Colombia lên kế hoạch đưa 60 con "hà mã cocain" đến Ấn Độ và Mexico

Colombia lên kế hoạch sẽ đưa vài chục con “hà mã cocain” trong bầy thú riêng của trùm ma tuý Pablo Escobar – đến nhà mới ở Ấn Độ và Mexico vì chúng đẻ quá mắn.

Colombia lên kế hoạch đưa 60 con "hà mã cocain" đến Ấn Độ và Mexico

Colombia len ke hoach dua 60 con

Đàn hà mã sinh sôi quá nhanh khiến chính quyền Colombia đau đầu đối phó

Chính phủ Colombia cho biết, số lượng đàn hà mã đã lên đến 130 – 160 con. Chúng vượt ra khỏi trang trại của Escobar trước đây ở Hacienda Napoles. Ban đầu chỉ có 1 con đực và 3 con cái được đưa đến đây.

Những con hà mã ban đầu nằm trong bộ sưu tập những loài động vật kỳ lạ mà Escobar mang về trang trại của mình từ những năm 1980. Sau khi trùm ma tuý này chết năm 1993, giới chức đã sơ tán hầu hết những động vật khác, nhưng để lại hà mã vì quá khó vận chuyển.

Từ đó, đàn hà mã bắt đầu sinh sản nhanh chóng, vươn ra khắp lưu vực sông Magdalena, đến nay đã trở thành một vấn đề môi trường và gây lo ngại cho những người dân sống xung quanh.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature cảnh báo, số lượng đàn hà mã có thể lên đến 1.500 con chỉ trong vòng 2 thập kỷ.

Trước đây, giới chức cố gắng kiểm soát số lượng hà mã bằng cách thiến và tiêm thuốc tránh thai, nhưng các biện pháp tránh thai chỉ có tác dụng hạn chế.

Đến nay, Chính phủ Colombia lên kế hoạch đưa 60 con hà mã đến các khu bảo tồn thiên nhiên ở Ấn Độ và 10 con đến Mexico, thống đốc tỉnh Antioquia cho biết.

Hà mã bị coi là một trong những loài vật xâm lấn, có thể đe dọa hệ sinh thái địa phương và con người.

Các nghiên cứu cho thấy nhiều tác động tiêu cực của loài này, như phân của chúng làm giảm oxy trong nước, ảnh hưởng đến cá. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, những hồ nước có hà mã sinh sống có nhiều vi khuẩn lam hơn, khiến tảo độc phát triển mạnh hơn. Tảo này phát triển bùng nổ sẽ làm giảm chất lượng nước, khiến cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến nghề cá.

Ngoài ra, hà mã cũng trở thành mối đe doạ với nông nghiệp và sự an toàn của con người. Chúng có thể ăn hoặc phá hoại mùa màng và hung hăng với con người.

Loài hà mã khổng lồ cổ đại sở hữu những chiếc răng sắc

Loài hà mã cổ đại này là động vật ăn cỏ đã tuyệt chủng, chúng sống từ kỷ Oligocene muộn đến kỷ nguyên Miocene.

Loài hà mã khổng lồ cổ đại sở hữu những chiếc răng sắc

Là một trong những loài động vật có vú sống bán thủy sinh lớn nhất còn sinh sống trên hành tinh của chúng ta, hà mã luôn được coi là những sinh vật hấp dẫn trong mắt của các nhà nghiên cứu.

Tên của chúng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "ngựa sông". Bất chấp vẻ ngoài của chúng, và trước sự ngạc nhiên của nhiều người, hà mã và cá voi có quan hệ họ hàng gần với nhau thông qua một tổ tiên chung tồn tại khoảng 54 triệu năm trước.

Ong bắp cày đực dùng gai nhọn đâm vào miệng ếch để thoát thân

Video mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Kobe ghi lại cho thấy một con ong bắp cày đực bị ếch túm gọn trong miệng. Nhưng nó đã dùng gai nhọn chích vào miệng ếch.

 Ong bắp cày đực dùng gai nhọn đâm vào miệng ếch để thoát thân
Những con ong bắp cày cái có nọc độc để ngăn chặn kẻ săn mồi, nhưng những con đực lại không có sự bảo vệ này. Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ong bắp cày đực có chiến lược phòng thủ đặc biệt khác.

Video: Bị hà mã tấn công, sư tử vội vàng bỏ chạy

Do bị hà mã tấn công nên con sư tử đực ở đoạn video dưới đây đã phải bỏ chạy để bảo toàn tính mạng.

Video: Bị hà mã tấn công, sư tử vội vàng bỏ chạy
Trong lúc khát nước, con sư tử đực ở đoạn video này đã ra bờ sông uống nước. Do lầm tưởng “lãnh chúa vùng đồng cỏ” xâm phạm lãnh thổ của mình nên hà mã đã “nổi điên” tấn công khiến sư tử phải bỏ chạy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới