Công đức lễ Phật

Những ngày đầu xuân, có không ít người lên chùa dâng hương, lễ Phật, cầu nguyện một năm mới vạn sự hanh thông tốt lành.

Công đức lễ Phật
Mỗi khi đến chùa, dù có khóa lễ hay không thì bất cứ người con Phật nào cũng dành chút thời gian cung kính lễ lạy chư Phật, Bồ-tát. Ai cũng biết lạy Phật, phụng sự Tam bảo thì công đức, phước báo vô lượng. Mặc dù Phật tử nào cũng biết đại khái rằng lễ Phật thì có công đức. Nhưng những công đức ấy cụ thể là gì thì không phải ai cũng biết tường tận. Ở pháp thoại này, Đức Phật đã chỉ rõ năm công đức ấy là “đoan chánh, tiếng tốt, nhiều tiền lắm của, sanh dưỡng trong nhà trưởng giả, chết sanh cõi lành”. Thì ra, có một cách tu khá dễ là thành kính lễ Phật thôi mà công đức phước báo sung mãn trong hiện tại và cả vị lai. Thế Tôn đã dạy về công đức lễ Phật như sau:
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Phụng sự, lễ Phật có năm công đức. Thế nào là năm? Ðoan chánh; tiếng tốt; nhiều tiền lắm của; sanh dưỡng trong nhà trưởng giả; chết sanh cõi lành, lên trời. Vì sao thế? Như Lai không ai sánh bằng. Như Lai có tín, có giới, có văn, có tuệ, có sắc lành thành tựu nên thành tựu năm công đức.
Lại do nhân duyên gì lễ Phật được đoan chánh? Vì thấy hình tượng Phật rồi phát tâm hoan hỷ. Do nhân duyên này được đoan chánh.
Lại do nhân duyên gì có âm thanh tốt? Vì thấy hình tượng Như Lai rồi, ba lần xưng danh hiệu: Nam-mô Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Do nhân duyên này được âm thanh tốt.
Lại do nhân duyên gì được lắm tiền nhiều của? Do họ thấy Như Lai mà bố thí lớn: rải hoa, đốt đèn và thí những vật khác. Do nhân duyên này được giàu có.
Lại do nhân duyên gì sanh nhà trưởng giả? Nếu thấy thân Như Lai rồi, tâm không dính mắc, gối phải chấm đất, quỳ thẳng chắp tay chí tâm lễ Phật. Do nhân duyên này sanh nhà trưởng giả.
Lại do nhân duyên gì khi chết sanh cõi lành, lên trời? Theo phép thường của chư Phật, Thế Tôn: Có các chúng sanh đem năm việc nhân duyên lễ Như Lai sẽ sanh cõi lành, lên trời.
Ðó là, Tỳ-kheo! Có năm nhân duyên lễ Phật được công đức. Thế nên, các Tỳ-kheo! Nếu có thiện nam, tín nữ muốn lễ Phật, nên tìm phương tiện thành tựu năm công đức này. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Thiện tụ,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.198)
Hẳn nhiên lễ Phật thì có công đức vì “Như Lai không ai sánh bằng. Như Lai có tín, có giới, có văn, có tuệ, có sắc lành thành tựu”. Nhưng điều chúng ta cần lưu ý là cách dụng tâm, quán tưởng trong khi lễ Phật thế nào để công đức ấy được trọn vẹn, sung mãn? Bởi trong thực tế có khá nhiều người chỉ lễ lạy suông, lạy xong thì một mực cầu xin, khấn nguyện đủ điều theo mong ước của mình mà không lạy đúng như Chánh pháp.
Phật dạy, “thiện nam, tín nữ muốn lễ Phật, nên tìm phương tiện thành tựu năm công đức”. Lạy Phật, thấy Phật dung mạo đoan chánh, tốt đẹp nên sanh tâm hoan hỷ, nhờ công đức hoan hỷ mà mình được phước báo đoan trang xinh đẹp. Lạy Phật, xưng danh hiệu Phật, nhờ công đức niệm hồng danh Phật mà được lời đẹp, tiếng hay. Lạy Phật, học theo hạnh Như Lai “mà bố thí lớn: rải hoa, đốt đèn và thí những vật khác”, nhờ công đức bố thí mà được giàu có. Lạy Phật với tâm buông xả, triệt tiêu ngã mạn, nhờ đó được sanh vào dòng tôn quý. Lạy Phật chí thành và chí kính thì tội diệt phước sanh nên được sanh về cõi lành.
Cho nên, những người con Phật khi lạy Phật cần đúng như pháp. Lạy Phật mà sanh tâm hoan hỷ, biết niệm Phật, siêng bố thí, trừ ngã mạn, chí thành và chí kính thì mới thành tựu công đức, phước báo đầy đủ, trọn vẹn.

Treo hình tượng Phật trên bàn thờ tổ tiên

Con muốn treo thêm hình tượng đức Phật và đức Ðịa Tạng trên tường, tức trên bàn thờ tổ tiên, không biết treo như thế có được không?

Treo hình tượng Phật trên bàn thờ tổ tiên
Kính bạch thầy, nhà con đã có bàn thờ Phật và cũng có bàn thờ tổ tiên riêng. Nay con muốn treo thêm hình tượng đức Phật và đức Ðịa Tạng trên tường, tức trên bàn thờ tổ tiên, không biết treo như thế có được không?

Sái tịnh

 Sái tịnh là rưới nước thơm để cho mọi vật được trong sạch.

Sái tịnh
HỎI:

Hình ảnh choáng ngợp từ thánh địa Phật giáo Bagan

(Kiến Thức) - Có khoảng hơn 10.000 ngôi chùa tháp Phật giáo đã được xây dựng trong khoảng diện tích 100 km vuông ở vùng đồng bằng trung tâm Myanmar dưới triều đại Pagan.

Hình ảnh choáng ngợp từ thánh địa Phật giáo Bagan
Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ có hàng nghìn đền chùa, tự viện độc đáo còn được bảo tồn trên diện tích hàng chục km2.
 Thánh địa Phật giáo Bagan là một di tích lịch sử nổi tiếng ở vùng Mandalay, khu vực đồng bằng miền trung đất nước Myanmar. Đây là một thành phố cổ có hàng nghìn đền chùa, tự viện độc đáo còn được bảo tồn trên diện tích hàng chục km2.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.