Cử tri Hải Phòng yêu cầu chấm dứt công trình nhạc nước 200 tỷ

(Kiến Thức) - Các cử tri yêu cầu chấm dứt công trình nhạc nước 200 tỷ gây lùm xùm dư luận khi nhiều lãnh đạo TP Hải Phòng bị kỷ luật vì có liên quan, sai phạm.

Cử tri Hải Phòng yêu cầu chấm dứt công trình nhạc nước 200 tỷ
Trong kỳ họp thứ 3 của HĐND TP Hải Phòng khóa 15 vào sáng 6/12, UBND TP Hải Phòng đã trình HĐND phương án giải quyết công trình nhạc nước 200 tỷ ở hồ Tam Bạc gây nhiều bức xúc trong thời gian qua.
Tại kỳ họp này, ông Dương Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng - đã nêu ý kiến của cử tri về vấn đề liên quan công trình nhạc nước 200 tỷ đồng. Theo đó, các cử tri yêu cầu “chấm dứt công trình nhạc nước và thông báo cử tri về kết quả xử lý”.
Kỳ họp thứ 3 của HĐND TP Hải Phòng khóa 15 vào sáng 6/12/2016. Ảnh Hải Ninh.
 Kỳ họp thứ 3 của HĐND TP Hải Phòng khóa 15 vào sáng 6/12/2016. Ảnh Hải Ninh.
Thông tin về việc này, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng - cho biết: “Công trình nhạc nước có giá trị 194,9 tỉ được phê duyệt dự án từ 5/12/2014. Đơn vị trúng thầu thi công là Công ty Sơn Lâm (Hà Nội). Đến nay công trình này chưa được bàn giao nhưng đã chạy thử phục vụ nhân dân thành phố từ tháng 5/2015. Phía Công ty Sơn Lâm đã được thành phố chi 88,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kể từ khi thi công, chạy thử, công trình này đã gây nhiều bức xúc như: Vị trí công trình ở lòng hồ Tam Bạc là không phù hợp, hiệu quả thấp khi càng ngày càng ít người xem, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh công trình vì ô nhiễm tiếng ồn. Bên cạnh đó, chi phí bảo trì hàng năm của công trình lên đến 2 tỉ đồng, không thể bán vé để bù đắp gây tốn kém cho ngân sách. Cũng liên quan đến công trình này đã có 3 cán bộ cao cấp của TP Hải Phòng bị kỷ luật".
"Chính vì vậy, UBND TP Hải Phòng đã báo cáo Ủy ban kiểm tra Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, HĐND thành phố và thỏa thuận với Công ty Sơn Lâm phương án di dời công trình này khỏi lòng hồ Tam Bạc. Theo đó, Công ty Sơn Lâm sẽ chịu trách nhiệm di dời toàn bộ công trình nhạc nước ra khỏi hồ Tam Bạc bằng kinh phí và nhân lực của mình mà không nhân thêm một khoản tiền nào khác của thành phố Hải Phòng. Về số tiền 88,5 tỉ đồng đã chi cho Công ty Sơn Lâm, UBND TP Hải Phòng giao các cơ quan chức năng xã hội hóa tối đa để bù đắp vào ngân sách”, ông Nguyễn Văn Bình cho biết.
Cử tri yêu cầu chấm dứt hoạt động của công trình nhạc nước 200 tỷ. Ảnh Hải Ninh.
 Cử tri yêu cầu chấm dứt hoạt động của công trình nhạc nước 200 tỷ. Ảnh Hải Ninh.
Trước đó, công trình nhạc nước 200 tỷ đồng trên hồ Tam Bạc (TP Hải Phòng) từng thu hút sự quan tâm của dư luận khi công trình này được Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận có dấu hiệu vi phạm với Ban cán sự Đảng UBND TP Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cá nhân liên quan. Sau đó, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật ông Dương Anh Điền (nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng) và ông Lê Khắc Nam (Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng) bằng hình thức cảnh cáo. Ông Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở văn hóa thể thao và du lịch TP Hải Phòng bị khiển trách.

Cận cảnh giải cứu nạn nhân vụ sập hầm than Hòa Bình

(Kiến Thức) - Đến sáng nay (19/11), lực lượng chức năng đang nỗ lực giải cứu các nạn nhân còn lại bị mắc kẹt trong vụ sập hầm than Hòa Bình.

