Công an kết luận “Tịnh thất Bồng Lai” không phải nơi nuôi trẻ cơ nhỡ

(Kiến Thức) - Đa số trẻ sống trong "Tịnh thất Bồng Lai" đều có mẹ đi cùng, không phải là trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Hiện tại, nơi đây có 18 người đang cư trú, trong đó có 6 trẻ em đều có mẹ ruột cùng tạm trú.

Ngày 22/9, Công an tỉnh Long An cho biết, đơn vị đã có kết quả xác minh về trường hợp những người cư trú trong hộ bà Cao Thị Cúc tại ấp Lập Thành (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An) mà nhiều người gọi là "Tịnh thất Bồng Lai", sau này là "Thiền am bên bờ vũ trụ".
Theo kết quả xác minh từ Công an tỉnh Đồng Nai cho thấy, năm 2014, bà Cao Thị Cúc (SN 1960, hộ khẩu thường trú xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) mua lại nhà, đất (gần 2.000m2) ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa rồi chuyển về đây sinh sống, sau đó sửa chữa lại làm điểm tu tại gia. Năm 2015, ông Lê Tùng Vân (SN 1932, hộ khẩu thường trú phường 10, quận 6, TP.HCM) chuyển về đây sinh sống cùng nhà với bà Cúc.
Cong an ket luan “Tinh that Bong Lai” khong phai noi nuoi tre co nho
Nhóm người từng lao vào Tịnh thất Bồng Lai để đập phá.  
Trước đó, ông Lê Tùng Vân tạm trú tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM và tự phong là giám đốc trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức. Đến năm 2007, do hoạt động không đúng theo quy định pháp luật về điều kiện vật chất, vệ sinh môi trường tại cơ sở không bảo đảm, việc chấp hành đăng ký tạm trú và đăng ký nhận nuôi con nuôi không tuân thủ quy định.
Ngày 25/7/2007, UBND huyện Bình Chánh (TP HCM) có quyết định chấm dứt hoạt động đối với cơ sở Thánh Đức. Đến năm 2015, ông Vân bán hết đất tại địa chỉ trên về tạm trú tại hộ bà Cao Thị Cúc ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và hành nghề nhận nuôi con nuôi làm từ thiện.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, đa số trẻ sống trong hộ bà Cúc đều có mẹ đi cùng, không phải là trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Hiện tại, hộ bà Cúc có 18 người đang cư trú, trong đó có 6 trẻ em đều có mẹ ruột cùng tạm trú. Thời gian qua, nơi đây lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ không nơi nương tựa để kêu gọi lòng tốt của mọi người trong và ngoài nước giúp đỡ, trục lợi cá nhân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, dư luận xã hội.
Đáng chú ý, nhóm người tại "Tịnh thất Bồng Lai" đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội cá nhân khác nhau đăng nhiều video với nội dung không đúng sự thật về diễn biến vụ việc xảy ra tại đây. Lúc đầu, do chưa hiểu rõ vấn đề, bản chất nên dư luận ủng hộ "Tịnh thất Bồng Lai". Tuy nhiên, sau khi nhiều báo thông tin về việc chấp hành đăng ký tạm trú, tạm vắng và đăng ký nhận con nuôi không tuân thủ quy định của pháp luật và những chiêu trò lợi dụng tôn giáo, lợi dụng nuôi trẻ mồ côi để trục lợi, gắn mác tu hành nhưng lại sinh hoạt, sinh sống như những người bình thường thì dư luận xã hội đã hiểu rõ bản chất, hoạt động của nhóm "Tịnh thất Bồng Lai" nên đã chuyển hướng sang lên án, phê bình.
Sau đó, đầu tháng 1/2020, ông Lê Tùng Vân đã làm lễ đổi tên "Tịnh thất Bồng Lai" thành "Thiền am bên bờ vũ trụ".
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng khẳng định "Tịnh thất Bồng Lai" không phải là cơ sở tôn giáo. Hòa thượng Thích Minh Thiện - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An đã có văn bản khẳng định "Tư thất Bồng Lai xã Hòa Khánh Tây không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự giáo hội phật giáo tỉnh quản lý". Những người đang sống và sinh hoạt tại đó không phải là tu sĩ phật giáo.
Kết quả xác minh cho thấy số trẻ em, thanh niên sinh sống tại "Tịnh thất Bồng Lai", "Thiền am bên bờ vũ trụ" đa số là con ruột, cháu ruột của ông Lê Tùng Vân chứ không phải trẻ em mồ côi, cơ nhỡ.
Thời gian gần đây, những người đang lưu trú trong ngôi nhà này cũng từng bị cưỡng chế cách ly phòng ngừa dịch COVID-19, sau khi có một người vượt biên giới trái phép đến đây ủng hộ tiền trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
"Tịnh thất Bồng Lai" từng được biết đến khi có thông tin cho rằng tại đây mọc lên “hoa ưu đàm” quý hiếm. Ngoài ra, năm 2017, tại đây có 2 “nhà sư” thi hát Bolero trên truyền hình. Tiếp đến, có 5 chú tiểu đang sinh sống tại đây thi chương trình “Thách thức danh hài” và đoạt giải cao. Thời gian qua, nơi đây cũng đã từng xảy ra vụ việc một nhóm người ở TP.HCM đến tìm con gái nhưng không gặp, sau đó đã xảy ra xô xát với những người ở đây.
Hiện nay, chính quyền địa phương đang tiếp tục làm rõ thêm về nội dung liên quan đến vấn đề trẻ em.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cách ly 17 người ở Tịnh thất Bồng Lai phòng COVID-19:

