Các cổ đông chính của JTC là hai công ty con thuộc sở hữu của Công ty TNHH Đường sắt Đông Nhật và Công ty TNHH Đường sắt miền Trung Nhật Bản.
JTC, chuyên về thiết kế xây dựng đường sắt và khảo sát mặt đất, bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nước ngoài từ những năm 1990. Kể từ năm 2000, doanh nghiệp này đã nhận được 19 dự án ODA với tổng giá trị lên tới 25 tỷ Yen, bao gồm các đơn hàng nhận được khi tham gia liên doanh.
Công ty tư vấn Nhật cung cấp hàng loạt các dịch vụ tư vấn trong ngành đường sắt như quy hoạch và điều tra các dự án mới; lập kế hoạch phục hồi và cải thiện những công trình cơ sở hạ tầng hiện tồn tại; thiết kế công trình, làm hồ sơ mời thầu,..
Tại Việt Nam, JTC đã giành được một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2005, JTC đã liên danh với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) và Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) để tham gia cung cấp gói dịch vụ cho dự án tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM.
Sang tới năm 2009, một nhóm chuyên gia tư vấn Việt Nam – Nhật Bản (bao gồm Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT (TRICC), JTC, JARTS và Nippon Koel) đã đề xuất công nghệ tiên tiến Shinkansen trong việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc tại Việt Nam.
Vụ việc rúng động này không phải là trường hợp đầu tiên liên quan tới việc sử dụng các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Vào năm 2008, cũng tờ nhật báo này đã phanh phui hành vi đưa tiền lót tay của phía Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, khi đó là nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây.
Ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM kiêm Trưởng ban Quản lý dự án đại lộ Đông-Tây (áo trắng) từng nhận hối lộ trong dự án ODA. |
Nhật báo Yomiuri Shimbun đưa tin, Chủ tịch Công ty tư vấn đường sắt (JTC) ông Tamio Kakinuma thừa nhận hành vi đưa tiền hối lộ cho các quan chức ngành đường sắt ở ba nước Việt Nam, Indonesia và Uzabekistan trong thời gian tháng 2/2008-2/2012.
Cụ thể, JTC đã chi tổng cộng khoảng 130 triệu Yen với mục đích nhận được các hợp đồng cho các công trình sử dụng vốn ODA tại các ba quốc gia sở tại này.
Tờ báo này cho biết, các khoản thanh toán bất hợp pháp bị cáo buộc bao gồm 100 triệu Yen tiền lại quả do JTC đưa cho các quan chức trong giai đoạn từ 2008-2012.
Sơ đồ quá trình "lại quả" của phía JTC cho các quan chức nước ngoài. |
Các nguồn tin tiết lộ, thậm chí JTC còn tiếp tục hành vi đưa tiền hối lộ ngay cả trong khi cục thuế đang tiến hành kiểm tra. Được biết, 30 triệu Yen tiền mặt đã được chính JTC đưa cho các quan chức đường sắt ở ba quốc gia trên.
Theo lời khai nhận của Chủ tịch Kakinuma, tại Việt Nam, JTC đã “lại quả” số tiền 80 triệu Yen (hơn 16 tỷ đồng) cho “một quan chức cấp cao làm việc cho cơ quan về quản lý dự án của Cục Đường sắt Việt Nam” để nhận một dự án đường sắt nội đô trị giá 4,2 tỷ yen (hơn 860 tỷ đồng).
Thể theo luật pháp của Nhật, hành vi trên của JTC đã vi phạm Luật Phòng chống cạnh tranh không công bằng, trong đó nghiêm cấm các doanh nghiệp Nhật Bản đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ nước ngoài.