COVID-19: Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao

Đêm 14/4, Chính phủ Campuchia đã ban bố quyết định phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta khmao, tỉnh Kan Dal để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

Quyết định trên được ban hành theo lệnh của Thủ tướng Hun Sen do tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Campuchia, đặc biệt là tại thủ đô Phnom Penh ngày càng diễn biến phức tạp và lây nhiễm mạnh.
Lệnh phong tỏa có hiệu lực 14 ngày bắt đầu từ 00h00 ngày 15 đến hết ngày 28/4/2021, phạm vi áp dụng là thủ đô Phnom Penh và thành phố Takhmao (tỉnh Kandal) do tỉnh Kandal nằm sát thủ đô Phnom Penh nên được coi là một khu vực.
COVID-19: Campuchia phong toa thu do Phnom Penh va thanh pho Ta Khmao
Campuchia quyết định phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao. 
Trong thông điệp gửi tới người dân, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh tình hình nguy cấp hiện nay khiến Chính phủ phải quyết định phong tỏa thủ đô Phnom Penh: “Chúng ta đang đứng trước hố tử thần. Nếu chúng ta không cùng nhau cố gắng thì chúng ta sẽ bị rơi vào hố tử thần này. Tôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ biến khó khăn hiện nay thành cơ hội, sau 14 ngày nữa chúng ta sẽ khống chế được dịch bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới phát hiện thêm 300 trường hợp mắc COVID-19 và thiếu nơi điều trị. Nếu như người dân không chú ý đến sức khỏe cá nhân thì sẽ gặp nguy hiểm, số người nhập viện và số người chết vẫn liên tục tăng”.
Quyết định phong tỏa quy định các nội dung cấm người dân ra khỏi nhà nếu không có việc cần thiết và phải được phép của chính quyền địa phương, cấm các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, cấm tụ họp tập trung đông người. Tuy nhiên, người dân vẫn được phép đi mua đồ ăn và nhu yếu phẩm theo định kỳ, đi mua thuốc hoặc khám chữa bệnh. Lệnh phong tỏa sẽ được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng giám sát.
Như vậy, sau 2 tuần chính quyền ban bố thực hiện lệnh giới nghiêm từ 20h tối đến 5h sáng nhưng tốc độ lây lan dịch bệnh vẫn không được kiềm chế, đến nay thủ đô Phnom Penh đã được đặt dưới trạng thái phong tỏa hoàn toàn.

Đại dịch COVID-19: Thế giới ra sao sau khi nới phong tỏa?

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Thái Lan, Italy, Tây Ban Nha, và Nam Phi,...quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng "hạ nhiệt".

Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?
Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại cuộc sống ở nhiều quốc gia trên thế giới sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng vì tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng "hạ nhiệt". (Nguồn ảnh: Reuters) 
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-2
 Tuy nhiên, người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống COVID-19 nhằm ngăn dịch tái bùng phát. Ảnh: Các vách ngăn nhựa được lắp trên bàn ăn của một nhà hàng ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/5.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-3
 Người đàn ông chạy thể dục trên cánh đồng tại Larnaca, Síp, vào ngày đầu tiên các biện pháp phong tỏa được nới lỏng trên toàn quốc.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-4
 Ông Domenico di Massa chơi đùa với cháu gái, Cecilia, lần đầu tiên trong hai tháng qua, sau khi Italy cho phép các gia đình được gặp nhau ở Rome ngày 4/5.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-5
 Cảnh sát nhắc nhở một người phụ nữ đeo khẩu trang tại nhà ga Cais do Sodre ở Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 4/5. Bồ Đào Nha cũng quyết định nới lỏng phong tỏa khi tình hình dịch bệnh "hạ nhiệt".
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-6
 Những người tham gia cuộc tuần hành do các doanh nghiệp nhỏ tổ chức dừng lại ở cây cầu Rialto để tưởng niệm các nhân viên y tế đã tử vong vì COVID -19, tại Venice, Italy, ngày 4/5.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-7
 Olga Prades giúp cô dâu Isabel Jimenez thử váy cưới tại cửa hàng Innovias hôm 4/5, ngày đầu tiên một số cửa hàng kinh doanh nhỏ được phép mở cửa trở lại ở Madrid, Tây Ban Nha. "Đám cưới của tôi dự kiến diễn ra vào tháng 7 và tôi hy vọng sẽ không bị hoãn lại. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, chúng tôi không chắc 100% về những gì sẽ xảy ra", cô dâu Jimenez chia sẻ.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-8
 Cảnh sát phát biểu trước đám đông tại khu vực ngân hàng Guaranty Trust ở Abuja, Nigeria, ngày 4/5, khi chính quyền nước này quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-9
 Người dân đeo khẩu trang ở Catania, Italy, ngày 4/5.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-10
Người bán kem đeo găng tay và đội mũ chống giọt bắn tại cửa hàng trong ngày đầu tiên nới lỏng phong tỏa toàn quốc ở Nicosia, Síp, hôm 4/5.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-11
Những người cao tuổi ngồi đọc báo trong khoảng thời gian họ được phép ở ngoài trời, tại Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 4/5. 
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-12
 Em nhỏ bước vào một cửa hàng trên đảo La Graciosa, Tây Ban Nha.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-13
 Người phụ nữ dọn dẹp cửa hàng trước khi mở cửa trở lại ở trung tâm Lisbol, Bồ Đào Nha, hôm 4/5.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-14
 Một nhân viên nhà hàng ở Milan, Italy, đeo khẩu trang khi làm việc.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-15
 Người dân địa phương đi bộ tại một trung tâm thương mại ở Soweto hôm 4/5 khi Nam Phi bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
Dai dich COVID-19: The gioi ra sao sau khi noi phong toa?-Hinh-16
 George Chrisohoidis chăm sóc tóc cho khách hàng tại tiệm làm tóc Hairplayers ở Thessaloniki, Hy Lạp, hôm 4/5.