Nguồn: THĐT1

Tịnh thất Bồng Lai bị côn đồ náo loạn có “lý lịch” đáng ngờ... sư mà không phải sư?

(Kiến Thức) - Vụ việc một nhóm người đeo khẩu trang xông vào lục soát và xảy ra xô xát khiến một người bị thương ở Tịnh thất Bồng Lai, theo chính quyền địa phương những người sống ở chùa này họ không phải sư.

Mới đây, vị lãnh đạo UBND xã Hòa Khánh Tây, tỉnh Long An cho biết, Công an xã đang phối hợp Công an huyện Đức Hòa tiến hành điều tra, xác minh vụ việc gây mất an ninh trật tự tại một điểm tự xưng là cơ sở thờ tự trên địa bàn xã.

"Trụ trì" tịnh thất Bồng Lai bị côn đồ náo loạn là người thế nào?

(Kiến Thức) - "Trụ trì" tịnh thất Bồng Lai (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), cụ Tâm Đức từng là Tỉnh hội trưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, tỉnh Gia Định nay thuộc TP HCM, người nuôi nhiều cháu nhỏ và đều cho cạo đầu, mặc áo nâu, áo lam.

Theo đó, cụ Thích Tâm Đức 88 tuổi hiện đang "trụ trì" ở tịnh thất Bồng Laithông tin trên Giác Ngộ đăng tải, cụ Tâm Đức từng là Tỉnh hội trưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, tỉnh Gia Định nay thuộc TP HCM, người nuôi nhiều cháu nhỏ và đều cho cạo đầu, mặc áo nâu, áo lam.
Nói về viêc tịnh thất Bồng Lai không phải là chùa, Một Thế Giới đưa tin, theo cụ Tâm Đức, cụ có đầy đủ giấy tờ để chứng minh “chùa nhà” của cụ, là ngôi chùa hoang ở xã Hòa Khánh Tây, được cụ mua lại từ 4 năm nay.

“Chùa của mình thì gọi là tịnh thất hoặc chùa tư nhân đều được. Nhất Nguyên và Hoàn Nguyên là đệ tử của tôi, 2 con là trẻ mồ côi ở với tôi từ nhỏ. Từ trước đến nay tôi nuôi trên 200 em mồ côi, hiện tại Bồng Lai đang có 25 em mồ côi. Tôi không chỉ có tịnh thất Bồng Lai mà còn rất nhiều nơi ở các tỉnh thành như Châu Đốc, Cần Thơ, TP.HCM…”, cụ Tâm Đức trình bày.

Trước những phát biểu của ông Tâm Đức, Đại đức Thích Thiện Danh cho biết: cụ Tâm Đức và 2 đệ tử Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên chỉ là những người tu tại gia, không phải tu sĩ, nên không thể tự xưng ngôi nhà mình đang ở là “chùa Bồng Lai” và mình là sư thầy, hòa thượng.

Tịnh thất Bồng Lai bị đại náo: Có khởi tố hình sự nhóm côn đồ?

(Kiến Thức) - Một nhóm người khoảng 50 người đã phá cửa, hàng rào, lao vào Tịnh thất Bồng Lai để đập khiến 1 người bị thương nặng. Vậy, nhóm côn đồ này có bị khởi tố hình sự?

Mới đây, một nhóm người khoảng 50 người đã phá cửa, hàng rào, leo vào Tịnh thất Bồng Lai (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) để đập phá, lục lọi đồ đạc, thậm chí hành hung các sư thầy trong tịnh xá.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Thời gian trước tết luôn bận rộn với những cuộc hẹn, tiệc tùng, mua sắm... Việc chia nhỏ từng không gian trong nhà để dọn dẹp không chỉ giảm tải công việc mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.