Coteccons đã trích lập 100% nợ xấu liên quan Saigon Glory, dự phòng 2024 thế nào?

(Vietnamdaily) - Coteccons đã trích lập 100% nợ xấu liên quan tới Saigon Glory, kỳ vọng trong niên độ 2023-2024, có thể kiểm soát chi phí dự phòng ở mức 104 tỷ đồng.

Trong quý 2 niên độ 2023-2024, lãi từ hoạt động kinh doanh của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) loại bỏ thu nhập tài chính ròng tiếp tục được cải thiện, đạt 47 tỷ đồng (so với âm 11 tỷ cùng kỳ) nhờ biên lãi gộp tăng khi tỷ trọng doanh thu các dự án công nghiệp tăng và các dự án cũ với biên lãi gộp thấp dần được bàn giao và ghi nhận hết. Bên cạnh đó, SG&A giảm 33% nhờ chi phí dự phòng giảm 31% so cùng kỳ. Nếu loại trừ chi phí dự phòng, biên SG&A giảm 35 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Trong quý 6 tháng đầu niên độ, CTD đã trích lập 100% nợ xấu liên quan tới Công ty TNHH Saigon Glory, tiếp tục cải thiện tỷ lệ dự phòng nợ xấu. Kết thúc 2023, tổng giá trị dự phòng của CTD đạt 120 tỷ đồng (thấp hơn kế hoạch ban đầu là 180 tỷ đồng). Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng trong niên độ 2024, CTD có thể kiểm soát chi phí dự phòng ở mức 104 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) của CTD tiếp tục được duy trì ở mức dương nhờ việc áp dụng chính sách bảo lãnh thanh toán với các chủ đầu tư và back-to-back với các nhà thầu phụ.

Coteccons da trich lap 100% no xau lien quan Saigon Glory, du phong 2024 the nao?
 

Trong quý 3 của niên độ, CTD đã hoàn thành mua lại 100% vốn góp của 2 công ty trong lĩnh vực nhôm kính và M&E là Công ty TNHH Sinh Nam Metal Việt Nam và Công ty TNHH Cơ và Điện UG Việt Nam (UG M&E).

Trong đó, Sinh Nam Metal hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối hệ thống nhôm kính mặt tiền, cung cấp dịch vụ quản lý dự án cho các chủ đầu tư tầm trung và cao cấp. Sinh Nam Metal có nhà máy 10,000 m2 tại Bình Dương, với công suất cửa sổ và cửa đi, mặt dựng nhôm kính và panel đạt lần lượt 300 m2/ngày, 150 m2/ngày và 300 m2/ngày.

Còn UG M&E là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực Cơ điện, công ty đã từng tham gia thi công một số công trình lớn tại Singapore như ION Orchard, Marina Bay Sands, sân bay Jewel Changi.

KBSV ước tính biên lãi gộp của 2 mảng nhôm kính và M&E của CTD đạt lần lượt 15% và 3%, đồng thời, cũng kỳ vọng việc đầu tư vào 2 doanh nghiệp trong lĩnh vực mới sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh khi đấu thầu và năng lực thi công của CTD, đặc biệt là trong mảng công nghiệp (giá trị công việc M&E chiếm 60-70% gói thầu).

Tuy nhiên, KBSV cũng lưu ý rằng CTD sẽ cần 1-2 năm để tiếp nhận, chuẩn bị và đưa 2 công ty trên đi vào hoạt động ổn định, trước khi 2 mảng nhôm kính và M&E có thể đóng góp rõ rệt hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của Coteccons.

Tính tới cuối quý 2/2024, mảng công nghiệp đóng góp 32% vào backlog của CTD, so với 21% tại quý 1.

Trong kịch bản cơ sở, KBSV kỳ vọng tỷ trọng backlog mảng công nghiệp sẽ đạt 40% trong giai đoạn 2024-2025 nhờ (1) năng lực thi công vượt trội đã được kiểm chứng bởi các chủ đầu tư trong nước và quốc tế, (2) cơ cấu tài chính lành mạnh và khả năng đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu về ESG giúp CTD có lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu các dự án có vốn đầu tư FDI.

Coteccons da trich lap 100% no xau lien quan Saigon Glory, du phong 2024 the nao?-Hinh-2
Dự phóng KQKD FY2024 - 2025 

Những rủi ro của Coteccons: Hợp tác với chủ đầu tư bất động sản và nợ xấu

(Vietnamdaily) - Coteccons sở hữu đáng kể lượng tài sản có thanh khoản cao nhưng rủi ro liên quan đến các khoản hợp tác với chủ nhà đầu tư, các nhà phát triển bất động sản đang tăng lên. Đồng thời, khả năng hoàn nhập dự phòng thấp.

SSI Research cho rằng cấu trúc bảng cân đối kế toán của CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đặt ra cả ưu và nhược điểm đối với hoạt động hiện tại của công ty.

Chi phí dự phòng lũy kế cho các khoản phải thu đạt khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng 

Trong Q1/2024, CTD công bố doanh thu đạt 4.124 tỷ đồng (tăng 14% so với quý trước và tăng 32,5% so cùng kỳ). Lợi nhuận trước thuế đạt 86 tỷ đồng (tăng 119% so với quý trước, mặc dù công ty ghi nhận lỗ trong Q1/2023).

3 cổ phiếu nào triển vọng nhóm xây dựng?

(Vietnamdaily) - SSI nhận định trung lập với ngành xây dựng năm 2024, tuy nhiên vẫn đưa 3 cổ phiếu vào danh sách theo dõi với triển vọng tích cực hơn.

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán năm 2024, SSI cho biết, các cổ phiếu xây dựng cơ sở hạ tầng có biến động giá mạnh trong năm 2023 phản ánh tác động của chu kỳ đầu tư công tăng lên, dẫn đến mức tăng trưởng backlog của các nhà thầu.

Doanh thu của một số nhà thầu tăng trưởng tích cực trong giai đoạn 2022-2023 cùng với đợt điều chỉnh giá lớn diễn ra trong năm 2022 khiến hệ số giá/doanh thu của cổ phiếu xây dựng khá hợp lý, nếu so sánh với hệ số trung bình 5 năm.

Tin mới