Đại diện Công an tỉnh Long An trả lời câu hỏi về 3 luật sư bào chữa cho các bị cáo ở Tịnh thất Bồng lai. Ảnh: HD |
Luật sư Đặng Đình Mạnh tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh: HD |
Đại diện Công an tỉnh Long An trả lời câu hỏi về 3 luật sư bào chữa cho các bị cáo ở Tịnh thất Bồng lai. Ảnh: HD |
Luật sư Đặng Đình Mạnh tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh: HD |
Theo điều tra của cơ quan Công an, trước đây, bà Cao Thị Cúc thường trú tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Năm 2014, bà bán đất đai, ruộng vườn rồi đến xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa mua lại nhà đất rộng gần 2.000 m2, sau đó sửa chữa làm điểm tu tại gia. |
Năm 2015, ông Lê Tùng Vân (SN 1932, An Giang, thường trú quận 6, TP HCM) chuyển về đây sinh sống. Cả hai đã “biến” điểm tu tại gia này thành nơi gọi là Tịnh thất Bồng Lai. Đến tháng 1/2020, nhằm né tránh những ồn ào tự gây ra, ông Lê Tùng Vân đổi tên nơi đây thành Thiền am bên bờ vũ trụ. Không xin phép cơ quan chức năng địa phương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bà Cao Thị Cúc và ông Lê Tùng Vân mua sắm nhiều pho tượng phật mang về kê trên các kệ được thiết kế sẵn, cạo đầu trọc, mua pháp phục về mặc và trang bị cho những người trong hộ gia đình này. |
Mới đây, trao đổi với báo chí, đại diện Công an tỉnh Long An cho biết, những thông tin đăng tải việc 3 bị can Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương khai nhận là con ruột của ông Lê Tùng Vân là chưa chính xác. |
Hiện vấn đề các bị can đang bị tạm giam có chung huyết thống với ông Lê Tùng Vân hay không cũng đang được điều tra, làm rõ. |
Vai trò cầm đầu
Hiện cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Long An đã khởi tố 6 người tại “Tịnh thất Bồng Lai” hay có tên khác là “Thiền am bên bờ vũ trụ” (ấp Lập Thành, xã Hoà Khánh Tây, huyện Đức Hoà) về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, vi phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân". Trong số này, ông Lê Tùng Vân (90 tuổi) và bà Cao Thị Cúc (62 tuổi) được xác định có vai trò cầm đầu.
Năm 2014 bà Cao Thị Cúc mua rồi đứng tên sở hữu nhà, đất tại địa chỉ số 191A ấp Lập Thành và biến gia thành tự, đặt tên “Tịnh thất Bồng Lai”.
Chừng một năm sau, ông Lê Tùng Vân về cư ngụ tại nhà bà Cúc, đứng đầu “Tịnh thất Bồng Lai”.
Cần nói rõ, ông Lê Tùng Vân quê gốc An Giang. Sau năm 1975, ông lên TP.HCM cư ngụ tại quận 6. Giai đoạn năm 1990, ông lập ra “Trại dưỡng lão - cô nhi Thánh Đức” ở huyện Bình Chánh.
Nơi này được giới thiệu là cơ sở nuôi trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa… để rồi nhận từ thiện từ trong, ngoài nước đổ về.
Tồn tại trong thời gian dài, đến năm 2007, Trại dưỡng lão - cô nhi Thánh Đức” bị chính quyền địa phương giải tán vì hoạt động không phép. Thời đó có xuất hiện những thông tin tố nơi này mạo nhận trẻ mồ côi để lừa đảo từ thiện, bạo hành, bóc lột sức lao động trẻ em nhưng do chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự với ông Vân và một số người liên quan.
Và đến giai đoạn năm 2015, ông Lê Tùng Vân xuất hiện với vai trò người đứng đầu “Tịnh thất Bồng Lai” với danh xưng Đại Đức Thích Tâm Đức hay “thầy Ông nội”, dù từ nhỏ đến nay ông chưa tu hành ở bất kỳ ngôi chùa nào.
“Tịnh thất Bồng Lai” cũng là bình cũ rượu mới của Trại dưỡng lão - cô nhi Thánh Đức” trước đây. Có khác là ông Lê Tùng Vân đã tổ chức quy củ hơn với sự tiếp tay của mạng xã hội, quảng bá của các game show dễ dãi và đặc biệt là nhóm “đệ tử” nay đã lớn.
Còn bà Cao Thị Cúc, là “hậu phương” cho ông Lê Tùng Vân, người tổ chức cuộc sống tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Bà Cúc có hai người con, trong đó có Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Hành vi cụ thể của bà Cúc là thời điểm gia đình cô gái Võ Thị Diễm My (23 tuổi) gây ồn ào tại “Tịnh thất Bồng Lai” để tìm người, Công an huyện Đức Hoà vào cuộc điều tra. Công an có mời Diễm My về làm việc thì những người tại “Tịnh thất Bồng Lai” kéo đến Công an huyện Đức Hoà gây áp lực, đòi người.
