Cực nhọc mưu sinh và những lần bị gái bán hoa quỵt tiền

Cặm cụi bán hàng vất vả mưu sinh là vậy nhưng thỉnh thoảng đang bán, anh chị có hôm lại chạy vội vàng khi thấy xe của lực lượng cơ động.

Cực nhọc mưu sinh và những lần bị gái bán hoa quỵt tiền
23 giờ đêm, dọc theo quốc lộ 32 hướng từ nội đô ra Nhổn, chúng tôi gặp chị, một phụ nữ tuổi ngoài 40. Chị là chủ của xe ngô luộc, bánh mỳ... và đầy ắp những đồ ăn vặt khác đang mưu sinh bán dạo tại cổng trường Đại học Công Nghiệp.
Qua trò chuyện được biết, chị tên Dung (SN 1973) lấy chồng ở Hoài Đức. Hiện giờ chị Dung và chồng đều bán hàng này ở Hà Nội. Xe hàng của anh bán cách chị 500m, lui về phía chợ Nhổn.
Kể về công việc của mình, chị Dung cho biết: “Tôi làm nghề này đã hơn hai chục năm. Trước đây tôi cũng bán hàng dạo như thế này nhưng trong miền Nam. Sau một thời gian làm ăn trong đó thấy không thuận lợi nên tôi chuyển ra ngoài Bắc. Tôi bắt đầu bán ở đây được gần 2 năm”.
Cuc nhoc muu sinh va nhung lan bi gai ban hoa quyt tien
Xe hàng còn đầy ắp, nhưng đến sáng chị bảo cũng sẽ vãn hàng. 
Vẫn giống như những món ăn vặt từ ngày chị bán trong miền Nam thì nay chị mang “vốn liếng” ấy để lập nghiệp ngoài Hà Nội. Đó là những món như: xôi, bánh mỳ trứng, bánh mỳ xúc xích… ngô luộc, khoai nướng, trứng nướng.
Để bắt đầu công việc bán hàng rong tại Hà Nội, hai vợ chồng chị thuê trọ ở khu vực chợ Nhổn. Hàng ngày thời gian làm việc của hai vợ chồng không giống ai.
Ngày nào cũng vậy, anh chị bắt đầu công việc từ 16 giờ chiều và chuẩn bị làm hàng. 17 giờ xe hàng của anh chị bắt đầu di chuyển ra khỏi nơi nhà trọ, tiến đến cổng trường ĐH Công Nghiệp.
Bán hàng ở đó đến 3 giờ sáng hôm sau thì anh chị về nghỉ ngơi và ngủ đến 10 giờ trưa. Sau khi ăn trưa xong, họ lại bắt đầu guồng quay công việc như vậy cho một ngày mới.
Mùa hè cũng như mùa đông, ngày nắng cũng như ngày mưa họ đều bán đến 3 giờ sáng. Lịch thời gian này đã quá thuần thục không chỉ với người bán hàng mà còn với cả những khách hàng quen là những sinh viên, người đi làm đêm muộn hay những cô gái làm nghề bán hoa.
Chị kể: “Trước đây, khi chưa nhiều người bán hàng như bây giờ thì mỗi tháng cũng để ra được hơn chục triệu. Nhưng bây giờ, đoạn đường chưa đầy 1 km có đến 5, 7 hàng xôi thế này nên khó bán lắm. Một tháng trừ tất cả các khoản, công của cả hai vợ chồng bỏ ra được 7, 8 triệu đồng".
Chị tâm sự, nhiều đêm mưa lạnh thấu xương hay nóng ran nhưng vẫn phải cố bán vì không thể mang hàng về được hay những đêm như vậy khách hàng cũng không có nhiều, nhưng vẫn phải cố bán.
Cuc nhoc muu sinh va nhung lan bi gai ban hoa quyt tien-Hinh-2
Không kể thời tiết, ngày nào chị cũng bắt đầu từ lúc 16 giờ chiều và kết thúc vào lúc 3 giờ sáng hôm sau. 
Bình quân một ngày chị bán được khoảng 30 cái bánh mỳ kẹp các loại với giá giao động từ 10 ngàn đến 15 ngàn đồng và khoảng hơn chục bắp ngô và mấy thứ đồ linh tinh đi kèm nữa: “Dù nhiều lúc cũng nản lắm vì hai vợ chồng lọ mọ suốt đêm nên muốn về quê làm ruộng. Về quê dù thu nhập không cao nhưng cuộc sống thư thái, an nhàn. Song những lúc nông nhàn thì lại không có tiền chi tiêu. Đi bán như này dù sao vẫn túc tắc”.
Theo người bán hàng đêm này cho biết, khách hàng chủ yếu mua quà vặt nhà chị là những cô gái bán hoa. Hầu như đêm nào họ cũng ăn quà ở hàng nhà chị. Và cũng nhiều lần, chị bị những người này quỵt tiền.
“Có một cô gái làm nghề bán hoa đêm nào cũng ăn ở đây nên mình cũng đã quen mặt. Khách quen là vậy song mình cũng ngại, chẳng bao giờ hỏi tên và quê của cô gái đó. Dạo ấy, thỉnh thoảng cô gái này còn ăn chịu. Cô gái cứ ăn quà chịu vài bữa lại trả. Mình bán chịu rồi cũng thành quen.
Có một đêm, cô gái đó còn gọi cả đồ ăn mời bạn bè. Và lần này, cô ấy cũng chịu như mọi lần. Nhưng sau đêm ấy, cô gái đó không đến ăn ở hàng nhà mình nữa. Hỏi bạn bè thì bảo các bạn cô gái bảo cô ấy đã giải nghệ, về quê lấy chồng. Thế là mình mất tiêu 500.000 đồng lần đó”, chị Dung chép miệng cười chua chát.
Dù có hai đứa con ở quê nhưng vợ chồng chị Dung cũng rất ít khi về quê: "Công việc bận rộn nên không về quê được nhiều. Các con nhờ cậy cả vào ông bà".
Cặm cụi bán hàng vất vả mưu sinh là vậy nhưng thỉnh thoảng đang bán, anh chị có hôm lại chạy vội vàng khi thấy xe của lực lượng cơ động.
"Có lần không kịp chạy, xe của công an phường thu ghế, thu đồ bán. Những hôm ấy thì méo mặt luôn, lại phải bỏ tiền ra mua sắm đồ. Đấy là nhà mình vợ chồng còn trẻ, chứ nhiều nhà không chạy kịp, còn bị thu cả xe hàng. Nhiều lúc thấy bán hàng đêm hôm đã vất vả mà cực nhọc quá", chị Dung nói.
Hỏi về dự định trong tương lai, chị Dung chỉ cười: “Thì còn làm được gì nữa. Ở tuổi này còn công ty nào nhận. Ở nhà trồng lúa năng suất có đáng bao nhiêu. Thôi thì vất vả nhưng cũng còn kiếm được đồng để tích cóp để nuôi con ăn học”. Nói xong, chị thở dài thườn thượt khi ngồi đã mấy tiếng mà khách đến mua quá thưa thớt đêm nay.

