Cổ phiếu ngành điện 2021: REE vẫn là điểm sáng?

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận năm 2021 từ các công ty điện khác nhau do có nhiều vấn đề xung quanh giá PPA sửa đổi, bao gồm trích lập dự phòng nợ xấu; bảo dưỡng đường ống; và những thay đổi trong chi phí đầu vào.

Theo báo cáo triển vọng ngành Điện năm 2021 của Chứng khoán SSI đánh giá sẽ tập trung vào dự án điện gió và tận dụng sự khởi sắc của thủy điện.

POW, REE, NT2 và HND là điểm sáng năm 2020

Trong năm 2020, các cổ phiếu ngành điện tăng 25% so với đầu năm và tăng 48% từ mức đáy tháng 3, cao hơn chỉ số VNIndex là +15% so với đầu năm.

Các cổ phiếu nổi bật trong ngành như POW (+22% so với đầu năm) và REE (+41% so với đầu năm), NT2 (+28% so với đầu năm) và HND (+49% so với đầu năm).

Trong đó, POW được hưởng lợi từ các yếu tố hỗ trợ ngắn hạn, như thoái vốn khỏi công ty con PVM, cùng với khả năng không trích lập chi phí dự phòng nợ xấu cho nhà máy Cà Mau trong Q4/2020.

Còn diễn biến giá khả quan của REE được thúc đẩy nhờ danh mục đầu tư thủy điện và tái cấu trúc mô hình doanh nghiệp.

Với NT2 có mức tỷ suất cổ tức hấp dẫn nhất trong bối cảnh dịch Covid-19.

Co phieu nganh dien 2021: REE van la diem sang?-Hinh-2
 

Triển vọng 2021, cổ phiếu nào được ưa thích nhất?

Về triển vọng năm 2021, SSI cho rằng sản lượng tiêu thụ điện và giá CGM vẫn nhạy cảm với dịch Covid-19 và điều kiện thời tiết.

Theo đó, tăng trưởng tiêu thụ điện toàn quốc trong năm 2021 ước tính phục hồi khoảng 7% so với cùng kỳ so với +2,4% so với cùng kỳ trong năm 2020 (cùng với tăng trưởng GDP +6,52% trong năm 2021 theo ước tính của SSI, so với tăng trưởng GDP +2,91% trong năm 2020).

Giá trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) ước tính tăng do chi phí đầu vào cao hơn cùng với nguồn khí mới, Sao Vàng Đại Nguyệt và giá than cao hơn – mặc dù đã được bù đắp một phần bằng việc sử dụng nhà máy thủy điện cao hơn.

Giá khí giả định cao hơn trong năm 2021 với việc ra mắt Sao Vàng Đại Nguyệt.

Giá than nhiệt điện giả định cao hơn. SSI tin rằng, Vinacomin, nguồn cung cấp than chính chiếm 81% tỷ trọng nguồn cung trong nước, sẽ tăng giá than nhiệt điện trong năm 2021 ít nhất 5% so với cùng kỳ - sát với ước tính giá than nhiệt điện của Ausralia (6000 kcal). Sản lượng than bao gồm nhu cầu than trong nước (45% nhập khẩu từ Australia và 38% nhập khẩu từ Indonesia, theo Cục Hải quan Việt nam).

La Nina/điều kiện thời tiết thuận lợi có thể tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2021. Trong trường hợp này, SSI tin rằng cá nhà máy nhiệt điện sẽ gặp phải tình trạng sản lượng sử dụng thấp từ EVN, trong khi ưu tiên sản lượng tiêu thụ nhiệt điện. Với chủ đề này, REE là cổ phiếu được ưu thích nhất.

Xu thế năng lượng tái tạo. Thời hạn thực hiện các dự án điện gió là 01/11/2021. Điều quan trọng, vấn đề mấu chốt là liệu lưới điện truyền tải có đang đối mặt với nút thắt tiềm ẩn do công suất điện tái tạo đang tăng lên đáng kể hay không. Nếu điều này chính xác, đây sẽ là một rủi ro giảm chính đối với các dự báo NPV của SSI đối với cả các dự án năng lượng gió và mặt trời.

Theo EVN, đến cuối năm 2020, 25% tổng công suất cả nước là từ điện mặt trời (16,5 GW), cao hơn gấp 3 lần so với năm 2019 (5,2 GW). SSI lo ngại về sự cố tắc nghẽn lưới điện truyền tải có thể tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận dự kiến.

Nhu cầu của các dự án truyền tải điện. Việc công suất tăng đột biến từ nhóm năng lượng (năng lượng mặt trời và gió) sẽ đòi hỏi việc đầu tư đồng bộ hạ tầng lưới điện truyền tải. Theo kế hoạch đầu tư truyền tải điện trên toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tổng giá trị kế hoạch là 766 nghìn tỷ đồng, cao hơn 26% so với QH điện 7 điều chỉnh.

Lợi nhuận năm 2021 từ các công ty điện trong phạm vi nghiên cứu của SSI khác nhau do có nhiều vấn đề xung quanh giá PPA sửa đổi, bao gồm trích lập dự phòng nợ xấu; bảo dưỡng đường ống; và những thay đổi trong chi phí đầu vào.

