Cúm A lây qua đường nào?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng.

Cúm A là bệnh lý cấp tính liên quan đến đường hô hấp, nguyên nhân đến từ việc cơ thể bị xâm nhập bởi nhiều loại virus khác nhau. Chủ yếu là virus cúm có nhóm A, B, C. Loại virus này có nhiều chủng khác nhau, và đây từng là một đại dịch nguy hiểm xuất hiện trước Covid-19 xảy ra trên toàn cầu và gây tử vong cho hàng triệu người trên thế giới.
Cum A lay qua duong nao?
Cúm A lây truyền qua những đường nào?
Các triệu chứng của cúm A
Biểu hiện của cúm A thường gặp nhất chính là các triệu chứng như: Sốt, ho, nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, đi kèm với đau họng, đau đầu, mệt mỏi… Các triệu chứng này thường được mọi người nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nên mọi người thường không mấy chú ý và xem nhẹ nó. Nhưng một khi bệnh đã trở nặng người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Khó thở, đau tức ngực, buồn nôn, khó chịu…
Loại virus cúm A này không phân biệt bất cứ ai. Những đối tượng thường dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Hoặc bệnh có thể xảy ra ở những người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch suy giảm.
Cúm A lây qua đường nào?
Virus cúm lây truyền giữa người với người thông qua dịch tiết đường hô hấp. Khi người bị cúm ho, hắt hơi... virus cúm có thể theo dịch tiết ra bên ngoài và phát tán xa khoảng 2 mét trong không khí.
Bên cạnh đó, virus cúm A có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ, khi người bình thường chạm vào đồ vật, vật dụng có chứa virus cúm cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Người mang virus cúm có thể truyền cúm cho người khác trước khi xuất hiện các triệu chứng cúm (thời gian ủ bệnh). Thời gian lây truyền virus cúm mạnh nhất từ 3-4 ngày sau khi phát bệnh. Nhóm đối tượng nguy cơ có thể lây truyền virus cúm trong thời gian hơn 7 ngày.
Cách điều trị và phòng bệnh cúm A
Cách điều trị
Khi có các dấu hiệu và phát hiện cúm, bệnh nhân cần được cách ly với mọi người xung quanh. Có thể vào thời gian đầu khi mắc bệnh, người bệnh không cần phải dùng kháng sinh hoặc điều trị tại nhà thông qua ăn uống hoặc sinh hoạt lành mạnh. Nhưng đối với những tình trạng bệnh nhân nặng thì cần được nhập viện để có thể điều trị ngay từ đầu, hạn chế nguồn bệnh lây lan rộng hơn.
Cách phòng tránh bệnh
Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh.
Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đồ đạc xung quanh.
Rửa tay thường xuyên, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Bổ sung dinh dưỡng và luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Không nên dùng chung đồ dùng sinh hoạt.
Luôn chủ động phòng tránh bệnh.

Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?

Số lượng bệnh nhân (nhất là các tỉnh phía Bắc) mắc cúm A trái mùa gia tăng, mà số ca mắc các biến thể mới của COVID-19 cũng tăng.

Ca mắc cúm A và COVID-19 đều gia tăng: Phân biệt thế nào?

Có bốn loại virus được gọi là cúm A, B, C và D. Cúm A và B là nguyên nhân gây ra bệnh theo mùa xảy ra ở mùa đông. Cúm A (hay cúm mùa) và COVID-19 đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra.

COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cúm, nhưng khi ngày càng có nhiều người được chủng ngừa đầy đủ thì việc lây lan sẽ chậm lại. Cả COVID-19 và bệnh cúm mùa biểu hiện các mức độ triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến triệu chứng nghiêm trọng.

Loạt dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A

Sốt li bì, khó hạ, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, co giật... là những triệu chứng điển hình cảnh báo trẻ mắc bệnh.

Loạt dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây ra. Trong đó, chủng A/H7N9, A/H5N1 lưu hành ở gia cầm và có nguy cơ lây sang người, trở thành dịch.

TS.BS Phạm Huy Tần, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết cúm A diễn biến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có thể bùng thành đại dịch. Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm A. Nhóm đối tượng dễ mắc và nguy cơ biến chứng nặng gồm người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi; người có bệnh nền huyết áp, tim mạch, bệnh phổi mạn tính; phụ nữ mang thai; người bị suy giảm miễn dịch (HIV, sử dụng corticoid kéo dài).

Bệnh nhi đầu tiên mắc cúm A/H5 suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn

Hiện bệnh nhi trong tình trạng suy hô hấp, đặt nội khí quản, đang nằm điều trị tại Khoa điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi T.Ư với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng...

Bệnh nhi đầu tiên mắc cúm A/H5 suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn
Sau 8 năm ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5 mới

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.