Coi chừng ung thư, vô sinh vì thuốc chống loãng xương

(Kiến Thức) - Rất nhiều người tự ý mua dùng thuốc chống loãng xương bisphosphonate cho xương chắc khỏe, không hề biết mình đang đối mặt với nguy cơ ung thư. 

Thuốc chống loãng xương có rất nhiều loại nhưng thuốc thường được bác sĩ kê đơn và nhiều người tự ý mua dùng là bisphosphonate. Bisphosphonate là thuốc chống loãng xương bằng cách làm tăng hoạt tính của tế bào xương và làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương. Tức là thuốc tác động đồng thời lên 2 nhóm tế bào chính trong xương là tế bào tạo xương – giúp chắc xương và tế bào hủy xương – làm tiêu xương. 
Tuy nhiên, khi bước vào tuổi xế chiều, hoạt tính của tế bào hủy xương không cân bằng với hoạt tính của tế bào tạo xương nên xương người già thường bị giòn và dễ gẫy. Bisphosphonate kéo dài sự tồn tại của tế bào tạo xương và rút ngắn sự hoạt hóa của tế bào hủy xương đã gián tiếp làm xương chắc thêm. Đặc biệt là hiệu quả khi loãng xương chậu và xương cột sống, những xương dễ bị gẫy, xẹp do loãng xương.
Bisphosphonate là thuốc quan trọng bậc nhất trong việc điều trị loãng xương nhưng thuốc lại có nhiều tác dụng phụ và nghiêm trọng nhất là 3 tác dụng phụ dưới đây.
Viêm loét dạ dày thực quản và ung thư: Do bản chất cấu trúc hóa học, bisphosphonate rất nhạy cảm với bề mặt dạ dày và thực quản. Thuốc có thể gây kích ứng, đau, viêm, loét và thậm chí là ung thư. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã báo cáo sau một thời gian sử dụng thuốc bị viêm loét dạ dày thực quản. Một số bị ung thư thực quản sau một thời gian dài dùng thuốc. Nguyên nhân gây viêm thực quản là do đọng thuốc trong lòng thực quản (do uống thuốc không trôi vào dạ dày hoặc do thuốc tan ngay ở thực quản).
Xương hàm hoại tử - răng rụng: Mặc dù có cùng thành phần, nhưng xương và răng là hai thứ bị tác động hoàn toàn khác nhau khi chúng ta dùng thuốc bisphosphonate. Khi dùng thuốc xương được chắc thêm nhưng răng lại dễ rụng vì chân răng bị hoại tử. Nhiều trường hợp bị hoại tử xương hàm ở những người dùng bisphosphonate kéo dài. Hiện không rõ cơ chế nào gây ra hiện tượng kỳ dị này nhưng có lẽ đó là do thuốc làm rối loạn sự lắng đọng canxi vào vị trí răng. Vì thế, xương hàm bị hoại tử và răng bị rụng. Sự cố này càng dễ xảy ra hơn khi người bệnh dùng thuốc là người đã từng trải qua thủ thuật nhổ răng, phụ nữ mãn kinh và nhất là người dùng thuốc dạng tiêm.
Vô sinh: Nguyên nhân của sự vô sinh đó là thuốc gây ra sự rối loạn chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tác dụng phụ gây vô sinh chỉ gặp ở người dùng thuốc quá liều. Nếu như dùng liều gấp 3 – 5 lần liều thông thường thì gần như là những tháng đang điều trị và những tháng sau đó không có trứng rụng. Tác dụng phụ gây vô sinh cũng gặp ở đàn ông nhưng tỷ lệ thấp hơn và không đáng ngại bằng tác dụng phụ gây vô sinh trên nữ giới.
Coi chùng ung thu, vo sinh vi thuoc chong loang xuong
Ảnh minh họa. 
Để giảm tác dụng phụ của thuốc, khi uống thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc sau: Tuyệt đối không uống bisphosphonate khi dạ dày trống rỗng. Tuy nhiên, thuốc lại hấp thu tốt hơn khi dạ dày không nhiều thức ăn. Vì vậy, nên uống thuốc sau ăn tối thiểu 2h. Không uống thuốc nếu cách quá bữa ăn 3h. 
Khi uống thuốc phải uống thật nhiều nước để đảm bảo thuốc hoàn toàn trôi xuống dạ dày và rửa sạch những bám dính của thuốc trên thành thực quản. Ngồi thẳng lưng khi uống thuốc và giữ nguyên tư thế ít nhất trong 5 phút để thuốc chắc chắn đi xuống dạ dày mà không bị mắc ở thực quản. 
Để tránh nguy cơ rụng răng và hoại tử xương hàm, không được dùng thuốc khi vừa trải qua thủ thuận răng miệng, kể cả nhổ răng và định kỳ sau 2 tuần dùng thuốc nên khám răng miệng để chống biến chứng xảy ra. Để tránh vô sinh, tuyệt đối không dùng thuốc quá liều với độ tuổi sinh sản. Còn với thuốc dạng tiêm, cần nhanh chóng kết thúc liều điều trị. Vì dạng thuốc tiêm rất có hại với hệ sinh sản do thuốc ngấm nhanh vào mô cơ quan này. 

Phòng loãng xương đúng cách

- Phụ nữ tuổi mãn kinh và những người tuổi trung niên thường được bác sĩ khuyến kkích bổ sung canxi và vitamin D hằng ngày phòng tránh gãy xương. Vậy bổ sung sao cho hợp lý?

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

10 sự thật có thể bạn chưa biết về loãng xương

Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn liên tục mất đi những xương cũ và hình thành xương mới. Khi bạn còn ở độ tuổi thanh niên, cơ thể hình thành nhiều xương hơn là mất đi, nhưng khi bạn già đi, quá trình sản xuất xương suy giảm, đi đôi với hiện tượng mất xương gia tăng, khiến bạn có nguy cơ cao bị loãng xương. Theo Hiệp hội National Osteoporosis Foundation (Mỹ), có khoảng 10 triệu người Mỹ mắc chứng loãng xương và 34 triệu người bị thiếu xương. Dưới đây là 10 điều bạn cần biết để giảm nguy cơ loãng xương:

Một xương bị gãy có thể có nghĩa là bạn đã bị loãng xương

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.