Những mảnh đời mưu sinh trôi nổi giữa đêm khuya Hà Nội

(Kiến Thức) - Kết thúc một ngày mưu sinh khuya về, nhiều người già cả neo đơn, xe ôm… tìm cho mình chỗ trú ngụ đơn giản mà không mất đồng tiền thuê trọ.

Những mảnh đời mưu sinh trôi nổi giữa đêm khuya Hà Nội
“Cá chuối đắm đuối vì con”
22h đêm, một bà cụ đang nằm co quắp trên chiếc chiếu đơn rách trải giữa vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mắt trái bà bị hỏng được băng sơ sài bằng miếng gạc ngả màu. Bà là Đỗ Thị Sở (70 tuổi quê ở Vũ Thư, Thái Bình) ra Hà Nội mưu sinh đã được hơn 4 năm nay. Bà Sở cho biết, lý do vất vả mưu sinh nơi đất khách quê người là vì cô con gái duy nhất của bà. Năm 1993, khi Phạm Thị Huệ con gái bà bỏ nhà ra đi không một lời nhắn gửi. Cú sốc quá đau đớn khiến chồng bà Sở bị tai biến mạch máu não, nằm liệt một chỗ. Năm 2010, cụ Sở nhờ cậy anh em họ hàng chăm sóc cho chồng, rồi một mình lặn lội lên Hà Nội tìm con.

Cơ cực nghề mót củi mưu sinh ở Sài Gòn

Ít ai biết rằng, ở chốn thị thành, hiện vẫn có một nghề mà những người gắn bó với nó phải mót từng thanh củi để mưu sinh.

Cơ cực nghề mót củi mưu sinh ở Sài Gòn
Co cuc nghe mot cui muu sinh o Sai Gon
Ngày nào cũng vậy, những người dân xung quanh khu vực đều đến nơi đây từ sáng sớm và vào lán trại dã chiến ngồi đợi đến khi nào có xe chở cành, nhánh cây xanh về để lao vào công việc mưu sinh. 

20 năm giữ nghề "đập ti vi" giữa đất Sài Gòn

Bà Cao Thị Thủy gần 20 năm ngồi ở góc ngã tư Sài Gòn luôn gắn bó với “cái nghề phá đập ti vi".

20 năm giữ nghề "đập ti vi" giữa đất Sài Gòn
Nằm ở cuối đường Vĩnh Viễn (gần chợ “trời” điện tử Nhật Tảo), cái tên “xóm chuyên nghề đập phá ti vi” được nhiều người xung quanh gọi vui là hình ảnh một người phụ nữ có làn da ngâm, cùng đôi bàn tay tháo lắp chuyên nghiệp, tỉ mỉ từng chiếc ti vi cũ mua lại với giá rẻ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.