Con đường Trung Quốc chế trực thăng (1): phương Tây tiếp tay

(Kiến Thức) - Mua giấy phép các mẫu trực thăng dân sự của nước ngoài rồi vũ trang cho chúng là cách mà Trung Quốc phát triển các dòng trực thăng quân sự.

Con đường phát triển của các trực thăng quân sự tại Trung Quốc khá vòng vèo nhưng cũng có thể xem đây là một lựa chọn khôn ngoan trong việc tiếp cận các công nghệ cao từ nước ngoài, đặc biệt là từ châu Âu trong điều kiện cấm vận của NATO.
Phương Tây tiếp tay
Cuối những năm 1970, khi quan hệ Trung Quốc - phương Tây đang trong thời kỳ “trăng mật” (thời kỳ này, quan hệ Trung – Xô chuyển căng thẳng), Pháp đã đồng ý cung cấp giấy phép cho công ty chế tạo máy bay Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc để sản xuất loại trực thăng đa đăng AS-365 Dauphin.
Ban đầu Trung Quốc "ngoan ngoãn" lắp ráp Z-9 bằng linh kiện của Pháp cung cấp.
 Ban đầu Trung Quốc "ngoan ngoãn" lắp ráp Z-9 bằng linh kiện của Pháp cung cấp.
Biến thể sản xuất tại Trung Quốc được gọi là Z-9, ban đầu mục đích sản xuất loại trực thăng này chủ yếu để phục vụ cho các hoạt động dân sự và phục vụ trong lực lượng cảnh sát. Mẫu Z-9 có chuyến bay đầu tiên vào năm 1981. Đến năm 1992, Trung Quốc đã gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trực thăng này lên 70% và được chỉ định là Z-9B.
Đến biến thể này, Trung Quốc đã lái nó sang mục đích quân sự, Z-9B chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Trung Quốc từ năm 1994. Z-9B là một trực thăng vận tải đa năng, nó có thể chở theo 10 binh lính với đầy đủ trang bị.
Z-9 có cánh quạt chính 4 lưỡi, rotor đuôi được thiết kế gắn liền với đuôi trực thăng, ban đầu trực thăng này được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Arriel 2C do Pháp sản xuất, từ biến thể Z-9B trở đi được trang bị động cơ WZ-8A do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép từ Pháp.
Khi đã "đủ lông đủ cánh", Trung Quốc nhanh chóng nội địa 100% Z-9 và lái nó sang mục đích quân sự.
 Khi đã "đủ lông đủ cánh", Trung Quốc nhanh chóng nội địa 100% Z-9 và lái nó sang mục đích quân sự.
Z-9 có chiều dài 11,44m, cao 4,01m, đường kính cánh quạt 11,93m, trọng lượng rỗng 2.050kg, trọng lượng cất cánh 4.100kg. Tốc độ hành trình 260km/h, phạm vi 1.000km với nhiên liệu phụ trợ, trần bay 4.500m.
Khi đã tiếp cận được các công nghệ cao trong chế tạo trực thăng của châu Âu thì việc chuyển đổi nó sang mục đích quân sự không còn là vấn đề quá khó khăn đối với Trung Quốc. Một biến thể khác của Z-9 là Z-9C đã được sản xuất trong những năm 1990 sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra chống ngầm và tìm kiếm cứu nạn trên các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Năm 2002, Eurocopter đã ban hành một báo cáo chính thức phản đối việc công ty Cáp Nhĩ Tân tiếp tục sản xuất các mẫu trực thăng của họ bất chấp giấy phép sản xuất đã hết hạn. Nhưng lúc này đã quá muộn để phương Tây “hốn hận”, Trung Quốc đã có đủ năng lực tự sản xuất các mẫu trực thăng Z-9 và biến đổi nó thành nhiều mục đích khác nhau, kể cả làm nhiệm vụ chiến đấu.
Hiện nay, các tàu chiến Hải quân Trung Quốc chủ yếu dùng mẫu Z-9 cho nhiệm vụ săn tàu ngầm.
Hiện nay, các tàu chiến Hải quân Trung Quốc chủ yếu dùng mẫu Z-9 cho nhiệm vụ săn tàu ngầm.
Trực thăng chiến đấu Z-9W, WZ-19
Thành công trong việc nội địa hóa 100% Z-9, Trung Quốc bắt đầu phát triển thêm các biến thể làm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mạnh cho mặt đất. Năm 2005, Trung Quốc lần đầu giới thiệu mẫu trực thăng chiến đấu Z-9WA.
