CSGT bắt quả tang đối tượng hiếp dâm trẻ em

(Kiến Thức) - Trong lúc đang làm nhiệm vụ, lực lượng cảnh sát giao thông đã bắt quả tang một đối tượng vừa thực hiện hành vi hiếp dâm bé gái 12 tuổi dưới kênh dẫn nước.

CSGT bắt quả tang đối tượng hiếp dâm trẻ em
Cơ quan công an thị xã An Khê (Gia Lai) vừa cho biết, đang tạm giữ Nguyễn Thanh Vũ (23 tuổi), ngụ tại xã Tân An, huyện Đắk Pơ để làm rõ hành vi hiếp dâm trẻ em theo Điều 112, bộ luật Hình sự.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 28/2, trong lúc đang làm nhiệm vụ tại tỉnh lộ 669, phường An Phước (An Khê), lực lượng cảnh sát giao thông công an thị xã An Khê phát hiện một thanh niên điều khiển xe gắn máy chở theo sau bé gái rẽ vào hướng kênh dẫn nước của nhà máy thủy điện An Khê-Ka Nak.
Sau vài giây hội ý, lực lượng cảnh sát giao thông nhận định, vào thời điểm này (lúc 2h35) mà vẫn có người điều khiển xe vào địa điểm hoang vắng rất có thể đối tượng có mục đích xấu nên đã bí mật theo dõi.
Khi nghe tiếng la hét, lực lượng cảnh sát giao thông liền ập tới, bắt quả tang đối tượng hiếp dâm trẻ em đưa về bàn giao cho công an thị xã An Khê xử lý.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Thanh Vũ này khai nhận đây là lần thứ 3 y thực hiện hành vi hiếp dâm em Đặng Thị Anh (12 tuổi). Đặc biệt, đối tượng Nguyễn Thanh Vũ vừa chấp hành xong hình phạt 15 tháng tù về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả chết người.
Họ tên người bị hại đã được thay đổi.

Cha dượng thú tính... hiếp dâm con riêng của vợ

(Kiến Thức) - Thuyên đi ăn nhậu về, thấy cháu A. ở nhà một mình, gã đã thực hiện hành vi hiếp dâm con riêng của vợ.

Cha dượng thú tính... hiếp dâm con riêng của vợ
Bị cáo Phạm Văn Thuyên tại tòa.
Bị cáo Phạm Văn Thuyên tại tòa.
Mấy ngày sau gã lại tiếp tục giở trò đồi bại với cháu, khi đang thực hiện hành vi hiếp dâm thì chị Hoa bắt gặp. Thuyên năn nỉ vợ tha thứ. Vẫn còn tình cảm với chồng, chị Hoa nín lặng đưa con về sống với bà ngoại, nhưng cháu A. đã kể cho bà và dì nghe, Hoa mới quyết định đưa gã chồng ra pháp luật. 

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

(Kiến Thức) - Không chỉ ăn cắp vặt, một bộ phận người Việt trên đất Nhật còn trốn vé tàu, thiếu trật tự... khiến cộng đồng người Việt nói chung bị liên lụy, kỳ thị tại Nhật. 

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.

Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.

Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác

Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
 Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt. 

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.

Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.

Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.

Người Việt bị “xa lánh” trên đất Nhật

Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. 

Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.

Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).

Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.
 Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.

"Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này. Thực sự, lúc đó chúng tôi đã cảm thấy choáng, ngại và buồn thật vì trên tấm biển cảnh báo đó chỉ có 2 thứ tiếng là Việt và Nhật", anh Trọng cho hay.

"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.

Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.

Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”

Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.

Bi kịch gia đình chồng chém vợ, dùng dây điện tự tử

(Kiến Thức) - Mâu thuẫn gia đình không lối thoát, người chồng dùng dao chém 2 nhát vào đầu vợ, sau đó dùng dây điện để tự vẫn…

Bi kịch gia đình chồng chém vợ, dùng dây điện tự tử
Theo nguồn tin từ Công an xã Tiên Động (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), nạn nhân là chị Đinh Thị Tuyết (SN 1968, trú tại thôn Quan Lộc). Đối tượng chém chị Tuyết là Nguyễn Đức Toại, SN 1967, chồng chị Tuyết. Sau khi ra tay chém vợ, Toại đã dùng dây điện để tự vẫn.
Cụ thể, vào khoảng 1h30 ngày 4/2, tại gia đình anh Nguyễn Đức Toại, trú tại xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, do mâu thuẫn vợ chồng, nhân lúc chị Tuyết đang ngủ, anh Toại đã dùng dao chém 2 nhát vào đầu vợ. Do vết thương nặng, chị Tuyết đã được đưa đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Còn anh Toại, thay vì đưa vợ đi cấp cứu, đã hoảng loạn chạy ra chỗ có ổ điện trong nhà, dùng dây điện quấn vào tay trái, dùng tay phải cắm đầu kia của dây điện vào ổ điện để điện giật dẫn đến tử vong.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.