Công nghệ mới giúp phục chế vàng từ rác thải điện tử

Phương pháp mới được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Đại học ETH Zurich giúp việc phục chế vàng từ rác thải điện tử trở thành điều khả thi.

Để tiến hành phương pháp mới có tính bền vững cao này, các nhà khoa học đã sử dụng bọt biển sợi protein thu được từ váng sữa, một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thực phẩm.
Rác thải điện tử chứa nhiều loại kim loại có giá trị như đồng, coban và thậm chí một lượng vàng đáng kể. Thu hồi số vàng này từ điện thoại thông minh và máy tính không được sử dụng là một phương án tưởng chừng là hấp dẫn trong bối cảnh nhu cầu về kim loại quý ngày càng tăng.

Tuy nhiên, các phương pháp phục hồi cho đến nay đều tiêu tốn nhiều năng lượng và thường yêu cầu sử dụng các hóa chất có độc tính cao.

Cong nghe moi giup phuc che vang tu rac thai dien tu

Vàng thu gom từ bo mạch chủ máy tính cũ hỏng. Ảnh: Independent

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu, do Giáo sư Raffaele Mezzenga tại Đại học ETH Zurich dẫn đầu, đã chiết xuất thành công vàng từ rác thải điện tử bằng một phương pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bền vững hơn chỉ với miếng bọt biển làm từ sợi protein, một phụ phẩm từ quá trình sản xuất phô mai.

Để sản xuất bọt biển, Mohammad Peydayesh, nhà khoa học của Tập đoàn Mezzenga và các đồng nghiệp đã làm biến tính protein whey trong điều kiện axit ở nhiệt độ cao để chúng tổng hợp thành các sợi nano protein dưới dạng gel. Sau đó, gel được sấy khô để tạo thành miếng bọt biển.

Cong nghe moi giup phuc che vang tu rac thai dien tu-Hinh-2

Các ion vàng bám vào miếng bọt biển/ Ảnh: ETH Zurich

Bằng cách này, họ đã thu được một lượng nhỏ vàng khoảng 450mg từ 20 bo mạch chủ máy tính. Quặng vàng thu được có 91% là vàng (còn lại là đồng), tương ứng với vàng 22 carat.

Công nghệ mới này có thể được thương mại hóa vì theo tính toán của Mezzenga, chi phí để mua nguyên liệu đầu vào cộng với chi phí năng lượng cho toàn bộ quy trình còn thấp hơn 50 lần so với giá trị vàng có thể thu hồi được. Các nhà nghiên cứu muốn phát triển công nghệ này để sẵn sàng đưa ra thị trường.

Nhà khoa học Mezzenga nhận định phương pháp này đã biến hai loại phế phẩm trở thành vàng theo nghĩa đen: “Điều tôi tâm đắc nhất là chúng tôi đang sử dụng sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thực phẩm để thu lại vàng từ rác thải điện tử. Còn gì có thể bền vững hơn thế!”

Nồi, chảo inox bị cháy, ố vàng khó vệ sinh, áp dụng ngay mẹo này

Những dụng cụ nấu ăn bằng inox nếu không sử dụng đúng cách rất dễ ố vàng, khó vệ sinh.

Nồi, chảo inox bị cháy, ố vàng khó vệ sinh, áp dụng ngay mẹo này
Nồi, chảo bằng inox được sử dụng nhiều trong các gia đình ngày nay. Tuy nhiên, cách sử dụng nồi inox sao cho đúng thì không được nhiều người biết tới. Chất liệu inox khác với loại chống dính nên nguyên lý làm nóng cũng khác. Vì vậy, việc nồi inox bị cháy, ố vàng, khó vệ sinh luôn là vấn đề nan giải của nhiều gia đình.

7 công việc quái dị của thợ cạo tóc thời trung cổ

Vào thời xưa, thợ cạo không chỉ hành nghề cắt tóc, mà còn làm những công việc khác như khám răng, khám bệnh, thậm chí phẫu thuật.

7 công việc quái dị của thợ cạo tóc thời trung cổ
1. Đổ dầu sôi vào vết đạn bắn

7 cong viec quai di cua tho cao toc thoi trung co

Trước khi người ta nhận ra phương pháp này điên rồ tới mức nào, thợ cạo thời trung cổ vẫn thường dùng dầu đổ vào vết thương đạn bắn để sát trùng. Trong một trận chiến ở Turin thế kỷ 16, người ta còn “phát triển” phương pháp này vì không đủ dầu: Họ trộn lòng đỏ trứng, dầu hoa hồng và nhựa thông vào để nấu sôi lên. Lạ lùng là, họ cảm thấy cách này hiệu quả hơn dầu sôi nhiều.

Phát hiện bất ngờ về sinh vật sống lâu đời nhất trên Trái đất

Không phải bọt biển, ctenophore xuất hiện lần đầu tiên cách đây 700 triệu năm là sinh vật sống lâu đời nhất trên Trái đất.

Phát hiện bất ngờ về sinh vật sống lâu đời nhất trên Trái đất
Phat hien bat ngo ve sinh vat song lau doi nhat tren Trai dat
Sinh vật giống sứa, hay còn gọi là ctenophore, là một trong những loài động vật biển đầy kỳ diệu của thế giới động vật.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới