy ban MTTQ VN khi phân bổ quyên góp ủng hộ, ưu tiên kinh phí cho ngành giáo dục để kịp thời sửa chữa, khắc phục các công trình bị hư hại, mua sắm thiết bị đồ dùng cho HS, góp phần đảm bảo các điều kiện học tập để các em sớm trở lại trường học. Đồng thời, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục ở các địa phương bị thiệt hại do bão gây ra.

>>> Mời độc giả xem thêm video Thiệt hại lớn sau mưa bão, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp:

 

Mưa lũ gây thiệt hại năng nề cho các tỉnh miền núi phía Bắc

Mưa lũ kéo dài trong nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến quốc lộ sạt lở, người dân các tỉnh miền núi phía Bắc phải gánh chịu những thiệt hại nặng về về người và của.

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac
Tuyến QL3 nối Bắc Kạn với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng sạt lở nhiều vị trí khiến giao thông ngưng trệ trong buổi sáng 31/7.  (Ảnh: VOV)
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-2
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đợt mưa lũ từ ngày 27/7 đến 30/7 tại các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 7 người chết và mất tích, hàng trăm điểm sạt lở (trong đó: Hà Giang 2 người, Điện Biên 2 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người, Bắc Giang 1 người). Nguyên nhân chủ yếu do người dân tham gia giao thông bị lũ cuốn  trôi, đất đá sạt lở vùi lấp. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ (Nguồn: Báo Hà Giang) 
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-3
 Tại Thái Nguyên, mưa lớn gây sạt lở cục bộ và khiến nhiều tuyến đường tạihuyện Định Hóa cùng một số khu vực ngập sâu giao thông tê liệt. Đất, đá sạt lở tràn xuống nhà người dân làm hư hỏng công trình. Sạt lở đất cục bộ gây hư hại tài sản của người dân. (Ảnh: Báo Thái Nguyên)
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-4
Mực nước lũ trong sông lên cao, gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trông thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông. Ảnh: Nhiều nhà dân ở xã Yên Ninh bị ngập. (Nguồn: Báo Thái Nguyên)
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-5
 Tại Sơn La, hơn 1.000 mét khối đất đá sạt lở xuống Quốc lộ 4G khiến giao thông bị ách tắc. Chiều 31.7, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La cho biết, khoảng 12h30 cùng ngày đã xảy ra vụ sạt lở taluy dương tại Km14+500 Quốc lộ 4G, thuộc địa phận bản Nà Viền, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn. (Ảnh: VOV)

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-6
 Tại thành phố Sơn La, nước ngập cây cối ruộng vườn, nhà cửa, cao đến 2-3 mét và chưa có dấu hiệu rút đi. Bè ghép tre là phương tiện đi lại duy nhất của bà con. Hiện chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã hoàn tất việc di chuyển các hộ ngập úng nặng đến ở xen ghép với các hộ không bị ngập. (Ảnh: TTXVN)

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-7
 Tại Điện Biên, mưa lũ kéo dài từ nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Trên tuyến Quốc lộ 6 có nhiều điểm sạt lở và ngập úng như tại Km22+200, Km395+259 khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Huy động máy múc dọn đất, đá cùng cây cối trên tuyến Quốc lộ 12, đoạn qua xã Mường Pồn. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)

Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-8
 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến ngày 2/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200 mm, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Mưa lớn gây ngập úng tại khu vực Bản Viển, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. (Nguồn: VTV).
Mua lu gay thiet hai nang ne cho cac tinh mien nui phia Bac-Hinh-9
 Cơ quan khí tượng dự báo từ đêm 2 - 5/8, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; Trung Bộ chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Ảnh: Sạt lở tại khu vực Đèo Hoa km400+150 quốc lộ 6 (Nguồn: Báo Điện Biên Phủ).

>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản:

Trung ương hỗ trợ Hải Phòng 100 tỷ khắc phục hậu quả mưa bão

Chiều tối 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 Yagi tại Hải Phòng- nơi tâm bão số 3 đổ bộ, gây nhiều thiệt hại.

Sau khi thị sát hiện trường một số địa điểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng về công tác vừa khắc phục hậu quả bão, vừa ứng phó với thiên tai sau bão như lũ lụt, sạt lở…
Thiệt hại nặng nề

Các trường ĐH hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng của bão lũ

Hiện nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của bão số 3 Yagi.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ, để đảm bảo việc học của sinh viên ở những khu vực đang bị ngập lụt, sạt lở, chia cắt… nhiều trường đại học khu vực phía Bắc đã chuyển sang học online cũng như có phương án hỗ trợ sinh viên ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Cac truong DH ho tro sinh vien bi anh huong cua bao lu
Giảng viên và nhân viên Trường Đại học Y tế công cộng dọn dẹp cây gãy đổ sau bão số 3. 

