Hàn Quốc bên bờ vực "vỡ trận" vì chủ quan với Covid-19

Mất cảnh giác và nới lỏng các biện pháp chống dịch quá sớm khiến Hàn Quốc đứng trước nguy cơ làn sóng dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát.

Vài tháng trước đây, Hàn Quốc từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tôn vinh là một trong những hình mẫu hiếm hoi kiểm soát thành công dịch bệnh.

Chiến lược kết hợp giữa xét nghiệm quy mô lớn, truy vết nguồn lây nhiễm và cách ly người tiếp xúc gần giúp Hàn Quốc giảm số ca lây nhiễm xuống dưới 100 trường hợp mỗi ngày, dù chưa từng phong tỏa đất nước.

Nhưng sau 8 tháng, những thành công ban đầu đang biến mất. Hàn Quốc đứng trước bờ vực mất kiểm soát, có khả năng đối diện với làn sóng lây nhiễm không thể ngăn chặn, khi những ổ dịch mới liên tiếp xuất hiện.

Hơn 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày

Hôm 13/12, Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) xác nhận 1.030 ca nhiễm Covid-19 mới. Số ca nhiễm giảm xuống dưới 800 hôm 14/12 do ít xét nghiệm hơn vào cuối tuần. Đến ngày 15/12, con số lại tăng lên 880.

Với tỷ lệ lây nhiễm như hiện nay, nhà chức trách Hàn Quốc cảnh báo nước này sẽ sớm chứng kiến số ca nhiễm mới đến 1.200 ca mỗi ngày.

Đại đô thị Seoul là nơi sinh sống của khoảng 50% dân số đất nước, tương đương 26 triệu người. Người dân thành phố này đang chuẩn bị đối mặt với các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn, trong bối cảnh số ca nhiễm mới bùng nổ còn nỗ lực lần theo các nguồn lây bệnh đang tỏ ra hụt hơi.

Han Quoc ben bo vuc

Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Hàn Quốc tăng mạnh trở lại. Nguồn: KDCA.

Tới ngày 15/12, KDCA xác nhận tổng cộng 44.363 ca nhiễm virus corona, trong đó 600 người đã tử vong.

Con số này thấp hơn rất nhiều so với 56.000 ca tử vong tại Anh, nước có quy mô dân số tương đương với Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc cảnh báo việc thất bại trong ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát có thể buộc nước này nâng các biện pháp hạn chế lên cấp độ 3 - mức cao nhất.

Điều này đồng nghĩa nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á sẽ bước vào giai đoạn phong tỏa "mềm" lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Biện pháp hạn chế cấp độ 3 sẽ cấm mọi hoạt động tập trung quá 10 người. Các phương tiện giao thông công cộng được phục vụ tối đa 50% sức chứa. Người lao động được yêu cầu làm việc từ xa, trừ các hoạt động thiết yếu.

Các trường học tại khu vực Seoul đã được yêu cầu đóng cửa trong vòng một tháng kể từ ngày 15/12. Số ca xét nghiệm mỗi ngày tăng từ 16.000 trong tháng 9 lên 22.000. Các bữa tiệc cuối năm - những hoạt động có thể trở thành sự kiện siêu lây nhiễm - đều bị cấm.

Mất cảnh giác quá sớm

Sau gần một năm bắt buộc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và cách ly các cá nhân có nguy cơ nhiễm bệnh thông qua công nghệ theo dõi tiếp xúc, người dân Hàn Quốc bắt đầu mất cảnh giác.

"Trong khi phần lớn người dân gạt đi những bất tiện và tuân thủ luật lệ, sự bất cẩn và vô trách nhiệm của một vài cá nhân khiến virus lây lan mạnh hơn", Thủ tướng Chung Sye Kyun nói trong một chương trình phát sóng trực tiếp ngày 15/12.

Ông Chung cho biết áp dụng các biện pháp hạn chế cấp độ 3 là phương án cuối cùng, bởi nó sẽ để lại "tổn thương không thể đảo ngược" cho nền kinh tế của đất nước.

Han Quoc ben bo vuc

Hàn Quốc tái siết chặt các biện pháp chống dịch. Ảnh: Yonhap.

Nhà chức trách Hàn Quốc phát hiện nhiều trường hợp vi phạm giãn cách xã hội, như các nhà thờ hay hoạt động kinh doanh giải trí về đêm. Bên cạnh đó, những buổi tụ tập gia đình, bạn bè cũng là nguyên nhân của hơn 20% các ổ dịch mới được phát hiện gần đây.

Một số chuyên gia nhận định Hàn Quốc đang trả giá sau khi chính phủ quyết định nới lỏng "quá sớm" các biện pháp hạn chế vào mùa thu.

"Chính phủ thay đổi chính sách chống dịch vào tháng 10, và giờ họ phải mạnh tay thực hiện biện pháp hạn chế bởi các ca lây nhiễm đã lan rộng", Eom Joong Sik, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Gachon, Incheon, nói.

