Con đường gốm sứ: Nhìn mà thấy xót xa!

Dư luận Hà Thành nói riêng và cả nước nói khá bất ngờ về sự xuống cấp trầm trọng của con đường gốm sứ.

Con đường gốm sứ: Nhìn mà thấy xót xa!
Và mới đây, TP Hà Nội lại quyết định trùng tu công trình này với tổng mức vốn là hơn 2,5 tỷ đồng. Đây là lần thứ hai Con đường gốm sứ ven sông Hồng được trùng tu (lần đầu tiên vào năm 2015). Do đó, với nhiều người số tiền tuy không lớn, nhưng để lại những trăn trở, xót xa.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 7.000m2, trong đó, mỗi mét vuông được ghép bởi 1.000 mảnh gốm sứ, hợp thành tác phẩm nghệ thuật sống động, đa sắc màu. Nó ghi lại tất cả những gì tinh hoa của Hà Nội, dòng chảy lịch sử từ thời kỳ Đông Sơn qua các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Những nét văn hóa được trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm của 54 dân tộc anh em.
Con đường gốm sứ tiếp tục xuống cấp dù đã trải qua một số lần trùng tu, sửa chữa.
 Con đường gốm sứ tiếp tục xuống cấp dù đã trải qua một số lần trùng tu, sửa chữa.
Những biểu tượng của Hà Nội như cầu Long Biên, Tháp Rùa, Khuê Văn Các, chùa Một Cột… hay những bức tranh của nghệ sĩ trên khắp mọi miền tổ quốc và cả của những em nhỏ đang tập vẽ, tập tô đều được tái hiện trên tác phẩm kỉ lục này.
Nói cách khác, tác phẩm này không chỉ truyền tải những thông điệp văn hóa, lịch sử của đất nước qua các thời kỳ, mà còn lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật độc đáo của các tác giả trong và ngoài nước. Thậm chí, Giáo sư sử học Lê Văn Lan từng nói: “Tôi cho đây là một ý tưởng hay, là một sáng kiến. Có thể nói cao hơn nữa thậm chí là một phát kiến...”
Bởi thế, dư luận khá ngạc nhiên vì sự xuống cấp khá nhanh của nó. Dọc theo bức tranh gốm sứ rất nhiều vết nứt chạy dài hàng chục mét, những mảng lớn bong tróc khiến bức tranh loang lổ, nham nhở, có những mảng đã được sửa chữa, vá víu một cách cẩu thả.
Nguyên nhân xuống cấp của con đường được nhiều chuyên gia chỉ ra đó là: Con đường gốm sứ nằm trên trục đường giao thông với mật độ xe qua lại nhiều, độ rung lắc do chuyển động giao thông lớn. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa là nguyên nhân chủ yếu gây nên những vết nứt trên bề mặt tranh gốm.
Bên cạnh đó, để “bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới” bị xuống cấp như vậy một phần lỗi thuộc về quản trị đô thị. Tức là, chính quyền Phường, Quận - nơi có Con đường gốm sứ phải chịu phần trách nhiệm. Rồi câu chuyện văn minh đô thị, kèm ý thức người dân với công trình văn hóa công cộng chưa cao lại được nhắc đến.
Phải nói rằng, trước đây, tại mảnh đất Hà Thành này, đâu đâu người dân cũng thấy băng rôn, khẩu hiệu, hình ảnh tuyên truyền về công trình... khắp nơi. Vậy mà chỉ vài năm sau đó người ta đã phải liên tục trùng tu, gây tốn kém, lãng phí tiền của, ngân sách. Chẳng lẽ, công trình này chỉ hoàn thành mục tiêu chính trị? Giờ thì nó chuẩn bị cho mục tiêu khảo cổ, bảo tàng?
Và dư luận hoài nghi đây cũng là một trong nhiều dự án lớn thuộc kiểu “đầu chuột đuôi voi”. Vì thế, chi 2,5 tỷ đồng để bảo dưỡng Con đường gốm sứ thật sự không phải câu chuyện lớn, mà quan trọng nhất vẫn là câu chuyện niềm tin của nhân dân vào các dự án lớn của chính quyền dần càng vơi dần đi nhiều.
Quả thật, con đường dài gần 4km bao quanh đê sông Hồng đã giữ lại một phần tinh hoa cho Hà Nội, để Hà Nội ngày một đẹp hơn, lắng sâu hơn. Ai cũng từng thấy vui, cũng xuýt xoa vì vẻ đẹp của con đường, cùng lòng ngưỡng mộ sự tài tình của những con người đã làm nên vẻ đẹp đó.
Ấy vậy mà, càng vui mừng, tự hào bao nhiều thì giờ đây càng ngắm nhìn, người ta càng thấy xót xa bấy nhiêu vì sự xuống cấp “chóng mặt” của nó.

Không xứng đáng với con đường gốm sứ!

(Kiến Thức) - Con đường gốm sứ đẹp nhất của Hà Nội đang xuống cấp trầm trọng, có những chỗ nứt rộng, có đoạn các mảnh sứ rơi rụng nham nhở...

Không xứng đáng với con đường gốm sứ!
Khong xung dang voi con duong gom su!
 Con đường gốm sứ đang xuống cấp trầm trọng.
Con đường gốm sứ đẹp nhất của Hà Nội đang xuống cấp trầm trọng, có những chỗ nứt rộng, có đoạn các mảnh sứ rơi rụng nham nhở... Mà nào đã lâu la gì, nó mới được khánh thành cách nay hơn 4 năm... 

Con đường gốm sứ 65 tỷ tiếp tục bong tróc hư hại

(Kiến Thức) - Là công trình kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, mới chỉ hoàn thành vài năm nhưng con đường gốm sứ 65 tỷ liên tục bong tróc, hư hại.

Con đường gốm sứ 65 tỷ tiếp tục bong tróc hư hại
Con duong gom su 65 ty tiep tuc bong troc hu hai
 Theo ghi nhận của PV báo Kiến Thức vào chiều 12/11,  tại vị trí trước số nhà 638, đường Hồng Hà (quận Ba Đình, Hà Nội), con đường gốm sứ 65 tỷ bị bong tróc một mảng lớn, cao ngang đầu người.
Con duong gom su 65 ty tiep tuc bong troc hu hai-Hinh-2
 Vết bong tróc tựa như một vết thương "lở loét" cỡ lớn trong một bức tranh hoàn mỹ mà người ta từng được nhắc đến khi mới hoàn thành.

Xấu hổ với những 'nhà vệ sinh công cộng ngàn sao' giữa HN

Gần đây, một tờ báo uy tín của nước Anh đã ví von vỉa hè Việt Nam giống như nhà vệ sinh công cộng. 

Xấu hổ với những 'nhà vệ sinh công cộng ngàn sao' giữa HN
"Nhà vệ sinh công cộng ngàn sao" giữa Hà Nội

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.