Công dân Mỹ đánh cắp tài liệu F-35 cung cấp cho Iran?

(Kiến Thức) - Một công dân Mỹ đã bị bắt do liên quan tới việc chuyển giao tài liệu kỹ thuật về F-35 cho Iran.

Theo nguồn tin từ chính quyền bang Connecticut (Mỹ), công dân M. Khazaee mới đây bị bắt tại sân bay quốc tế Newark ở New Jersey, vì tội đánh cắp các cơ sở dữ liệu kỹ thuật của siêu tiêm kích tàng hình F-35.
Theo bản khai của Khazaee với các nhà chức trách Mỹ, y đã cố tình chuyển các dữ liệu kỹ thuật của chiến đấu cơ F-35 từ bang Connecticut về thành phố Hamadan của Iran. Các điều tra viên đã phát hiện được rất nhiều thùng cát tông chứa các tài liệu nhạy cảm liên quan đến kỹ thuật sản xuất máy bay F-35 của Mỹ mà y lấy cắp từ một công ty y từng làm việc vào tháng 8/2013, trong đó có các bản vẽ kỹ thuật và các thông tin kiểm soát xuất khẩu của siêu máy bay này.
Bản kê khai của Khazaee không nói rõ tên công ty mà y từng làm việc, tuy nhiên y nói rằng đã làm việc tại một bộ phận phụ trách đo lường thông số kỹ thuật của máy bay F-35.
Tiêm kích tàng hình F-35.
 Tiêm kích tàng hình F-35.
Còn theo Matthew Bates - Phát ngôn viên của công ty Pratt & Whitney, thì hãng này chính là công ty mà Khazaee đã làm việc trước đây. Vì quá trình điều tra đang tiếp tục nên Pratt & Whitney sẽ không đưa ra thêm thông tin gì và sẽ tiếp tục phối hợp các thông tin liên quan để đưa ra kết quả chính thức vào một thời điểm thích hợp nhất.
Rolls Royce - nhà thầu phụ của dự án F-35, là một trong hai công ty liên quan đến vụ án mất cắp thông tin kỹ thuật của máy bay F-35. Phát ngôn viên của Hãng R Royce khẳng định Khazaee hiện không làm việc cho hãng này nữa và không bàn luận gì thêm về vụ việc này.
Trong khi đó, người phát ngôn của Tập đoàn Lockheed Martin - nhà thầu chính dự án F-35 nói rằng: “hãng này sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm sáng tỏ vụ án này”.
Đầu năm 2013, chính phủ Mỹ xác nhận, tin tặc Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp thông tin kỹ thuật mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 - đây là mẫu máy bay chiến đấu hiện đại nhất, được coi là "át chủ bài" của Không quân Mỹ trong vài thập kỷ tới.

“Nội thất” tiêm kích tối tân F-35 mà châu Á “khao khát”

Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang mong muốn sở hữu hàng trăm chiếc tiêm kích tàng hình tối tân F-35 nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang mong muốn sở hữu hàng trăm chiếc tiêm kích tàng hình tối tân F-35 nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Tiêm kích tàng hình F-35 được phát triển từ mẫu thử nghiệm công nghệ X-35 (trong ảnh) dành cho nhiệm vụ: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu chiếm ưu thế trên không. Đây được xem như là giải pháp trang bị cho đồng minh Mỹ máy bay tiên tiến, thay cho việc phải xuất khẩu tiêm kích F-22.
Tiêm kích tàng hình F-35 được phát triển từ mẫu thử nghiệm công nghệ X-35 (trong ảnh) dành cho nhiệm vụ: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu chiếm ưu thế trên không. Đây được xem như là giải pháp trang bị cho đồng minh Mỹ máy bay tiên tiến, thay cho việc phải xuất khẩu tiêm kích F-22.

Dự án phát triển F-35 được xem là một trong dự án có sự góp mặt của nhiều đối tác quốc tế nhất trên thế giới. Ngoài Mỹ, đầu tư cho dự án F-35 còn có 8 quốc gia khác gồm: Vương quốc Anh (2,5 tỷ USD) Italy (1 tỷ USD); Hà Lan (800 triệu USD); Canada (400 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD); Australia (144 triệu USD); Na Uy (122 triệu USD); Đan Mạch (110 triệu USD).
Dự án phát triển F-35 được xem là một trong dự án có sự góp mặt của nhiều đối tác quốc tế nhất trên thế giới. Ngoài Mỹ, đầu tư cho dự án F-35 còn có 8 quốc gia khác gồm: Vương quốc Anh (2,5 tỷ USD) Italy (1 tỷ USD); Hà Lan (800 triệu USD); Canada (400 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD); Australia (144 triệu USD); Na Uy (122 triệu USD); Đan Mạch (110 triệu USD).

