CTCP Vĩnh Hoàn lần thứ 2 liên tiếp bị HoSE tuýt còi

(Vietnamdaily) - Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC) tiếp tục bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm nộp Báo cáo tài chính quý I/2024.

CTCP Vinh Hoan lan thu 2 lien tiep bi HoSE tuyt coi
 

Đây là lần thứ hai Vĩnh Hoàn bị nhắc nhở về việc chậm nộp báo cáo tài chính quý. Trước đó, vào ngày 3/5, HoSE đã có công văn nhắc nhở Vĩnh Hoàn về việc chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính quý I/2024. Tuy nhiên, đến ngày 10/5, HoSE vẫn chưa nhận được Báo cáo tài chính quý I/2024 của Vĩnh Hoàn.

Theo quy định, Vĩnh Hoàn phải nộp Báo cáo tài chính quý I/2024 trước ngày 30/4/2024. Tuy nhiên, Vĩnh Hoàn đã đề nghị gia hạn nộp và công bố Báo cáo tài chính quý I/2024 chậm nhất vào ngày 15/5/2024 với lý do Công ty và các đơn vị thành viên đang trong thời gian phải cung cấp hồ sơ cho Bộ thương mại Mỹ cho kỳ kiểm tra hành chính lần thứ 20 đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Trước đó, Vĩnh Hoàn cũng từng chậm nộp Báo cáo tài chính. Vĩnh Hoàn đã nộp Báo cáo tài chính quý III/2023 chậm nhất vào ngày 15/11/2023 thay vì ngày 30/10/2023 với lý do tương tự.

Năm 2023, Tập đoàn Vĩnh Hoàn ghi nhận kết quả kinh doanh đầy khó khăn với doanh thu với doanh thu thuần đạt 10.038,6 tỷ đồng, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận 896,52 tỷ đồng, giảm 54,6% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Vinh Hoan lan thu 2 lien tiep bi HoSE tuyt coi-Hinh-2
 Dây chuyền sản suất cá tra của CTCP Vĩnh Hoàn

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do biên lợi nhuận gộp suy giảm kỷ lục về 8,2% trong quý IV/2023, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 59% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 11.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.000 tỷ đồng cho năm 2023, nhưng chỉ đạt được 89,7% và 89,6% so với kế hoạch đề ra.

Bất chấp kết quả kinh doanh giảm sút, Vĩnh Hoàn vẫn đặt mục tiêu đạt doanh thu 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.200 tỷ đồng trong năm 2024. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

Vĩnh Hoàn dự kiến chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 20% bằng tiền, tương ứng 2.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, công ty cũng trích quỹ khen thưởng Ban điều hành 20% lợi nhuận vượt kế hoạch nhưng không quá 20 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của Công ty Vĩnh Hoàn tăng nhẹ 1,9% so với đầu năm, đạt 11.805,7 tỷ đồng. Trong đó, cấu trúc tài sản chủ yếu gồm tồn kho 3.618,1 tỷ đồng, tài sản cố định 3.380,4 tỷ đồng, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn 2.306,1 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn 1.581,9 tỷ đồng.

Điểm đáng chú ý là tồn kho của công ty tăng 28,4% so với đầu năm, đạt 3.618,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm 32,1% về 1.581,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty Vĩnh Hoàn còn đang đầu tư 181,2 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán, nhưng đang tạm lỗ 21,5%. Các khoản đầu tư này bao gồm: 60,3 tỷ đồng cổ phiếu DXS, trích lập 25,3 tỷ đồng; 96,3 tỷ đồng cổ phiếu NLG, trích lập dự phòng 12,5 tỷ đồng; 19,2 tỷ đồng cổ phiếu KBC, trích lập dự phòng 0,34 tỷ đồng; 5,4 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác, trích lập dự phòng 0,7 tỷ đồng.

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

(Vietnamdaily) - CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.

SSI du bao doanh thu thuan cua NT2 nam 2024 giam 54,5%
 

Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm trong quý 1/2024 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST) lần lượt đạt 262 tỷ đồng (giảm 88% so với cùng kỳ năm ngoái) và -158 tỷ đồng (so với 234 tỷ đồng trong quý 1/2023).

Dòng tiền vẫn ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trong vài phiên tới

(Vietnamdaily) - Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/5, điểm sáng là dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu Penny chưa tăng mạnh như HQC hay đang có dòng tiền tham gia như VOS, BAF đóng cửa trong sắc tím.

Phiên giao dịch chứng khoán hôm qua, 13/5, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục suy yếu khiến khi thị trường đang ở vùng trũng thông tin sau KQKD đã được công bố. Chỉ số VN-Index có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp, đóng cửa giảm 0.36% dừng tại 1240.18 điểm, chỉ số HNX-Index ngược chiều tăng 0.29%, chỉ số Upcom-Index giảm 0.26%. Giá trị giao dịch đạt 19,648 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Nhóm Ngân hàng là nhóm ngành có sự suy yếu hơn cả hôm nay trong đó VCB, STB, CTG, HDB ghi nhận mức giảm từ 1-2% mỗi mã trong khi MBB (0.22%), SHB (0.43%), VPB (1.62%) tăng giá. VJC (1.63%) tiếp tục nhịp tăng ngắn hạn trong khi VNM (-1.05%) có phiên giảm thứ 4 liên tiếp.

Điểm sáng là dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu Penny chưa tăng mạnh như HQC hay đang có dòng tiền tham gia như VOS, BAF đóng cửa trong sắc tím.

Khối ngoại bán ròng 1026 tỷ đồng trong đó VHM (125 tỷ), CTG (108 tỷ), VPB (74 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, MWG (123 tỷ) cùng với BAF (52 tỷ), HVN (21 tỷ) là các cổ phiếu dẫn đầu ở chiều mua ròng.
Dong tien van o nhom co phieu vua va nho trong vai phien toi
 VN-Index đi ngang để tích lũy. 

"Chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh đường trung bình 50 phiên của chỉ số VN-Index và 1,285 điểm của chỉ số VN30. Đồng thời, nếu thị trường tiếp tục đi ngang và ít biến động trong phiên kế tiếp thì thị trường có thể quay trở lại giai đoạn tích lũy ngắn hạn và dòng tiền có thể phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.

Điểm tích cực là dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đặc biệt dòng tiền có tính chất đầu cơ ở các nhóm cổ phiếu Penny, tình trạng này có thể sẽ còn tiếp diễn trong vài phiên tới. Đồng thời, tuần này cũng là tuần đáo hạn hợp đồng phái sinh cho nên dòng tiền thường sẽ hạn chế giao dịch nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong những phiên tới.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và tận dụng nhịp điều chỉnh để mua mới", Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định.

Giá khí tự nhiên tăng nhờ nguồn cung thắt chặt

Tin mới