Z-9WA được trang bị một hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR ở trước mũi, cho phép thực hiện nhiệm vụ tấn công vào ban đêm.
Về mặt quả lực, Z-9WA thiết kế với 2 cánh nhỏ treo vũ khí gồm: tên lửa chống tăng tầm ngắn HJ-8/9/10; tên lửa chống tàu mặt nước C-701 hoặc TL-10, tên lửa không đối không TY-90.
Biến thể chiến đấu Z-9WA.
 Biến thể chiến đấu Z-9WA.
Về mặt lý thuyết, Z-9WA có thể tiến hành các hoạt động chiến đấu trên chiến trường, nhưng trực thăng này vẫn không thể hoạt động như một trực thăng chiến đấu đúng nghĩa như các trực thăng chiến đấu khác trên thế giới.
Gần đây, Trung Quốc tiếp tục giới thiệu mẫu trực thăng chiến đấu mới được phát triển dựa trên Z-9, định danh là WZ-19.
Mẫu trực thăng này được thiết kế với thân hẹp và không có khả năng chở quân. Buồng lái củaWZ-19 được thiết kế khá hẹp với 2 chỗ ngồi cho phi công được bố trí trước sau. Phi công điều khiển trực thăng ngồi phía trước còn phi công điều khiển hỏa lực ngồi phía sau. Buồng lái được bọc giáp chống lại súng máy hạng nhẹ.
Dưới mũi trực thăng được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR gồm một camera quang hồng ngoại, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu laser. WZ-19 được vũ trang một pháo 30mm ở dưới mũi. Tuy nhiên, các hình ảnh mới công bố gần đây chưa thấy được trang bị loại pháo này.
Hai cánh phụ hai bên có thể trang bị tên lửa không đối không tầm thấp PL-90, tên lửa chống tăng HJ-10. Ngoài ra, bên cánh có thể trang bị 2 pháo 23mm cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực.
WZ-19 có trọng lượng rỗng 2.350kg, trọng lượng cất cánh 4.500kg, trực thăng này được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục WZ-8A công suất 848 mã lực/chiếc, các vòi xả của động cơ được thiết kế khá đặc biệt giúp làm giảm độ bộc lộ hồng ngoại khi hoạt động.
Trực thăng chiến đấu WZ-19.
Trực thăng chiến đấu WZ-19.
Trực thăng WZ-19 có tốc độ tối đa 245km/h, phạm vi hoạt động 700km, trần bay 6.000m. Vai trò của trực thăng WZ-19 chưa thực sự rõ ràng, trong tháng 7/2010, Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (công ty mẹ của Cáp Nhĩ Tân) đã tiết lộ về một mẫu trực thăng tấn công “cây nhà lá vườn” mang tên WZ-19.
Mẫu thử nghiệm đã trải qua các chuyến bay thử nghiệm tại sân bay của công ty Cáp Nhĩ Tân trong tháng 5/2010, các nguồn tin không chính thức cho biết, một mẫu thử nghiệm đã bị rơi trong quá trình bay thử nghiệm vào ngày 18/9/2010, nguyên nhân của tai nạn không được tiết lộ.
Trong khi đó các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng WZ-19 không hoàn toàn là một trực thăng tấn công đúng nghĩa. Nó có vai trò như một trực thăng trinh sát vũ trang thì đúng hơn.WZ-19 có nhiều điểm tương đồng với trực thăng AH-1 Cobra của Mỹ.
Một số nhà phân tích phương Tây nhận định,trực thăng WZ-19 nhiều khả năng là một sản phẩm hướng tới thị trường xuất khẩu và khách hàng đầu tiên có thể là Pakistan – quốc gia có truyền thông mua vũ khí Trung Quốc.
Các biến thể của trực thăng Z-9 được xuất khẩu cho khá nhiều quốc gia trên thế giới và được xem là một thành công của Trung Quốc.

TQ “nhọc nhằn” phát triển bom thông minh (2)

Nỗ lực vượt thời gian

Trung Quốc đã “nhái” tiêm kích J-11/15 như thế nào? (kỳ 2)

3 lý do phá vỡ hợp đồng

Đọc nhiều nhất

Tin mới