Cùng là thứ trưởng, người đi xe công, người đi xe ôm thì kỳ lắm!

"Nếu bảo xung phong, có khi cũng là một chức thứ trưởng, nhưng đồng chí này đi xe công, đồng chí kia đi taxi đến thì trông không được đẹp".

Cùng là thứ trưởng, người đi xe công, người đi xe ôm thì kỳ lắm!
Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm ủy ban tài chính và ngân sách của Quốc hội phát biểu như vậy về việc khoán xe công.
Cung la thu truong, nguoi di xe cong, nguoi di xe om thi ky lam!
Ông Phùng Quốc Hiển. - Ảnh: Việt Dũng 
Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 được Quốc hội thông qua sáng 11/11 quy định “từng bước thực hiện khoán xe công đối với một số chức danh”.
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Phùng Quốc Hiển cho biết việc khoán xe công đã được bàn nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội đưa vào nghị quyết, tuy nhiên cần thân trọng, tính toán kỹ, cho nên Quốc hội mới nêu là “từng bước thực hiện”.
Như vậy là phải có một lộ trình để thực hiện việc khoán xe công. Theo tôi, chúng ta phải phân loại ra, đối với những xe công mang tính chất công cộng, phục vụ như xe lực lượng công an, quân đội, cấp cứu… thì không thể thực hiện khoán được.
Chủ yếu là những xe cho các chức danh lãnh đạo đang sử dụng thì phải tính toán.
Theo tôi, nếu có khoán xe công, thì phải tính từ hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở xuống (lãnh đạo HĐND và UBDN cấp tỉnh và tương đương), nhưng cũng phải tính toán trong khoảng từ hệ 1,25 và 1,3.
Nhưng thực ra số lượng này cũng không nhiều, một tỉnh cũng chỉ có khoảng 3 chức danh, một bộ thì chỉ có một số thứ trưởng, tổng cục trưởng loại 1 thì mới được đi xe.
Chi phí xe công chủ yếu nằm ở những xe phục vụ, còn xe theo chức danh thì không nhiều lắm, nhưng theo tôi vẫn phải làm nghiêm để một số lãnh đạo cũng phải góp phần vào việc thực hành tiết kiệm.
Đó là tấm gương trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần sử dụng đồng tiền ngân sách một cách hợp lý.
* Nghị quyết chỉ ghi một câu chung như nêu trên, nếu không có quy định cụ thể thì khó thực hiện?
- Tất nhiên sẽ là có sự ráo riết. Chính phủ sẽ thực hiện vì Chính phủ cũng có đề án rồi. Với nghị quyết này của Quốc hội thì chắc chắn là Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện.
* Năm 2007, từng có một nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội đề cập về khoán xe công nhưng không khả thi, lần này thì sao?
- Tôi nghĩ lần này chắc chắn sẽ khả thi. Chính phủ và Quốc hội đã xác định phải cơ cấu lại thu chi ngân sách, nhất là với chi thường xuyên. Chi thường xuyên thời gian qua tăng nhanh và chúng ta cũng đã có những thay đổi. Cần phải tăng cường tiết kiệm chi.
* Theo ông, vì sao khoán xe công trước đây rất ít người thực hiện?
- Thực ra phải hiểu câu chuyện tại sao phải có xe công? Vì đó là những chức danh có khối lượng công việc cần xử lý lớn, đảm bảo vấn đề an toàn. Nhưng số lượng đó như tôi nói ở trên là không nhiều. Nếu bây giờ đặt ra một vấn đề chính sách thực hiện đồng loạt thì đương nhiên sẽ phải thực hiện. Còn bảo xung phong, có khi cũng là một chức thứ trưởng, nhưng đồng chí này đi xe, đồng chí kia lại đi taxi, xe ôm đến thì trông không được đẹp! Tôi nói thật thế.
Nhưng nếu như đồng loạt thì có khi mọi người đều vui vẻ. Trước đây có một đồng chí là phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đi xe ôm, nhưng cũng chỉ đi được khoảng một tháng thì cũng quay trở về bình thường. Thế nên cần phải quy chuẩn hóa, tiêu chuẩn đến đâu thì được, nếu yêu cầu khoán thì mọi người thực hiện đi theo. Cái gì cũng được phân biệt bởi ranh giới của luật pháp.

Bí thư, Chủ tịch Hà Nội được đi xe công 1,1 tỷ

Từ ngày 21/9, Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng; Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên một ôtô, kể cả sau khi nghỉ công tác.

Bí thư, Chủ tịch Hà Nội được đi xe công 1,1 tỷ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành quyết định quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng ôtô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quyết định quy định rõ, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên một ôtô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể.
Còn Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên được sử dụng thường xuyên một ôtô trong thời gian công tác.
Căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm, Thủ tướng quyết định chủng loại xe trang bị cho các chức danh này theo đề nghị của Bộ Tài chính. Ôtô trang bị cho các chức danh trên được thay thế theo yêu cầu công tác.
Quyết định mới cũng quy định, các chức danh được sử dụng thường xuyên trong thời gian công tác một ôtô với giá mua tối đa 1,1 tỷ đồng gồm:
1- Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng các đoàn thể ở Trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên;
2- Bí thư tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3- Các chức danh của thành phố Hà Nội, TP HCM: Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Bi thu, Chu tich Ha Noi duoc di xe cong 1,1 ty
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. 
Các chức danh được sử dụng ôtô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác với mức giá mua tối đa 920 triệu đồng gồm:

Có nên bỏ thi học sinh giỏi?

(Kiến Thức) - Nếu cấm tổ chức thi học sinh giỏi ở các cấp thì ngay bản thân người thầy cũng không tích cực tự rèn, tự học, không có động lực phấn đấu.

Có nên bỏ thi học sinh giỏi?
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015 - 2016. Một trong những cái mới là không tổ chức thi học sinh giỏi ở các cấp học, nghĩa là cấm thi học sinh giỏi ở các cấp học. Sự cấm này là có cái lý của Bộ, song là một giáo viên, tôi thấy việc cấm này chưa ổn thỏa lắm.

Mỗi năm tốn 1.300 tỷ nuôi xe công cho cán bộ

(Kiến Thức) - Theo tính toán của Cục Quản lý Công sản (Bộ tài chính), mỗi năm ước tính tốn 1.300 tỷ để nuôi 40.000 xe công phục vụ cán bộ.

Mỗi năm tốn 1.300 tỷ nuôi xe công cho cán bộ

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới