Cụm công trình giải quyết vấn đề cấp bách toàn cầu đạt giải Tạ Quang Bửu

PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với cụm 3 công trình giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu.

Ngày 15/5/2024, tại Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024, PGS.TS Trần Mạnh Trí, khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã được vinh danh ở hạng mục giải thưởng chính với cụm 3 công trình.
Cum cong trinh giai quyet van de cap bach toan cau dat giai Ta Quang Buu
 PGS.TS Trần Mạnh Trí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Hoài Hương.

3 cụm công trình này được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành: kỹ thuật môi trường, độc học, sức khỏe và đột biến gen, góp phần giải quyết vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu là ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hóa chất tổng hợp.

PGS.TS Trần Mạnh Trí sinh năm 1981. Hiện anh đảm nhiệm vị trí Trưởng Bộ môn Hóa học hữu cơ – Khoa Hóa học, là thành viên chính của nhóm nghiên cứu mạnh "Quan trắc và đánh giá rủi ro các độc chất hữu cơ trong môi trường".

PGS.TS Trần Mạnh Trí theo đuổi hướng nghiên cứu phát triển các phương pháp hóa học mới, sử dụng các thiết bị và công cụ hiện đại để phân tích, quan trắc, đánh giá rủi ro và tìm kiếm các giải pháp nhằm xử lý loại bỏ các độc chất hữu cơ phân bố trong môi trường.

Trước vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, PGS.TS Trần Mạnh Trí đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và các hợp chất hữu cơ gây rối loạn nội tiết mới nổi (endocrine disrupting chemicals: EDCs) có khả năng tích lũy cao gây ra những hiểm họa cho con người và động vật.

Hiện nay, các phương pháp phân tích chính xác và hiệu quả, những hiểu biết về nguồn gốc phát tán, độc tính và rủi ro do các hóa chất EDCs trong môi trường vẫn còn rất hạn chế, vì vậy, hướng nghiên cứu này thu hút được sự quan tâm rất cao của cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế.
PGS.TS Trần Mạnh Trí là một trong những nhà khoa học tiên phong, đề xuất ý tưởng và xây dựng hướng nghiên cứu này với trên 20 công trình đăng trên tạp chí WoS uy tín (có chỉ số ảnh hưởng IF >5,0).
Các công trình của PGS.TS Trần Mạnh Trí đều được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao, thể hiện qua số trích dẫn bởi các nhà khoa học và tạp chí uy tín. Riêng với 03 công trình tiêu biểu được đề cử nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu lần này (xuất bản năm 2021), tính đến nay, đã có trên 90 trích dẫn.
Như vậy, kể từ năm 2013 khi Giải thưởng Tạ Quang Bửu được tổ chức lần đầu tiên đến nay, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 3 cán bộ đoạt giải thưởng chính của giải thưởng danh giá này gồm: GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (lĩnh vực Toán học, năm 2014), GS.TS Nguyễn Ngọc Minh (lĩnh vực các ngành Khoa học trái đất, năm 2016) và PGS.TS Trần Mạnh Trí.

Ngoài ra, 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ được trao cho PGS.TS Đỗ Quốc Tuấn (lĩnh vực Vật lý, năm 2018).

Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ.

Được tổ chức từ năm 2013, Giải thưởng mang tên cố giáo sư Tạ Quang Bửu - một trong những người đặt nền móng trong việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực khoa học cơ bản ở Việt Nam.

Sau 10 năm tổ chức, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã có 18 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và 4 nhà khoa học trẻ được vinh danh. Riêng năm 2021, không có nhà khoa học nào được nhận Giải thưởng này. Năm 2022, Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu không trao giải dành cho nhà khoa học trẻ.

Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 đã tiếp nhận 97 hồ sơ, gồm 76 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, 21 hồ sơ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Mời quý độc giả xem video: GS.TS Ngô Việt Trung, nguyên Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam chia sẻ cảm xúc khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
 

AHLĐ Lê Công Cơ và kỷ niệm bài thơ viết trong “đêm trắng” 30/4/1975

Anh hùng lao động, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ chia sẻ, ông đã thức suốt đêm 30/4/1975 viết bài thơ “Quê hương ơi” với tình yêu nước thiết tha và niềm xúc động của một người lính đã đi qua những trận chiến sinh tử.

Anh hùng lao động (AHLĐ), Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân sinh năm 1941 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 13 tuổi.
AHLD Le Cong Co va ky niem bai tho viet trong “dem trang” 30/4/1975
 Anh hùng lao động, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ tại Lễ Bế mạc Olympic Toán học sinh viên và học sinh lần thứ 30 được tổ chức tại Trường ĐH Duy Tân. Ảnh: Mai Loan.

Xúc động ký ức Điện Biên Phủ của cựu chiến binh 103 tuổi

Bên trên thì máy bay quần thảo, bên dưới thì biệt kích, nhưng lương thực, thực phẩm vẫn được vận chuyển đến Điện Biên Phủ… “Lúc đó, không biết chết lúc nào”, ông Tạ Văn An, 103 tuổi bồi hồi nhớ lại.

Bên trên máy bay quần thảo, bên dưới là biệt kích

Tự hào ký ức Điện Biên Phủ của những dân công hỏa tuyến

Hơn 26 vạn lượt dân công ngày đêm vận chuyển gạo, đạn, làm đường, gùi thồ một khối lượng vật chất khổng lồ ra trận chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 70 năm, ký ức của những dân công hỏa tuyến vẫn tươi rói.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Đảng ta chủ trương huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó, có lực lượng dân công hỏa tuyến.
Theo thống kê, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xe đạp thồ của dân công được huy động lên tới 20.000 xe, vận chuyển được 1/3 trọng tải toàn chiến dịch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới