Con đường Bát chánh đạo của Phật tử Lê Phước Vũ

Sống trong thế gian, để giữ được bát chánh đạo phải cố gắng bằng mọi giá tốt nhất không rơi rớt một nghiệp thiện nào. Đó là cái tôi luôn hướng đến và cố làm cho bằng được.

Chủ tịch HĐQT CTCP Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ – Phật tử điều hành doanh nghiệp trở thành một trong những công ty lớn mạnh nhất Việt Nam trong ngành tôn – thép chia sẻ trong chương trình Phật pháp nhiệm màu do chùa Hoằng Pháp tổ chức.
Ông Lê Phước Vũ (sinh năm 1963), pháp danh Hoằng Lược, nguyên quán Quảng Nam hiện sống tại Quận II, TP Hồ Chí Minh. Dù công việc kinh doanh nhiều bộn bề, ông vẫn ăn chay trường và khéo léo áp dụng Phật pháp vào công việc để vừa hoàn thành nhiệm vụ với xã hội, mà vẫn dành thời gian nuôi dưỡng, thăng tiến lộ trình tâm linh của mình.
Trong bài nói chuyện, ông có đề cập đến ba từ “bát chánh đạo”, phương pháp sống và tu tập của Phật giáo hướng đến sự giác ngộ, cao thượng và hạnh phúc.
Con duong Bat chanh dao cua Phat tu Le Phuoc Vu
Thú thực tôi không muốn tạo nghiệp xấu. 
Kẻ “bố thí” chân thật chứ không phải là chỉ là phát ngôn rồi để đấy
Đứng mũi chịu sào trước doanh nghiệp quy mô hàng ngàn người, ông Vũ kể có dạo nguyên một tuần ông gần như không ngủ. “Trên cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, mối quan tâm đầu tiên phải là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên và đằng sau đó là hàng ngàn gia đình. Nhu cầu cuộc sống phải được nâng lên và đó là điều chính đáng”, ông nói.
“Chúng ta không thể nào sống trong tinh thần của Phật pháp khi chúng ta giàu còn mọi người thiếu thốn, không có tiền uống thuốc hoặc không có nhà để ở. Nếu tôi làm Phật sự, cũng đi bố thí mà không bố thí ngay nhân viên Hoa Sen thì tôi thấy bản thân chúng tôi cũng không chân thật. Cho nên trong vai trò đầu tàu, nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao để mọi người làm việc hết mình”, ông cho biết thêm. 
Ông Vũ nằm trong danh sách 50 Người Tiên phong 2012 do báo Vnexpress bình chọn. Điều này chứng tỏ bản thân người đứng đầu Hoa Sen phải tự hoàn thiện mình và từng bước đưa công ty phát triển hơn. Nhưng “rõ ràng với cách điều hành hiện nay tôi nhận thấy bắt đầu có sự không phù hợp. Cũng như một cơ thể đã đến lúc trưởng thành, cái áo bắt đầu chật. Nếu không thay áo mắc, chắc chắn cái áo cũ sẽ rách”, ông nói.
Câu chuyện nhiều nhà đầu tư có hoàn cảnh khó khăn tích lũy được số tiền vài chục đến vài trăm triệu đóng tiền mua cổ phiếu càng khiến ông nhiều đêm trăn trở. “Đây là điều thuộc về lòng tin. Thú thực tôi không muốn tạo nghiệp xấu. Nếu thấy làm được tôi mới nhận tiền của bà con, còn nếu thấy không được thì tôi dừng ở đây, không làm nữa. Cái tâm chúng ta nó lung tung lắm. Nếu làm việc gì đó mà không giữ chánh, thì đó là nhân của một nghiệp báo xấu về sau”.
Cũng theo ông Vũ, người theo đạo Phật làm gì cũng dựa trên sự trên sự trung thực, trên những đạo lý chung. Đây chính là chỗ dựa để vượt qua được khó khăn, khủng hoảng, tránh được họa để vươn tới “phúc viên mãn”.
Sống phải theo tinh thần Bát Chánh Đạo
Với tâm niệm “đã đi phải đến, đã đào đất lên phải trồng cây và ra được trái”, ông quyết tâm làm đến cùng để không phụ lòng tin của mọi người. Ông tâm sự: “Không thể người ta gửi gắm, mình đào lưng chừng rồi bỏ. Sống như vậy là trái với tinh thần bát chánh đạo”. 
Hoa Sen cũng chú trọng xây dựng tính cộng đồng thông qua các chính sách quan tâm đến đời sống nhân viên và coi đó là trách nhiệm, bổn phận công ty phải thỏa mãn ngày càng tốt nhất.
Sau công ty là cộng đồng ngoài xã hội, qua các hoạt động từ thiện. Ông khẳng định nếu xây dựng được tính trung thực và làm tốt được tinh thần cộng đồng, chắc chắn công ty sẽ phát triển bền vững.
Làm trong ngành thép, có thời điểm từ 6 tháng đến 1 năm giá cả có thể giảm tới 50%, nên một lô hàng nhập hàng chục tỷ đồng nếu để sơ sẩy có thể gây thiệt hại lớn.
“Khi đàm phán tôi kỹ lắm giống như sàng lúa sàng tới sàng lui, chắc chắn rồi mới mua vì mua phải giữ lời hứa”, ông lý giải.
“Sống trong thế gian, để giữ được bát chánh đạo phải cố gắng bằng mọi giá tốt nhất để không rơi rớt một nghiệp thiện nào”. Đó là điều ông luôn hướng đến và cố làm cho bằng được.
Theo kinh nghiệm tâm linh của ông, khi ta luôn hướng về Phật pháp, quy y Tam Bảo, muốn thực sự được sự gia hộ của chư Phật… những mong cầu thanh tịnh và chân thật của bản thân sẽ luôn được cảm ứng.

Điều bí ẩn về ngôi đền thờ "thần chó" giữa trung tâm Hà Nội

(Kiến Thức) - Đến thăm đền Thủy Trung Tiên, du khách sẽ được chào đón bằng một cặp chó đá đứng ngay ngắn ở đầu cầu bên đường Thanh Niên. Có lẽ, đây là một nghĩa cử tế nhị để ghi nhớ tên gọi Cẩu Nhi của một ngôi đền có thể đã từng tồn tại gần 1.000 năm trước.

Dieu bi an ve ngoi den tho
Nằm trên một hòn đảo nhỏ ở phía Tây Bắc hồ Trúc Bạch (quận ba Đình - Hà Nội), đền Thủy Trung Tiên là một công trình tâm linh được phục dựng vào năm 2017.
Dieu bi an ve ngoi den tho
Ngòi đền này còn được dân gian gọi là đền Cẩu Nhi, gắn với một giai thoại đầy huyền bí về Thần Cẩu và sự kiện vua Lý Thái Tổ lên làm vua và dời đô về thành Thăng Long.

Cuộc sống chỉ thực sự thành công viên mãn khi có điều này

Kết giao được với những quý nhân này trong đời thì may mắn sẽ nhanh chóng đến với bạn thôi.

Người công nhận tài năng của bạn

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.