Cực nóng: NASA "bắn" tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất

Cực nóng: NASA "bắn" tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất

Một tàu vũ trụ của NASA sắp được phóng vào vũ trụ để đâm vào tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm cho sự sống trên Trái đất, thuộc sứ mệnh DART hay Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh kép.

Năm 2013, một  tiểu hành tinh lao xuống và nổ tung trên bầu trời TP.Chelyabinsk của Nga, tạo ra sóng xung kích khiến hơn 1.200 người bị thương, phá vỡ nhiều cửa sổ và gây hư hại cho các tòa nhà cách đó đến 93 km.
Năm 2013, một tiểu hành tinh lao xuống và nổ tung trên bầu trời TP.Chelyabinsk của Nga, tạo ra sóng xung kích khiến hơn 1.200 người bị thương, phá vỡ nhiều cửa sổ và gây hư hại cho các tòa nhà cách đó đến 93 km.
Sau vụ này, các cơ quan vũ trụ của Mỹ và một số nước trên thế giới bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu tìm cách xử lý “sát thủ hành tinh”, chỉ những thiên thể đường kính từ 100 m trở lên, có khả năng gây nên tổn hại đáng kể cho khu vực rơi trúng.
Sau vụ này, các cơ quan vũ trụ của Mỹ và một số nước trên thế giới bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu tìm cách xử lý “sát thủ hành tinh”, chỉ những thiên thể đường kính từ 100 m trở lên, có khả năng gây nên tổn hại đáng kể cho khu vực rơi trúng.
Vì vậy, NASA đã triển khai sứ mệnh DART (Double Asteroid Redirection Test) hay Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh kép nhằm tìm biện pháp xử lý các tiểu hành tinh cỡ trung.
Vì vậy, NASA đã triển khai sứ mệnh DART (Double Asteroid Redirection Test) hay Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh kép nhằm tìm biện pháp xử lý các tiểu hành tinh cỡ trung.
Sứ mệnh DART hay còn gọi là Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi của NASA bắt đầu thực hiện vào ngày 23/11 với việc phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, Mỹ.
Sứ mệnh DART hay còn gọi là Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi của NASA bắt đầu thực hiện vào ngày 23/11 với việc phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, Mỹ.
Sau khi phóng vào tháng 11, NASA sẽ thử nghiệm công nghệ làm chệch hướng tiểu hành tinh vào tháng 9/2022 để xem nó tác động như thế nào đến chuyển động của tiểu hành tinh gần Trái đất.
Sau khi phóng vào tháng 11, NASA sẽ thử nghiệm công nghệ làm chệch hướng tiểu hành tinh vào tháng 9/2022 để xem nó tác động như thế nào đến chuyển động của tiểu hành tinh gần Trái đất.
Các vật thể gần Trái đất là những tiểu hành tinh, sao chổi có quỹ đạo trong phạm vi 42 triệu km so với Trái Đất. Phát hiện mối đe dọa từ các vật thể gần Trái đất có khả năng gây hại nghiêm trọng là trọng tâm chính của NASA và các tổ chức không gian khác trên thế giới.
Các vật thể gần Trái đất là những tiểu hành tinh, sao chổi có quỹ đạo trong phạm vi 42 triệu km so với Trái Đất. Phát hiện mối đe dọa từ các vật thể gần Trái đất có khả năng gây hại nghiêm trọng là trọng tâm chính của NASA và các tổ chức không gian khác trên thế giới.
Hai thập kỷ trước, một hệ thống nhị phân liên quan đến một tiểu hành tinh gần Trái đất được phát hiện có mặt trăng quay quanh và đặt tên là Didymos.
Hai thập kỷ trước, một hệ thống nhị phân liên quan đến một tiểu hành tinh gần Trái đất được phát hiện có mặt trăng quay quanh và đặt tên là Didymos.
Trong tiếng Hy Lạp, Didymos có nghĩa là "sinh đôi". Trong hệ thống này, tiểu hành tinh lớn hơn, có chiều ngang khoảng 800m, quay quanh mặt trăng nhỏ hơn có đường kính khoảng 160m.
Trong tiếng Hy Lạp, Didymos có nghĩa là "sinh đôi". Trong hệ thống này, tiểu hành tinh lớn hơn, có chiều ngang khoảng 800m, quay quanh mặt trăng nhỏ hơn có đường kính khoảng 160m.
Vào tháng 9.2022, Didymos và Dimorphos sẽ tương đối gần Trái đất, cách Trái đất khoảng 11 triệu km. Đây là thời điểm hoàn hảo để sứ mệnh DART triển khai.
Vào tháng 9.2022, Didymos và Dimorphos sẽ tương đối gần Trái đất, cách Trái đất khoảng 11 triệu km. Đây là thời điểm hoàn hảo để sứ mệnh DART triển khai.
Tàu vũ trụ DART sẽ cố tình đâm vào Dimorphos để thay đổi chuyển động của tiểu hành tinh trong không gian, theo NASA. Vụ va chạm sẽ được LICIACube, một vệ tinh CubeSat đồng hành do cơ quan vũ trụ Italia cung cấp ghi lại.
Tàu vũ trụ DART sẽ cố tình đâm vào Dimorphos để thay đổi chuyển động của tiểu hành tinh trong không gian, theo NASA. Vụ va chạm sẽ được LICIACube, một vệ tinh CubeSat đồng hành do cơ quan vũ trụ Italia cung cấp ghi lại.
DART sẽ đâm vào Dimorphos di chuyển với tốc độ 23.758 km/h. Một camera DRACO đặt trên DART và phần mềm điều hướng tự động sẽ giúp tàu vũ trụ phát hiện, đâm vào Dimorphos.
DART sẽ đâm vào Dimorphos di chuyển với tốc độ 23.758 km/h. Một camera DRACO đặt trên DART và phần mềm điều hướng tự động sẽ giúp tàu vũ trụ phát hiện, đâm vào Dimorphos.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên con người thay đổi động lực của một thiên thể trong hệ mặt trời và đo lường cụ thể. Tập hợp dữ liệu quý giá do tàu vũ trụ DART và Hero thu thập sẽ góp phần vào các chiến lược bảo vệ hành tinh.
Đây cũng sẽ là lần đầu tiên con người thay đổi động lực của một thiên thể trong hệ mặt trời và đo lường cụ thể. Tập hợp dữ liệu quý giá do tàu vũ trụ DART và Hero thu thập sẽ góp phần vào các chiến lược bảo vệ hành tinh.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.