Công nghệ sản xuất vắc xin Cuba thế nào... đạt hiệu quả 100%?

Theo thông tin chính thức từ nhà phát triển ở Cuba, vắc xin Abdala của nước này đạt hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tử vong ở bệnh nhân COVID-19. Công nghệ vắc xin dựa trên protein của Cuba cho phép vắc xin dễ dàng được sản xuất hơn với giá thành rẻ hơn.

Công nghệ sản xuất vắc xin Cuba thế nào... đạt hiệu quả 100%?
Vắc xin Abdala do Trung tâm Kỹ thuật di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) nghiên cứu và phát triển. Mới đây, Bộ Ngoại giao Cuba cùng các phương tiện truyền thông của nước này đưa tin vắc xin Abdala cho thấy hiệu quả 100% trong việc ngăn tình trạng tử vong ở bệnh nhân Covid-19. Đây là kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vắc xin Abdala. Cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 có sự tham gia của hơn 300.000 tình nguyện viên.
Trước đó, vắc xin Abdal cho thấy hiệu quả 92,28% trong việc phòng ngừa triệu chứng COVID-19 sau 2 trong số 3 liều vắc xin này. Abdala đã được Cuba cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Vào ngày 9/7 vừa qua, Cuba chính thức phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin Abdala ngừa COVID-19. Theo đó, Cuba là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ Latin và tại Caribê phát triển thành công vắc xin phòng virus SARS-CoV-2.
Cong nghe san xuat vac xin Cuba the nao... dat hieu qua 100%?
 
Vắc xin Abdala được tiêm 3 mũi và khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 14 ngày. Loại vắc xin nội địa do Cuba sản xuất có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8 độ C.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, vắc xin do Cuba sản xuất sử dụng công nghệ vắc xin protein tái tổ hợp. Chúng hoạt động trên nguyên lý tái tạo các gai (spike) trên bề mặt virus SARS-CoV-2 (vốn là phần virus bám vào tế bào người) và đưa vào cơ thể, "huấn luyện" hệ miễn dịch con người nhận ra mầm bệnh này và có khả năng sinh kháng thể ngăn chặn khi phơi nhiễm virus trong thực tế.
Vắc xin theo công nghệ tái tổ hợp không cần bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh như vắc xin công nghệ mRNA của các Hãng Pfizer-BioNTech và Moderna.
Giới chức Cuba cho biết thêm, các chuyên gia đang phát triển các loại huyết thanh giá rẻ và dễ bảo quản để có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong nhiều tuần và lưu trữ dài hạn được ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao tới 46,4 độ C.
Về năng lực sản xuất vắc xin Abdala, Cuba có thể sản xuất khoảng 100 triệu liều/năm và Cuba chỉ sử dụng khoảng 30 triệu liều cho thị trường trong nước.
Một trong những nhà khoa học có đóng góp lớn nhất cho công cuộc nghiên cứu, phát triển vắc xin Abdala của Cuba là ông Gerardo Enrique Guillen Nieto, 58 tuổi, giám đốc phụ trách nghiên cứu y sinh tại Trung tâm Công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền (CIGB) ở Havana.
Ông Gerardo chia sẻ vắc xin Abdala đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tử vong ở bệnh nhân Covid-19: "Chúng tôi đã làm việc ngày đêm kể từ khi bắt đầu đại dịch. Mọi thứ bảy, chủ nhật, từ sáng sớm cho tới khuya, không phút nào nghỉ ngơi. Chúng tôi rất nhẹ nhõm vì kết quả thu được vượt quá mong đợi. Chúng tôi biết vắc xin này rất tốt, nhưng tôi cũng không dám kỳ vọng đạt được kết quả như vậy".
Tên của vắc xin Abdala được Cuba đặt theo tên một vở kịch thơ nổi tiếng của người anh hùng dân tộc Jose Marti của Cuba. Trong vở kịch thơ đó, nhân vật chính là người anh hùng trẻ tuổi Abdala được miêu tả kiên cường, dũng cảm bảo vệ tổ quốc dù phải đối mặt với kẻ thù hung bạo thế nào. Đối với nhiều người dân Cuba, đó là cái tên thật thích hợp cho loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được phát triển tại châu Mỹ Latin.
Trước đó, vào ngày 16/6/2021, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc trực tuyến với ông Jose Angel Portal Miranda, Bộ trưởng Bộ Y tế nước Cộng hoà Cuba; lãnh đạo của Trung tâm Kỹ thuật Gene và Công nghệ sinh học Cuba (CIGB), Tập đoàn Dược – Sinh học Cuba (BIOCUBAFARMA) về vấn đề cung ứng vắc xin phòng COVID-19 do Cuba sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất, đóng ống vắc xin này tại Việt Nam.
Trong buổi làm việc này, phía Cuba bày tỏ sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vắc xin Abdala, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin này. Nếu Việt Nam có nhu cầu về vắc xin lớn hơn số vắc xin hiện Cuba đang sản xuất thì Cuba sẽ mở thêm 2 xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam.
Bộ Y tế Việt Nam hoàn toàn ủng hộ hợp tác này với Cuba và giao cho Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) là đơn vị đầu mối trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin Abdala.

Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.

Vắc-xin COVID-19 “made in Vietnam” vượt tiến độ dự kiến

(Kiến Thức) - Với quy trình nghiên cứu thần tốc, dự án vắc-xin “made in Vietnam” phòng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học của Công ty Vabiotech triển khai với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup), đang có triển vọng “về đích” sớm.

Vắc-xin COVID-19 “made in Vietnam” vượt tiến độ dự kiến
Vac-xin COVID-19 “made in Vietnam” vuot tien do du kien
Đội ngũ nghiên cứu lấy mẫu xét nghiệm từ chuột. 

Vượt tiến độ 2 tháng

Vaccine chống COVID-19 “Made in Việt Nam” sắp được thử nghiệm trên cơ thể người

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.

Vaccine chống COVID-19 “Made in Việt Nam” sắp được thử nghiệm trên cơ thể người

Kể từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến ngày hôm nay, 9 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm bệnh, hơn 500.000 người đã thiệt mạng, Covid-19 đã có mặt tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mọi nỗ lực khống chế sự lây lan "như vũ bão" của virus đang trở nên quá mong manh.

Khoảng 35 công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tập hợp lại và chạy đua với thời gian để tạo ra một loại Vaccine ngừa Covid-19, ít nhất 4 trong số đó đã có kết quả và đã thử nghiệm thành công trên động vật. Sản phẩm đầu tiên thuộc quyền sở hữu của Công ty công nghệ sinh học Moderna, Mỹ đã chính thức có kế hoạch thử nghiệm trên người. Không nằm ngoài cuộc đua nghiên cứu chế tạo Vaccine phòng ngừa Covid-19, Việt Nam cũng đã sớm tập trung nhân lực từ những ngày đầu tiên để có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp về loại Vaccine này.

Mục sở thị nhà máy sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới

(Kiến Thức) - Nơi sản xuất vaccine COVID-19 "Sputnik V" duy nhất ở Nga là nhà máy dược phẩm Binnopharm thuộc Tập đoàn tài chính AFK Sistema, nằm ở thành phố Zelenograd, ngoại ô Moscow.
 

Mục sở thị nhà máy sản xuất vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới
Muc so thi nha may san xuat vaccine COVID-19 dau tien the gioi
 Theo Viện nghiên cứu Gamaleya, địa điểm sản xuất vaccine duy nhất ở Nga là nhà máy dược phẩm Binnopharm thuộc Tập đoàn tài chính AFK Sistema, nằm ở thành phố Zelenograd, ngoại ô Matxcơva.

Đọc nhiều nhất

Tin mới