Còn lại những bài Pháp

Có những vị Tôn túc, khi họ đã vĩnh viễn xa ta, ta mới nhận ra mình đã mất một cái gì quý giá.

Còn lại những bài Pháp
Bởi ngày thường, những người ấy vẫn sống lặng lẽ, thậm chí khuất lấp đâu đó giữa dòng đời.
(Nhân ngày tưởng niệm sự vắng bóng Đức Tôn sư)
Tổ sư Minh Đăng Quang nguyên Tổ khai sáng Hệ phái Khất sĩ Việt Nam là một trong những người như vậy, cũng sống như bao nhiêu người khác trên thế gian này. Nhưng có những điểm đặc biệc là giác ngộ và trí huệ hơn thường và Ngài có một đời sống an lạc trong giáo pháp Phật đà, hành theo hạnh Khất sĩ thời bấy giờ để hoằng dương chính pháp cho chúng sinh, hạnh Khất sĩ là thay đức Thế Tôn: “Đem đạo vào đời, vì lợi ích chúng sinh”.
Ngày mùng 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954), với 32 tuổi đời, vừa tròn 10 năm hoằng hoá. Khi Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức tăng, ni, phật tử được tin Tổ sư vắng bóng.
Tôi được nghe đến sự Vắng bóng của đức Tôn sư Minh Đăng Quang do Chư tôn đức kể lại, trong tâm khảm của tôi dâng lên lòng thương tưởng đến một vị Thánh Tăng vì Phật pháp; vì chúng sinh mà Ngài nghiêm cứu Giáo pháp Nam Bắc Phật giáo từ đó lấy trung đạo mà khai sáng Hệ phái Khất sĩ Việt Nam. Nghe xong tôi có một cảm giác trống rỗng trong lòng.
Khi đọc lại cuốn Chơn Lý của Ngài viết để lại cho hậu nhân, tôi chợt hiểu: Tôi sinh ra thì Tổ sư đã Vắng bóng lâu lắm rồi, ước gì tôi sinh thời đó để được hiểu Ngài hơn và nghe những lời dạy của Tổ sư chắc hạnh phúc lắm. Trong Kinh Pháp Hoa có viết: “Được thân huệ mạng là khó, gặp thiện tri thức và học pháp khó hơn”, sư thật chúng ta không phủ nhận được vì Tổ sư đã vắng bóng.
Tổ sư Minh Đăng Quang tên thật Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, Tam Bình, Vĩnh Long. Năm 15 tuổi (1973), đi Nam Vang học đạo. Năm 19 tuổi về Sài Gòn. Đầu năm 22 tuổi, Ngài về Thất Sơn xuất gia học đạo. Ngài chu du khắp miền Thất sơn trọn một năm. Sau đó, Ngài đã tham thiền suốt bảy ngày đêm và ngộ chứng ý pháp “Thuyền Bát Nhã” tại Mũi Nai Hà Tiên. Từ đó Ngài đi khắp miền Nam mà cứu độ chúng sinh.
Mãn khai vô thượng liên đài,
Trang nghiêm thị hiện Như Lai toạ thiền.
Ngài phát nguyện “Nôi truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát.
Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hoá độ xuân thu.
Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn luôn kêu gọi Tăng đồ trở về với giới luật và nên sống chung tu học. Tổ sư kêu gọi nhân loại hãy thương yêu nhau: “không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”. Và Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách:
Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải (học đạo) làm thiện.
Đọc lại những bài pháp trong cuốn Chơn Lý của Tổ sư, tôi tin, nhiều bài pháp nhỏ đó sẽ bình thản, an lạc trong giáo pháp Phật đà sau khi Ngài vắng bóng, và sẽ còn lại rất lâu. Giống như Chư tôn đức những người hậu nhân học và hành trong Chơn Lý đã thành đạt trong nhà Phật.
Trong chúng ta có một niềm an ủi: dù Tổ sư vắng bóng, nhưng Chơn Lý Tổ sư còn lại với ta, còn lại với cuộc đời muôn nỗi gian nan trong cuộc sống này. Vậy cũng là được.
Sư Huệ Nghiêm (Học viện, Khóa 7)