Ảnh: Lễ Tạ ơn khác lạ ở nước Mỹ thời COVID-19

(Kiến Thức) - Người dân ở Mỹ đón Lễ Tạ ơn năm nay trong không khí khác lạ và ảm đạm vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19
 Lễ Tạ ơn năm nay trở nên khác biệt với người Mỹ, vắng lặng và đơn giản hơn trước, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters)
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-2
 Các nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh tụ họp để đề phòng lây nhiễm COVID-19.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-3
 Người phụ nữ nhận đồ ăn được tình nguyện viên phân phát trong dịp Lễ Tạ ơn ở Washington ngày 26/11.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-4
 Cuộc Diễu hành Ngày Lễ Tạ ơn Macy's lần thứ 94 ở Manhattan, New York. Do dịch bệnh COVID-19, sự kiện này năm nay không cho khán giả tụ tập theo dõi và tham gia.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-5
 Người phụ nữ đeo khẩu trang nhận đồ ăn tại một trung tâm dành cho người vô gia cư ở Los Angeles, bang California, ngày 25/11.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-6
 Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho tài xế tại Stalen Island, New York, hôm 25/11.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-7
 Janis và Uri Segal ăn mừng Lễ Tạ ơn tại Detroit, bang Michigan, ngày 26/11. Họ vừa ngồi ăn vừa trò chuyện với những người thân qua ứng dụng trực tuyến.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-8
 Nhiều người Mỹ cao tuổi phải đón Lễ Tạ ơn năm nay trong cô đơn do viện dưỡng lão chỉ cho phép người thân tới thăm và nhìn họ qua ô tô để tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-9
 Mỹ hiện vẫn là vùng dịch COVID-19 lớn nhất thế giới.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-10
Tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã tăng lên hơn 13 triệu người, trong đó có 263.000 người tử vong. 
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-11
Được biết, số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng kỷ lục trong dịp Lễ Tạ ơn. 
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-12
 Mức tăng đáng báo động dường như do hàng triệu người đi lại, tụ tập trong dịp Lễ Tạ ơn, bất chấp khuyến cáo của các nhà chức trách.
Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-13
Các nhà chức trách liên tục kêu gọi người dân ở nhà vì lo ngại dịp lễ sẽ gia tăng nguy cơ lây lan COVID-19. 

Hàn Quốc bên bờ vực "vỡ trận" vì chủ quan với Covid-19

Mất cảnh giác và nới lỏng các biện pháp chống dịch quá sớm khiến Hàn Quốc đứng trước nguy cơ làn sóng dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát.

Vài tháng trước đây, Hàn Quốc từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tôn vinh là một trong những hình mẫu hiếm hoi kiểm soát thành công dịch bệnh.

Chiến lược kết hợp giữa xét nghiệm quy mô lớn, truy vết nguồn lây nhiễm và cách ly người tiếp xúc gần giúp Hàn Quốc giảm số ca lây nhiễm xuống dưới 100 trường hợp mỗi ngày, dù chưa từng phong tỏa đất nước.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.