Chiều 13/9, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết nhà trường đã hỗ trợ 46 triệu đồng cho sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Thông qua rà soát, nhà trường thống kê 12 gia đình của sinh viên đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 và hoàn lưu bão.

Khoản hỗ trợ 46 triệu đồng được gửi đến 12 sinh viên theo mức cụ thể như sau: 2 triệu đồng (7 sinh viên), 4 triệu đồng (3 sinh viên), 10 triệu đồng (2 sinh viên). Riêng viên chức, người lao động tại trường, Công đoàn Đại học Kinh tế - Luật sẽ có chính sách hỗ trợ riêng.

Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã thông báo chính sách hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng do bão lũ ở khu vực miền Bắc. Theo đó, Đại học Kinh tế Quốc dân quyết định hỗ trợ sinh viên các khóa, hệ chính quy có gia đình bị thiệt hại với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/sinh viên. Từ ngày 11-20/9, sinh viên có thể đăng ký theo đường link của nhà trường cung cấp. Sau đó, nhà trường sẽ chuyển khoản tiền hỗ trợ vào tài khoản của sinh viên.

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cũng đưa ra chính sách hỗ trợ tương tự cho giảng viên, sinh viên bị ảnh hưởng bởi mưa bão. Cụ thể, nhà trường thông báo trích quỹ phúc lợi để hỗ trợ gia đình 3 giảng viên ở Thái Nguyên có nhà bị sập, mức hỗ trợ mỗi gia đình là 10 triệu đồng. Với những trường hợp sinh viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão và hoàn lưu sau bão trên cơ sở báo cáo của các khoa, phòng chức năng và rà soát của trường, các bạn được hỗ trợ 5 triệu đồng/sinh viên.

TS Trần Khắc Thạc, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy Lợi cho biết, nhà trường cũng đã tiến hành khảo sát online những sinh viên thuộc khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3 để lên phương án hỗ trợ.

“Theo thống kê sơ bộ, trường có khoảng gần 50 sinh viên có gia đình sinh sống ở khu vực chịu hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Trong đó nhiều nhất là sinh viên khu vực vùng núi phía Bắc và một số ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh…”, TS Trần Khắc Thạc cho biết.

Đại diện Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, Trường đang triển khai các biện pháp thiết thực hỗ trợ sinh viên thuộc các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đợt bão lũ vừa qua gây ra. Trước mắt, toàn trường chuyển sang học online đến hết ngày 15/9. Hiện Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên, các Khoa đang rà soát danh sách các sinh viên để hỗ trợ các em từ quỹ học sinh sinh viên vùng khó khăn của nhà trường.

Đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, có khoảng 100 sinh viên đã chia sẻ thông tin với trường về việc bị ảnh hưởng do bão, các em xin trợ cấp nhu yếu phẩm, chỗ ở tạm, laptop… Ban công tác sinh viên và Đoàn Thanh niên trường đã liên hệ với từng sinh viên để trợ, bố trí chỗ ở trong ký túc xá, gửi đồ ăn, nước uống, cho mượn laptop.

Ngoài ra, những sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão, nhà trường cũng đã hướng dẫn các em đăng ký học bổng Trần Đại Nghĩa. Với học bổng này, sinh viên sẽ có 2 mức hưởng là 50% và 100% học phí mỗi học kỳ.

Đại học Ngoại thương bước đầu ghi nhận 80 sinh viên mà gia đình bị nước lũ cô lập, thiệt hại về tài sản, việc di chuyển từ nhà đến trường khó khăn...

Về học tập, nhà trường tổ chức học online. Thầy cô cũng có những điều chỉnh để những em này thuận lợi, vững tâm trong khi vừa học, vừa khắc phục khó khăn của gia đình.

Với các hoạt động khác, trường sắp xếp linh hoạt cho sinh viên. Ngoài ra, các khoa, viện trong trường tiếp nhận các đề xuất riêng để hỗ trợ kịp thời. Trường cho biết sẽ hỗ trợ tài chính cho những sinh viên rơi vào tình huống khó khăn.

Nhiều trường khác như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học mở Hà Nội cũng đang thu thập thông tin của sinh viên để lên phương án hỗ trợ, gồm cả mặt học tập và tài chính.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.