GHPGVN dự Đại lễ tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang

(Kiến Thức) - Sáng nay, tại Pháp viện Minh Đăng Quang (quận 2, TP HCM) hệ phái Khất sĩ đã long trọng đón tiếp Chư tôn Đức Giáo phẩm TWGH Phật giáo VN về dự Đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.

GHPGVN dự Đại lễ tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang
Đức Tổ sư Minh Đăng Quang tuy chỉ 10 năm tu tập và hành đạo nhưng Ngài đã dựng lập một truyền thống Phật giáo Khất sĩ với hơn 20 ngôi tịnh xá, thâu nhận hàng trăm tăng ni và hàng vạn tín đồ Phật tử. Ánh đạo khất sĩ trãi dài khắp Nam Trung nước Việt, các tỉnh phía Bắc cũng như các nước trên thế giới trong những năm gần đây.
Đức Tổ sư Minh Đăng Quang tuy chỉ 10 năm tu tập và hành đạo nhưng Ngài đã dựng lập một truyền thống Phật giáo Khất sĩ với hơn 20 ngôi tịnh xá, thâu nhận hàng trăm tăng ni và hàng vạn tín đồ Phật tử. Ánh đạo khất sĩ trãi dài khắp Nam Trung nước Việt, các tỉnh phía Bắc cũng như các nước trên thế giới trong những năm gần đây. 

1250 tăng ni tưởng niệm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

(Kiến Thức) - Lễ khất thực tưởng niệm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang 60 năm lần đầu tiên có số lượng tăng ni nhiều nhất trong lịch sử Hệ phái Khất Sĩ Phật Giáo Việt Nam.

1250 tăng ni tưởng niệm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Đại lễ tưởng niệm 60 Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng bước sang ngày thứ 4 và đã có hàng ngàn lượt Phật tử từ khắp nơi về tham dự. Sáng nay, tại Pháp viện Minh Đăng Quang, quận 2, TP HCM, Hệ phái Khất sĩ đã tổ chức lễ khất thực...
Đại lễ tưởng niệm 60 Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng bước sang ngày thứ 4 và đã có hàng ngàn lượt Phật tử từ khắp nơi về tham dự. Sáng nay, tại Pháp viện Minh Đăng Quang, quận 2, TP HCM, Hệ phái Khất sĩ đã tổ chức lễ khất thực...

Tu tập xả ly phải chăng là vô cảm?

Người tu lập nguyện xả ly, buông bỏ hết mọi thứ tạp niệm, tâm không vướng bận, không màng chuyện thế sự, vậy điều đó có phải là vô cảm không?

Tu tập xả ly phải chăng là vô cảm?
HỎI: Người tu lập nguyện xả ly, buông bỏ hết mọi thứ tạp niệm, tâm không vướng bận, không màng chuyện thế sự, vậy điều đó có phải là vô cảm không? Đạo Phật dạy mọi người hãy xem nhẹ mọi chuyện, đừng bám víu, hãy xem mọi thứ là Không thì sẽ chẳng dính mắc, nhưng tôi không biết làm thế nào mới là đúng? Đơn cử như khi đi đường gặp cảnh cướp giật nếu không giúp người đuổi cướp sẽ bị gọi là vô cảm, hèn nhát, còn đuổi theo thì có phải là động tâm, bị sân si chi phối không? Một việc khác, như người trong gia đình bị kẻ xấu hãm hại, mình không can thiệp thì không thương gia đình, nhưng mình trả thù thì có đúng không? Thật khó quá khi không làm gì thì bị coi là vô cảm, còn can thiệp vào thì tâm chưa tịnh.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.