Ông Eom cho biết việc nới lỏng biện pháp hạn chế quá sớm đã tạo cơ hội cho virus lây lan rộng trong các cộng đồng dân cư. Số giường bệnh ở Seoul đang nhanh chóng bị lấp đầy.

Chỉ vài tháng trước, Tổng thống Moon Jae In còn được truyền thông tán dương vì phản ứng chống dịch ban đầu phát huy hiệu quả. Nay, chỉ số tín nhiệm của nhà lãnh đạo Hàn Quốc rơi xuống mức thấp kỷ lục.

Tổng thống Moon Jae In thừa nhận Hàn Quốc "đang ở chân tường". Nhà lãnh đạo đã phải xin lỗi người dân vì không thể ngăn chặn các ca lây nhiễm tăng mạnh thời gian qua.

Lee Seung Du là một cư dân 29 tuổi sống ở Seoul. Anh cho biết đã tránh đi ra ngoài trừ khi thực sự cần thiết, và luôn phải đeo loại khẩu trang đắt tiền nhất có thể mỗi khi không ở trong nhà.

"Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi lại nhìn thấy số ca lây nhiễm gia tăng. Mới vài tuần trước, chính phủ khoe khoang về các biện pháp hạn chế được cả thế giới ca ngợi. Tôi không thể tin họ có thể chơi đùa với mạng sống của người dân chỉ vì một vài chiêu PR", Lee nói.

Park Young Joo, một cư dân 78 tuổi sống tại Gyeonggi, gần thủ đô Seoul, cho biết người dân đang ngày một lo lắng.

"Tôi cố gắng ở trong nhà nhiều nhất có thể. Nhưng bởi tôi sống cùng gia đình con trai nên tôi sợ sẽ bị lây nhiễm từ chúng", bà Park nói.

Người Mỹ đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 Sandra Lindsay, một y tá làm việc tại khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện ở New York đã được tiêm liều vaccine đầu tiên phòng Covid-19.

COVID-19: Cuộc sống ở Châu Âu giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia Châu Âu đã nới lỏng phong tỏa khi tình hình dịch COVID-19 có dấu hiệu "hạ nhiệt".

COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?
 Theo AP, nhiều quốc gia Châu Âu quyết định nới lỏng phong tỏa khi tình hình dịch COVID-19 có dấu hiệu "hạ nhiệt". Tuy nhiên, châu lục này vẫn chưa mở cửa đón khách du lịch từ Mỹ, Châu Á và các địa điểm khác trên thế giới. (Nguồn ảnh: AP)
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-2
Tại Anh, những người mua sắm xếp hàng dài để mua đồ như giày thể thao khi các cửa hàng không cần thiết lần đầu tiên được mở trở lại kể từ khi nước này áp lệnh phong tỏa vào cuối tháng 3/2020. 
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-3
 Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trong lúc chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Zaventem, Brussels, Bỉ, ngày 15/6. 
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-4
 Bên trong nhà hàng La Coupole ở Paris, Pháp, được mở cửa trở lại ngày 15/6.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-5
 Một hành khách ngồi chờ lên máy bay tại sân bay quốc tế Zaventem ở Brussels ngày 15/6 khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ một phần.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-6
 Bãi biển Palma de Mallorca ở Tây Ban Nha đông đúc hơn hôm 15/6.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-7
 Nhiều khách hàng vui mừng khi họ được phép vào cửa hàng bách hóa Selfridges ở London, Anh.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-8
 Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho các hành khách đến từ Doha, Qatar, tại sân bay quốc tế Eleftherios Venizelos ở Athens, Hy Lạp, ngày 15/6, sau khi nước này chính thức mở cửa đón khách du lịch.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-9
 Người đàn ông ngồi ăn ngoài trời tại một nhà hàng ở thủ đô nước Pháp.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-10
 Cảnh đông đúc tại một nhà hàng ở Paris.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-11
 Nhân viên Nike trao đổi với những người xếp hàng bên ngoài cửa hàng Niketown ở London, Anh, để yêu cầu họ đảm bảo khoảng cách xã hội hôm 15/6.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-12
Người phụ nữ ngồi trong quán bar gần bãi biển Palma de Mallorca ở Tây Ban Nha ngày 15/6. 
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-13
 Nhịp sống bình thường dần trở lại với người dân Châu Âu, bất chấp nỗi lo COVID-19 vẫn hiện hữu.
COVID-19: Cuoc song o Chau Au gio ra sao?-Hinh-14
 Người đàn ông xóa những vòng tròn giãn cách xã hội khi khai trương cửa hàng bách hóa Selfrigdges ở London hôm 15/6.

Ấn Độ thành nước thứ ba vượt mốc 1 triệu ca nhiễm COVID-19

Ấn Độ trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới ghi nhận hơn 1 triệu trường hợp nhiễm COVID-19. Trong khi đó, số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã vượt 14 triệu.

Theo thống kê của Bộ Y tế Liên bang Ấn Độ, với số ca nhiễm mới trong ngày đạt kỷ lục mới là 34.956, tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 ở nước này đã vượt 1 triệu người, trở thành quốc gia thứ hai vượt mốc này sau Mỹ và Brazil.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.