Cận cảnh giải cứu nạn nhân vụ sập hầm than Hòa Bình
Can canh giai cuu nan nhan vu sap ham than Hoa Binh

Vào khoảng 8h sáng ngày 18/11, tại mỏ than thuộc địa phận xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc – Hòa Bình) đã xảy ra sự cố sập hầm than khiến một người chết và 2 người mất tích. Cơ quan chức năng địa phương đã huy động nhiều lực lượng tham gia giải cứu các nạn nhân đang bị mắc kẹt. Hiện nạn nhân tử vong đã được đưa ra ngoài. Đến sáng ngày 19/11, lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình bao gồm: công an, quân đội, dân quân… vẫn đang nỗ lực đưa các phương tiện máy móc vào trong hầm để giải cứu 2 người còn lại trong hầm sâu khoảng 700m.

Can canh giai cuu nan nhan vu sap ham than Hoa Binh-Hinh-2
 Một số người dân có mặt tại hiện trường cho biết, vào khoảng thời gian trên, một số công nhân của mỏ than xóm Đồi xuống nhờ người dân giúp đỡ tìm kiếm các nạn nhân bị sập hầm than Hòa Bình đang mắc kẹt bên trong. Người dân sau đó đã cùng nhóm công nhân tới mỏ than bị sập tìm kiếm, đồng thời cử người cấp báo cơ quan chức năng. 

Sập hầm than Hòa Bình: Tình huống bất ngờ khi phá đá tìm người

Công tác tìm kiếm 2 nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm than ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình bước sang ngày thứ 3.

Sập hầm than Hòa Bình: Tình huống bất ngờ khi phá đá tìm người
Bước sang ngày thứ 3 của công tác tìm kiếm 2 nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm than ở Hòa Bình tiếp tục gặp khó khăn và những diễn biến mới.

Khai thác than ở Hòa Bình: Những hình ảnh nhói lòng

(Kiến Thức) - Chỉ vài năm sau khi Công ty TNHH Tân Sơn khai thác than tại thôn Đồi (xã Lỗ Sơn – Tân Lạc – Hòa Bình), cả khu đồi trở nên “trơ xương” đáng buồn. 

Khai thác than ở Hòa Bình: Những hình ảnh nhói lòng
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long
 Hầm than mới được cấp phép thăm dò trở lại, nhưng theo người dân địa phương cho biết, hầm vẫn khai thác bình thường từ trước tới nay. Đến sáng nay 22/11, một nạn nhân bị mắc kẹt vẫn chưa được tìm thấy, trong vụ sập hầm khiến 2 người đã tử vong và người còn lại lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm, xảy ra hôm 18/11.
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-2
 Theo khảo sát của phóng viên, khu vực này trước đó có khoảng 3 căn hầm được khai thác than. Và không ít lần xảy ra tai nạn lao động. 
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-3
  Những vỉa than non sau khi khai thác còn sót lại, khiến quả đồi trở nên "trơ xương" như một bãi chiến trường.
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-4
 Xung quanh khu vực đồi, vẫn còn những lán trại cho các công nhân khai thác. Họ vẫn được thuê để khai thác những vỉa còn sót lại, với giá 200.000 đồng/1 ngày công. Tuy nhiên, vấn đề an toàn lao động đối với các công nhân ở đây là điều rất "xa xỉ". 
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-5
 Những vỉa than sau khi được "moi" lên khỏi lòng núi thì quả đồi còn lại là than non, đá trộn đất.
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-6
Những hủm, rãnh, vực để lại từ việc khai thác than, gây nguy hiểm khôn lường cho người dân địa phương. 
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-7
 Để có thể trồng cấy được trên nền đất trộn than đá thế này quả là điều không tưởng.
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-8
 Dường như tre là thứ cây còn có thể tồn tại được tại nơi đây.
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-9
 Nguy cơ sạt lở mỗi mùa mưa đến là điều mà người dân nơi đây lo lắng nhất. "Lúc hết than thì chúng tôi cũng chẳng thể trồng cấy được gì trên loại đất như thế này nữa", người dân cho biết.
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-10
 Cận cảnh một căn hầm đã bỏ không từ lâu. Nguy cơ sụp có thể xảy ra bất cứ lúc nào dẫn đến hiện tượng sạt, lở núi là điều hiển nhiên.
Khai thac than o Hoa Binh: Nhung hinh anh nhoi long-Hinh-11
 Than thành phẩm sau khi khai thác được đưa ra cách nơi khai thác khoảng 6-7 km. Công cuộc khai thác "vàng đen" nơi đây đang gây nên những nguy hiểm khó lường cho người dân địa phương, thực tế xảy ra là vụ sập hầm lò khiến 2 nạn nhân đã tử vong và 1 người còn mắc kẹt chưa được tìm thấy. 








Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.