SSI lo ngại về giá PPA sửa đổi. Về dài hạn, EVN có thể sẽ phải chịu chi phí đầu vào cao hơn do: (i) giá khí cao hơn (do các mỏ khí giá thấp hiện nay đã dần cạn kiệt); và (ii) công suất điện tái tạo tăng đáng kể, với FIT cao trong 20 năm (từ các nhà máy điện mặt trời và điện gió). Do vậy, các nhà phát điện có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đàm phán giá PPA với EVN.

Trong phạm vi nghiên cứu của SSI, SSI ưa thích REE do khả năng tận dụng lợi thế của dự án điện gió và hiện tượng La Nina thuận lợi. SSI cũng sẽ xem xét lại NT2 – với lợi suất sau ĐHCĐ năm 2021, vì vẫn chưa rõ khoản lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện có thể được chia theo cổ tức bằng tiền mặt hay không. NT2 sẽ trả toàn bộ nợ gốc nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2021.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của NT2 sẽ thấp hơn đáng kể trong năm 2021 do giá PPA thấp hơn cùng với giá khí tiềm năng cao hơn và % sản lượng hợp đồng thấp hơn (% Qc).

Cũng cần lưu ý về các vấn đề và rủi ro của ngành. Trong đó với dự án điện gió, các vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành các dự án điện gió và tiến độ thi công do dịch Covid-19 tác động hoặc do thay đổi thời tiết khắc nghiệt bất ngờ.

Tắc nghẽn lưới truyền tải điện có thể ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tiêu thụ và doanh thu/lợi nhuận của các dự án điện tái tạo, đặc biệt là ở khu vực miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận,…).

Thiếu khí đột ngột do sự cố kỹ thuật.

Nhà máy nhiệt điện than: Chi phí của các dự án môi trường sẽ không được tính vào giá PPA (vì đây không được coi là các dự án mở rộng công suất theo Thông tư 56/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014).

Giá PPA điều chỉnh bất lợi có thể ảnh hưởng đến doanh thu/lợi nhuận.

Lợi nhuận ngân hàng “năm Covid thứ nhất” vẫn khả quan, năm 2021 sẽ như nào?

(Vietnamdaily) - Mặc dù khởi đầu năm Canh Tý 2020 toàn nền kinh tế gặp ngay cơn "địa chấn" Covid-19 khiến mọi dự báo, kế hoạch đều trở nên bi quan. Dù vậy, ngành ngân hàng vẫn gặt hái được thành quả cao trong năm qua khi lợi nhuận hầu hết đều tăng trưởng dương dù bên cạnh đó vẫn có nhiều vấn đề.

Theo thống kê, trong 24 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2020 thì ghi nhận chỉ 4 nhà băng có lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ đi lùi, còn lại đều tăng trưởng mạnh.

Đứng đầu danh sách tăng trưởng cao về lợi nhuận chính là PGBank với gần 170 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2019.

Cảng biển Việt Nam mở hàng bằng hàng loạt tàu lớn cập bến

Ngay ngày đầu năm mới Tân Sửu (mùng 1 Tết, tức ngày 12/2), các cảng biển trên cả nước đã mở hàng bằng hàng loạt chuyến tàu hàng chục nghìn tấn cập bến, hứa hẹn 1 năm tiếp tục thành công với vận tải biển.

Ngay ngày đầu năm Tân Sửu, Cảng Quy Nhơn đã đón tàu Hao Hung 66 trọng tải 46.000 DWT chở dăm gỗ; tàu Iron Lady trọng tải hơn 57.000 DWT chở tôn cuộn; sau đó là tàu MCC QingDao, tàu MPV Clio và tàu SITC Shanghai. Riêng trong giai đoạn Tết (từ 28 tháng Chạp tới mùng 6 tháng Giêng, cảng Quy Nhơn đã có lịch đón 19 tàu vào làm hàng với tổng sản lượng hàng hóa xếp dỡ khoảng 300.000 tấn.

Cũng trong ngày mùng 1 Tết, cảng Nam Hải Đình Vũ đã đón thành công 2 tàu container và cảng Nam Hải đón 1 tàu tải trọng khoảng 20.000 DWT vào xếp dỡ những chuyến hàng đầu tiên.

Tương tự, ngày mùng 1 Tết, cảng Tân Cảng Cát Lái đã đón thành công chuyến tàu đầu tiên mang tên Starship Ursa (quốc tịch Marshall Island), trọng tải gần 24.000 DTW.

Trong khi cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link (Vũng Tàu) đã đón tàu CMA CGM J. ADAMS (quốc tịch Malta), trọng tải gần 149.000 DWT.

Những chuyến tàu đầu tiên mở hàng ngày đầu năm hứa hẹn năm mới 2021 các cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công, bất chấp ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 1/2021, hàng hoá thông qua các cảng biển đạt hơn 62 triệu tấn, tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng container đạt hơn 2,2 triệu Teus, tăng tới 27% so với cùng kỳ năm trước.

Cảng tăng mạnh nhất là Hải Phòng (tăng 26%), TPHCM (tăng 27%) và khu vực Cái Mép - Thị Vải (tăng 29%).

Cục Hàng hải cho hay, tới tháng 12/2020, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt hơn 689 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2019 và tăng khoảng 8 lần so với năm 2000.

Tin mới