Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần. |
Chú Đại Bi được rất nhiều người trì niệm. |
Hạnh Nguyện khác nhau của Bồ Tát: Lấy “Hạnh” để hóa độ chúng sinh gọi là “Đại Hạnh” Phổ Hiền Bồ Tát. Lấy “Nguyện” để độ sinh như “Đại Nguyện” Địa Tạng Vương Bồ Tát. Lấy “Đại Hùng”, “Đại Lực” để làm động cơ thúc đẩy độ sinh như “Đại Hùng”, “Đại Lực” Đại Thế Chí Bồ Tát. Lấy “Trí làm yếu chỉ như “Đại Trí” Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Lấy Đại Từ, Đại Bi để hóa độ chúng sinh gọi “Đại Từ” “Đại Bi” Quan Thế Âm Bồ Tát.
Hình Tướng khác nhau của Bồ Tát: Hình tướng xuất gia: Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Hình tướng tại gia: Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát. Hạnh nguyện của quý Ngài độ sinh ở trần gian.
Tinh thần nhập thế nên hiện tướng tại gia để hòa vào thế gian độ sinh vì lòng từ bi. Hành động vị tha ấy trong Đại Thừa gọi là: “Vô Công Dụng Hạnh - Anābhogacart) tức là hành động không dụng công, không vì mục đích tư lợi, chính vì lòng từ bi trí tuệ như thế giúp cho hàng Bồ Tát có được tâm vô phân biệt.
Hàng Bồ Tát tu diệt hết phiền não và đạt đến vô sanh pháp nhẫn, đạt đến vô ngã, không còn chấp vào hình tướng, nên hình tướng xuất gia hay tại gia, có tóc hay không có tóc điều đó không quan trọng (tóc = phiền não).
Riêng Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát vì hạnh nguyện độ chúng sinh ở Địa ngục, ở trong địa ngục không có Tam bảo, Chúng sinh thọ quả báo đau khổ khi nhìn hình tướng Ngài Địa Tạng là hình tướng xuất gia đầu tròn áo vuông, giúp cho phạm nhân khi nhìn Ngài để phát khởi tâm Bồ Đề, giác ngộ nghiệp ác của mình đã tạo và quy hướng Tam bảo, phát lồ sám hối thoát khỏi địa ngục.
Trong Phật giáo, mục đích duy nhất “Duy tuệ thị nghiệp = lấy trí tuệ làm sự nghiệp”, tức là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: Đại trí biểu trưng cho sự nghiệp. Nhưng ít Phật tử nhắc đến Ngài Văn Thù Sư Lợi, Ngài Thế Chí, Ngài Phổ Hiền, bởi chủ yếu tín ngưỡng Ngài Quan Thế Âm và Ngài Địa Tạng; vì Đại hạnh, Đại Nguyện, Đại Lực hay Đại Trí cũng đặt trên nền tảng là Đại Bi.
Đại bi là lẽ sống là hạnh nguyện độ sinh, trái tim của Bồ tát quằn quại khi nhìn thấy chúng sinh đau khổ, biết bao tiếng rên xiết trong địa ngục, trong đêm trường sinh tử. Vì vậy, chư vị Bồ tát hóa thân vào Địa Ngục để độ sinh như ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát vì lòng đại từ, đại bi không ngần ngại (vô ngại).
Hoặc như Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân thành Tiêu Diện vào cảnh giới Ngã quỷ để độ chúng ma mà không có một chút ngần ngại nào cả, cho nên Bồ Tát có 32 ứng hóa thân là để tùy thuận chúng sinh mà hóa độ.
Trái tim Bồ Tát luôn tuần hành nhịp nhàng, trong sáng, thanh tịnh không vướng vào “tự ngã,” đạt đến sự vô phân biệt, không có ranh giới, tâm từ bi ấy thể hiện tính bình đẳng giữa mọi người, như mặt trăng không phân biệt quốc gia nào. Nó luôn vận hành liên tục để tỏa sáng trong đêm trường. Đó là ý nghĩa câu Chú Đại Bi: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”.
Riêng về phần Mật
Phần mật của Chú Đại Bi bắt đầu từ câu: “Tâm đà la ni” cho đến câu 84. “Ta bà ha” là phần ẩn nghĩa, hàng phàm phu không hiểu được phần này, chỉ có chư Phật mới hiểu.
Như vậy, phần hiển là để chúng ta hiểu nghĩa công dụng lợi ích của Kinh, Chú mà hành trì.
Còn phần mật hành trì để tâm chúng ta thanh tịnh và an lạc (vô ngại), niệm Chú Đại Bi là đọc xưng danh hiệu của 84 vị Hộ Pháp Kim Cang Thần hóa thân của ngài Quan Thế Âm Bồ Tát để đối trị tiêu diệt 84 phiền não chướng tư hoặc và lậu hoặc.
Tuy thần chú là những lời nói nhiệm mầu, bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát ta khó thể lãnh hội được nội dung, ý nghĩa. Nhưng phần hiển là phần giúp hành giả hiểu rõ công năng và lợi ích cho việc hành trì Chú Đại Bi.
Khi hành trì chú Đại Bi để đạt quả vị Vô thượng Bồ đề đòi hỏi hành giả phải: Tâm đại từ bi, tâm bình đẳng, tâm đạt đến vô niệm, tâm chẳng nhiễm trước, tâm không, tâm phải cung kính, tâm biết khiêm nhường, tâm không tạp loạn, tâm không cố chấp, phát tâm Vô thượng Bồ đề.
Phật Pháp (trích từ bài giảng giáo lý của Ngài Trí Giải)