Cơ sở pháp lý việc đòi 1000 cây vàng của mẹ Phan Quốc Việt

Tại tòa, mẹ bị cáo Phan Quốc Việt trình bày đã cho con vay hàng trăm tỷ từ tiền tích góp và của hồi môn 1 000 cây vàng của bà.

Diễn biến đáng chú ý trong phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án Việt Á là phần trình bày kháng cáo liên quan số tiền hàng trăm tỷ đồng đang bị phong tỏa của bà Đàm Thị Trinh, mẹ bị cáo Phan Quốc Việt.
Theo đó, bà Đàm Thị Trinh kháng cáo đề nghị hủy bỏ kê biên 52 sổ tiết kiệm đứng tên bà với tổng số tiền 412 tỷ.
Co so phap ly viec doi 1000 cay vang cua me Phan Quoc Viet
 Các bị cáo tại tòa.
Trình bày tại tòa, bà Trinh cho biết, trong khoảng thời gian 10 năm từ 2008 đến 2018, bà nhiều lần cho Việt vay tiền để gây dựng công ty. Trong đó, nhiều lần bà cho Phan Quốc Việt vay vàng, USD quy đổi ra tổng hơn 400 tỷ đồng.
Theo lời bà Trinh, đây là số tiền vợ chồng bà tích cóp mấy chục năm qua do kinh doanh và được người thân cho và 1.000 cây vàng của hồi môn của bà. Do đó, bà mong HĐXX xem xét cho vợ chồng bà được nhận lại số tiền trên.
Đến tháng 10/2021, Phan Quốc Việt hai lần chuyển cho bà Trinh tổng số tiền 450 tỷ đồng. Bà Trinh rút một số tiền ra để trả nợ, còn lại bà mang ra gửi ngân hàng thành 52 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 400 tỷ đồng. Bà Trinh khai, do Việt cần tiền làm ăn nên bà tạo điều kiện, cho Việt mượn. Tiền Việt chuyển đến, bà không biết có từ nguồn nào.
Bà Trinh trình bày hoàn cảnh vợ chồng bà đã già rồi, không làm được gì nữa. “Trước đây gia đình kinh doanh, đây là tiền tích góp hàng chục năm. Giờ tôi đang nợ người ta, không có tiền trả, mong tòa xem xét”, bà Trinh nói.
Khi nghe chủ tọa giải thích, số tiền trên các cơ quan tiến hành tố tụng xác định đây là tiền có được do hành vi bất hợp pháp của Việt mà có. Do đó, chuyển đi đâu thì cũng phải thu hồi. Việc bà Trinh cho Việt vay tiền là quan hệ khác, bà Trinh nói rằng: “Tôi không biết con tôi làm ăn như thế nào. Tôi chỉ biết con tôi vay của tôi, vay từ năm 2008”.
Theo chủ tọa, HĐXX có nhận được nhiều tài liệu, trong đó có cả vi bằng được lập về việc vay mượn trước đây nhưng là bản sao, không có chữ ký của ai.
Lúc này, luật sư bảo vệ của bà Trinh cho biết, bản chính có đầy đủ chữ ký còn bản sao thì không. Luật sư có hỏi thừa phát lại lý do bản sao không có chữ ký thì được giải thích rằng đây là quy định của Bộ Tư pháp.
HĐXX đánh giá những giấy tờ vay mượn hoặc lập vi bằng được lập từ một phía, giá trị pháp lý gần như không có. HĐXX sẽ xem xét đánh giá lại các chứng cứ này.
Trả lời câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát về việc khi cho vay bà có làm hợp đồng công chứng nào cho vay mượn có xác nhận của cơ quan chức năng không?, bà Trinh nói rằng, mẹ cho con trai vay nên không nghĩ xảy ra việc như ngày hôm nay. Do đó không làm hợp đồng công chứng. "Tôi không liên quan đến hành vi phạm tội của Việt nên đề nghị hủy kê biên 52 số tiết kiệm”, bà Trinh nói.
Trả lời HĐXX, bị cáo Phan Quốc Việt khẳng định có quan hệ vay tiền với mẹ và 2 lần chuyển tiền trả mẹ vào năm 2021. Theo lời khai của Việt, Việt Á có nhiều nguồn thu, trong đó có nguồn thu từ kit test COVID-19.
Nói về việc vay từ 2008 đến năm 2021 mới trả, bị cáo Việt giải thích bản thân đầu tư nhiều dự án lớn, tiền nằm trong dự án không ra được. Năm 2021 mới có khoản thu từ kit test, trang thiết bị, sản phẩm khác lên đến nghìn tỷ.
Tại tòa, bà Hồ Thị Thu Thủy, vợ bị cáo Phan Quốc Việt, kháng cáo với đề nghị hủy bỏ việc kê biên, phong tỏa 2 sổ, thẻ tiết kiệm đứng tên 2 con với tổng số tiền là 20 tỷ đồng.
Bà Thủy trình bày, số tiền 20 tỷ đồng này là tiền tích cóp trong hơn 10 năm của hai vợ chồng bà để cho các con ăn học. Sau đó mở sổ tiết kiệm từ tháng 9/2021. Khi HĐXX hỏi tiền đó từ ai chuyển cho, bà Thủy cho biết tiền này do chồng chuyển.
Trước lời khai của bà Thủy, chủ tọa phiên tòa cho rằng thời điểm mà bị cáo Phan Quốc Việt chuyển tiền cho vợ gửi tiết kiệm 20 tỷ đồng cũng là thời gian Việt thu lợi bất chính từ việc bán kit xét nghiệm.
Theo lời khai của Việt tại tòa, bản thân không nhớ tổng số tiền từ các nguồn thu khác là bao nhiêu nhưng ước chừng lên đến nghìn tỷ. Nói về nguồn tiền của 2 sổ tiết kiệm đứng tên con, Việt khai, số tiền này là tổng các nguồn thu nhập khác của bị cáo, không phải tiền kinh doanh kit test trong dịch COVID.

>>> Mời độc giả xem thêm video 38 bị can trong đại án Việt Á: Nhìn lại những sai phạm

  

Vụ Việt Á: Phan Quốc Việt bị tuyên phạt 25 năm tù

Phan Quốc Việt bị tuyên phạt 25 năm tù về 2 tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ Việt Á: Phan Quốc Việt bị tuyên phạt 25 năm tù
Chiều 29/12, Tòa án Quân sự Thủ đô đã đưa ra phán quyết dành cho 7 bị cáo trong đại án Việt Á.

Phan Quốc Việt bị phong tỏa bao nhiêu tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm?

Tại phiên tòa chiều 4/1, HĐXX cho biết, Phan Quốc Việt có 3 tài khoản ngân hàng, 55 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 320 tỷ đồng bị phong tỏa.

Chiều 4/1, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong đại án Việt Á.

Ngày 12/1, tuyên án 38 bị cáo trong vụ Việt Á

VKS xác định, số tiền Phan Quốc Việt đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng. Hành vi của bị cáo gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ, trong đó thiệt hại cho ngân sách hơn 431 tỷ.

Chiều nay 12/1, HĐXX vụ Việt Á sẽ tuyên án 38 bị cáo về 6 nhóm tội: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.