Bà Cúc đã tham gia, có những lời lẽ mạt sát, công kích lực lượng công an khi lực lượng này đang giải quyết vụ việc theo trình tự quy định pháp luật.
Còn ông Lê Tùng Vân được các đối tượng tại “Tịnh thất Bồng Lai” dùng truyền thông mạng xã hội dựng thành hình tượng như “Phật sống” để lừa bịp công chúng.
Những “đạo diễn” thật sự
Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Long An hiện đang mở rộng điều tra theo nhiều đơn tố cáo nhắm đến các cá nhân của nhóm “Tịnh thất Bồng Lai” về nhiều vấn đề như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, loạn luân…
Đến nay, Công an tỉnh Long An chưa thông tin chi tiết về những tiến trình điều tra nhưng cho hay, các đối tượng, đặc biệt là ông Lê Tùng Vân vẫn có hành vi bất hợp tác.
Được biết, trong quá trình hoạt động kéo dài nhiều năm của nhóm người ở “Tịnh thất Bồng Lai” để lừa bịp công chúng nhằm vận động quyên góp từ thiện, phải kể đến vai trò của các đối tượng bị khởi tố cùng ông Lê Tùng Vân – bà Cao Thị Cúc như: Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi)… Đây là nhóm "đệ tử" có hiểu biết mạng xã hội, là đạo diễn của nhiều chiêu trò tinh vi.
Những đối tượng này cùng với một số phụ nữ tại “Tịnh thất Bồng Lai” đã soạn kịch bản, đào tạo những đứa trẻ mạo nhận là trẻ mồ côi, hướng dẫn ông Lê Tùng Vân cùng những cá nhân khác diễn rồi thay phiên quay clip, chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội để đánh động lòng thương cộng đồng, từ đó trục lợi tiền từ thiện. Một số kênh Youtube, trang Fanpage trước đây để số tài khoản của Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên để nhận các khoản tiền từ thiện nhưng từ khi cộng đồng bức xúc thì đã tháo bỏ.
Theo một nguồn tin, để trục lợi từ thiện trong thời gian dài, nhóm “Tịnh thất Bồng Lai” có phân công nhiệm vụ cụ thể từng người và thực hiện rất tinh vi, quy củ. Trong đó, Lê Thanh Trùng Dương (là con của bà Cao Thị Cúc) là một trong những người quản lý tài chính, nguồn tiền từ thiện đổ về.
Sau khi các bị can Lê Tùng Vân cùng Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên và Trùng Dương bị khởi tố, bắt tạm giam thì Lê Thanh Nhị Nguyên tiếp nối trở thành “đạo diễn”.
Nhị Nguyên quay, chia sẻ những clip trên mạng xã hội về những đứa trẻ, những hoạt động tại “Tịnh thất Bồng Lai” để tranh thủ sự ủng hộ của một số người mê muội, cũng như các khoản từ thiện. Nhị Nguyên cũng có phản ứng, kêu gọi những người mê muội tham gia lên tiếng phản đối về tiến trình điều tra của cơ quan công an nhắm đến các cá nhân của “Tịnh thất Bồng Lai”.
Nhị Nguyên là bị hại trong vụ án hình sự xảy ra ngày 24/10/2019 tại “Tịnh thất Bồng Lai” giữa những người ở đây và nhóm của gia đình cô gái Diễm My khi đi tìm con. Nhị Nguyên có ẩu đả trực tiếp với bà Châu Vinh Hoá - người trong nhóm gia đình Diễm My, dẫn đến bị thương tích 13%.
Tại phiên xét xử sơ thẩm, TAND huyện Đức Hoà tuyên phạt bà Hoá 2 năm tù tội “cố ý gây thương tích” và phải bồi thường cho Nhị Nguyên 9 triệu đồng. Nhưng sau đó, hai bên đều kháng cáo.
Nhị Nguyên đề nghị cấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm, buộc bà Hoá phải bồi thường cho mình 3,3 tỷ đồng vì các thiệt hại như: tổn hại sức khoẻ, chi phí nuôi bệnh, phẫu thuật thẩm mỹ, tổn thất tinh thần, tiền luyện tập thể hình, tiền đầu tư dự án âm nhạc, thiệt hại do không biểu diễn nghệ thuật được….
Và phiên phúc thẩm tháng 12/2021 cấp phúc thẩm TAND tỉnh Long An bác kháng cáo của Nhị Nguyên và chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Hoá xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên bà này 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.