F-35 được phát triển với 3 biến thể chính, chủ yếu là phù hợp với phương án cất hạ cánh trên đường băng thường, hay trên hạm tàu. Trong ảnh là biến thể cất hạ cánh thông thường F-35A dự kiến trang bị Không quân Mỹ và các nước khác trên thế giới. Đây được xem là biến thể nhỏ nhất, nhẹ nhất, rẻ nhất (122 triệu USD/chiếc) trong “gia đình nhỏ” F-35.
F-35 được phát triển với 3 biến thể chính, chủ yếu là phù hợp với phương án cất hạ cánh trên đường băng thường, hay trên hạm tàu. Trong ảnh là biến thể cất hạ cánh thông thường F-35A dự kiến trang bị Không quân Mỹ và các nước khác trên thế giới. Đây được xem là biến thể nhỏ nhất, nhẹ nhất, rẻ nhất (122 triệu USD/chiếc) trong “gia đình nhỏ” F-35.

Thành viên dành được nhiều sự quan tâm nhất của dòng F-35 là, biến thể cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B. Loại này được thiết kế trang bị trên tàu sân bay hạng nhẹ (đường băng ngắn, không có máy phóng), tàu đổ bộ có boong phóng máy bay (một loại tàu rất phổ biến ở nhiều nước châu Á như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Thành viên dành được nhiều sự quan tâm nhất của dòng F-35 là, biến thể cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B. Loại này được thiết kế trang bị trên tàu sân bay hạng nhẹ (đường băng ngắn, không có máy phóng), tàu đổ bộ có boong phóng máy bay (một loại tàu rất phổ biến ở nhiều nước châu Á như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Thách thức lớn trong thiết kế F-35B chính là loại động cơ cho máy bay. F-35B trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy có phần ổng xả có thể “đổi chiều” (hướng xuống dưới, hoặc hướng ngang đẩy máy bay) và một cánh quạt nâng vận hành bằng trục tiên tiến.
Thách thức lớn trong thiết kế F-35B chính là loại động cơ cho máy bay. F-35B trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy có phần ổng xả có thể “đổi chiều” (hướng xuống dưới, hoặc hướng ngang đẩy máy bay) và một cánh quạt nâng vận hành bằng trục tiên tiến.

Loại động cơ này cho phép chiếc F-35B cất cánh ngắn trên boong tàu không cần máy phóng thủy lực. Đặc biệt nó có thể hạ cánh thẳng đứng trên tàu như trực thăng. Trong ảnh là cánh quạt nâng đặt ở sau buồng lái, trước động cơ.
Loại động cơ này cho phép chiếc F-35B cất cánh ngắn trên boong tàu không cần máy phóng thủy lực. Đặc biệt nó có thể hạ cánh thẳng đứng trên tàu như trực thăng. Trong ảnh là cánh quạt nâng đặt ở sau buồng lái, trước động cơ.

Nhưng cũng chính vì công nghệ động cơ tối tân này mà góp phần làm tăng giá bán, giúp nó trở thành biến thể đắt nhất dòng F-35, 150 triệu USD/chiếc. Trong ảnh là tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu đổ bộ đa năng Hải quân Mỹ.
Nhưng cũng chính vì công nghệ động cơ tối tân này mà góp phần làm tăng giá bán, giúp nó trở thành biến thể đắt nhất dòng F-35, 150 triệu USD/chiếc. Trong ảnh là tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu đổ bộ đa năng Hải quân Mỹ.

Biến thể F-35C được thiết kế hoạt động trên tàu sân bay truyền thống với cánh có thể gấp lại, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh. Trong ảnh là mẫu F-35C thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng trên mặt đất.
Biến thể F-35C được thiết kế hoạt động trên tàu sân bay truyền thống với cánh có thể gấp lại, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh. Trong ảnh là mẫu F-35C thử nghiệm cất cánh bằng máy phóng trên mặt đất.

Ngoài các điểm khác biệt phù hợp với phương thức cất hạ cánh, nhìn chung tất cả biến thể F-35 đều thiết kế giống nhau về kiểu dáng, trang bị điện tử, vũ khí. Tiêm kích F-35 thiết kế với kỹ thuật hàng hình bền bỉ, bảo trì ít tốn kém hơn.
Ngoài các điểm khác biệt phù hợp với phương thức cất hạ cánh, nhìn chung tất cả biến thể F-35 đều thiết kế giống nhau về kiểu dáng, trang bị điện tử, vũ khí. Tiêm kích F-35 thiết kế với kỹ thuật hàng hình bền bỉ, bảo trì ít tốn kém hơn.

F-35 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại hàng đầu thế giới như: radar mạng pha điện tử chủ động AN/APG-81, hệ thống ngắm mục tiêu quang – điện tử, hệ thống radar cảnh báo tên lửa… Trong ảnh là buồng lái “số hóa” 100% trên F-35 với màn hình lớn hiển thị thông tin, không còn những dãy đồng hồ hay chi chít nút bấm trên bảng điều khiển.
F-35 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại hàng đầu thế giới như: radar mạng pha điện tử chủ động AN/APG-81, hệ thống ngắm mục tiêu quang – điện tử, hệ thống radar cảnh báo tên lửa… Trong ảnh là buồng lái “số hóa” 100% trên F-35 với màn hình lớn hiển thị thông tin, không còn những dãy đồng hồ hay chi chít nút bấm trên bảng điều khiển.  

Phi công lái F-35 được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống hiển thị trên mũ. Theo đó, hình ảnh bên ngoài được truyền trực tiếp tới màn hình hiển thị trên mũ phi công thông qua 6 máy quay hồng ngoại gắn xung quanh máy bay. Các thiết bị cảm biến gắn trên mũ cho phép xác định vị trí, góc nhìn của phi công để cung cấp hình ảnh góc nhìn đó trên mũ bay. Ngoài ra, mũ bay còn hỗ trợ khả năng điều khiển vũ khí qua mắt phi công.
Phi công lái F-35 được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống hiển thị trên mũ. Theo đó, hình ảnh bên ngoài được truyền trực tiếp tới màn hình hiển thị trên mũ phi công thông qua 6 máy quay hồng ngoại gắn xung quanh máy bay. Các thiết bị cảm biến gắn trên mũ cho phép xác định vị trí, góc nhìn của phi công để cung cấp hình ảnh góc nhìn đó trên mũ bay. Ngoài ra, mũ bay còn hỗ trợ khả năng điều khiển vũ khí qua mắt phi công.

Tiêm kích tàng hình F-35 thiết kế với khoang vũ khí trong thân nhằm tối ưu khả năng tành hình trước radar đối phương. Khoang trong thân mang được tối đa 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, AIM-9 hoặc 2 tên lửa đối không, 2 tên lửa đối đất hoặc 4 bom có điều khiển.
Tiêm kích tàng hình F-35 thiết kế với khoang vũ khí trong thân nhằm tối ưu khả năng tành hình trước radar đối phương. Khoang trong thân mang được tối đa 4 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, AIM-9 hoặc 2 tên lửa đối không, 2 tên lửa đối đất hoặc 4 bom có điều khiển.

Nếu đánh đổi khả năng tàng hình, F-35B có thể mang tổng cộng 12 tên lửa AIM-120, AIM-9 hoặc 6 bom 910kg, 2 tên lửa AIM-120 và 2 AIM-9 trên các giá treo trong thân và ngoài cánh.
Nếu đánh đổi khả năng tàng hình, F-35B có thể mang tổng cộng 12 tên lửa AIM-120, AIM-9 hoặc 6 bom 910kg, 2 tên lửa AIM-120 và 2 AIM-9 trên các giá treo trong thân và ngoài cánh.

Ngoài các loại vũ khí do Mỹ sản xuất, F-35B còn tích hợp tên lửa do các nước châu Âu sản xuất như: tên lửa không đối đất Brimstone (Anh), Storm Shadow (liên doanh Anh- Pháp – Italy); tên lửa không đối hạm JSM (Na Uy)…
Ngoài các loại vũ khí do Mỹ sản xuất, F-35B còn tích hợp tên lửa do các nước châu Âu sản xuất như: tên lửa không đối đất Brimstone (Anh), Storm Shadow (liên doanh Anh- Pháp – Italy); tên lửa không đối hạm JSM (Na Uy)…

Mặc dù trong quá trình thử nghiệm, 3 biến thể F-35 mắc vô số lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhu cầu từ các nước châu Á, họ đang cần hơn bao giờ hết một mẫu tiêm kích đủ mạnh đối chọi J-20 và J-31 của Trung Quốc.
Mặc dù trong quá trình thử nghiệm, 3 biến thể F-35 mắc vô số lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm nhu cầu từ các nước châu Á, họ đang cần hơn bao giờ hết một mẫu tiêm kích đủ mạnh đối chọi J-20 và J-31 của Trung Quốc.

Tận mắt dây chuyền lắp ráp tiêm kích F-35

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu vừa đăng tải những bức ảnh về dây chuyền lắp ráp tiêm kích tàng hình F-35 tại nhà máy của Lockheed Martin.

Trong ảnh là chiếc F-35 thứ 100 đã bước vào giai đoạn sắp hoàn thành. Đây là biến thể tiêm kích F-35A dành cho Không quân Mỹ, mang số hiệu AF-41.
Trong ảnh là chiếc F-35 thứ 100 đã bước vào giai đoạn sắp hoàn thành. Đây là biến thể tiêm kích F-35A dành cho Không quân Mỹ, mang số hiệu AF-41.
Tiêm kích F-35 thứ 100 mang số hiệu AF-41 sẽ trở thành thành viên đầu tiên của phi đội F-35 đặt tại căn cứ không quân Luke (bang Arizona, Mỹ). Dự kiến, căn cứ không quân này sẽ có 6 phi đội F-35 đồn trú với tổng số 144 chiếc.
 Tiêm kích F-35 thứ 100 mang số hiệu AF-41 sẽ trở thành thành viên đầu tiên của phi đội F-35 đặt tại căn cứ không quân Luke (bang Arizona, Mỹ). Dự kiến, căn cứ không quân này sẽ có 6 phi đội F-35 đồn trú với tổng số 144 chiếc. 

Tin mới