Cổ phiếu ngành dầu khí 2022: Tăng trưởng nhờ 'cơn khát' dầu?

(Vietnamdaily) - Trong báo cáo triển vọng cổ phiếu dầu khí vừa công bố, Chứng khoán BSC đưa ra 3 kịch bản cho giá dầu Brent năm 2022 và khuyến nghị tích cực đối với nhóm cổ phiếu này.
 

BSC khuyến nghị khả quan đối với ngành dầu khí năm 2022 và khuyến nghị mua các cổ phiếu PVS, GAS, PLX, và BSR.

Dù trên thị trường, hầu hết các cổ phiếu dầu khí đã có mức tăng khá mạnh trong thời gian qua. Cổ phiếu GAS tăng 8,47% trong vòng một tháng qua. Tương tự, PLX tăng 13,14%, BSR tăng 11%. Hầu hết các cổ phiếu khác trong ngành cũng tăng giá trong thời gian qua như PVD, OIL, PVS.

Co phieu nganh dau khi 2022: Tang truong nho 'con khat' dau?
 

Công ty chứng khoán này cho rằng: Giá dầu Brent trung bình năm 2022 dự báo tăng lên mức 90 USD/ thùng (+23% yoy) cải thiện triển vọng kinh doanh và mức định giá của các doanh nghiệp dầu khí.

Bên cạnh đó là triển vọng hồi phục nền kinh tế cải thiện nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, khí đốt cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận tải.

Cuối cùng là tình trạng thiếu hụt dầu mỏ - khí mỏ trong nước thúc đẩy nhu cầu đầu tư các dự án thăm dò, khai thác các mỏ mới.

Các kịch bản cho "vàng đen" năm 2022

Theo đó, ở kịch bản tích cực, mức giá dầu trung bình có thể lên tới 100 USD. Kịch bản cơ sở giá dầu 90 USD/thùng. Còn đối với kịch bản tiêu cực, khi dịch bệnh diễn biễn phức tạp gây ảnh hưởng tới nhu cầu dầu toàn cầu, giá dầu trung bình có thể điều chỉnh xuống mức 80 USD/thùng.

Ba kịch bản được xây dựng trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới tiếp tục hồi phục gắn liền với các hoạt động sản xuất, vận tải. Tổ chức WorldBank đã đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục hồi phục, với mức tăng trưởng GDP đạt 4,1% trong năm 2022, và 3,2% vào năm 2023. Do đó, kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu cũng sẽ được cải thiện, và đạt mức tăng trưởng 3,6% năm 2022. 

Căng thẳng chính trị Nga – Ukraine có thể gây ra gián đoạn nguồn cung. Hiện tại, Nga đang sản xuất 10 triệu thùng/ngày. Sự gián đoạn trong các chuyến dầu từ Nga tới Ukraine hay đối với các đường ống ở Bắc Âu sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Bên cạnh đó, nếu nguồn khí đốt từ Nga sang châu Âu không suôn sẻ, các quốc gia tại đây sẽ phải sản xuất điện bằng dầu nhiều hơn. Điều này sẽ góp phần đẩy nhu cầu và giá dầu trên toàn thế giới tăng cao.

Phía Mỹ đã phản ứng bằng cách giảm dự trữ tồn kho dầu, nhằm khắc phục nguồn cung trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, đây chỉ là biện pháp tạm thời, và khó có thể duy trì trong thời gian dài. BSC đánh giá, trong trường hợp căng thẳng Nga – Ukraine tiếp tục leo thang, giá dầu sẽ khó có thể điều chỉnh giảm, và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Co phieu nganh dau khi 2022: Tang truong nho 'con khat' dau?-Hinh-2
Căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang, giá dầu sẽ khó có thể điều chỉnh giảm. 

Tại thị trường trong nước, sản lượng dầu thô khai thác đạt khoảng 10.97 triệu tấn (-4.4%) trong năm 2021,. Sản lượng dầu thô khai thác đã liên tục giảm kể từ năm 2015 đến nay do (1) suy giảm sản lượng các mỏ dầu khai thác lâu năm, và (2) hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác và phát triển mỏ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ xăng dầu được dự báo sẽ dần phục hồi sau đại dịch, và duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng trên 3%/năm. BSC đánh giá, điều này sẽ khiến lượng nhập khẩu dầu thô có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian tới.

BSC kỳ vọng từ năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát và các hoạt động quay trở lại bình thường, đặc biệt là ngành vận tải hàng không, sản lượng tiêu thụ xăng dầu sẽ quay lại mức tăng trưởng bình ổn trên 3%/năm. Tương tự, chúng tôi cũng kỳ vọng sản lượng khí tiêu thụ sẽ tăng trưởng trung bình trên 10% giai đoạn tới, nhờ lượng huy động tăng trở lại từ các nhà máy điện (chiếm 80% tổng sản lượng đầu ra).

Co phieu nganh dau khi 2022: Tang truong nho 'con khat' dau?-Hinh-3
 

Gần đây, một số dự án dầu khí đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực hơn, và kỳ vọng sớm được khởi công trong thời gian tới. Trong đó, các dự án thượng nguồn và trung nguồn liên quan tới dự án Lô B – Ô Môn đang chờ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID).

BSC kỳ vọng dự án Ô Môn sẽ được khởi công trong giai đoạn cuối năm 2022, là động lực tăng trưởng lớn cho các công ty trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam.

Lợi nhuận sau thuế của PSD năm 2021 tăng trưởng gấp 3 lần

(Vietnamdaily) - Khấu trừ chi phí và thuế, PSD báo lãi sau thuế trong quý 4 gần 51 tỷ đồng, kết quả này tích cực hơn khoản lỗ 389 triệu đồng quý 4/2020.
 

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (PSD) công bố BCTC quý 4/2021 với doanh thu thuần trong kỳ ở mức 2.541 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

Giá vốn hàng bán cũng tăng nhiều nên lãi gộp đạt 130 tỷ đồng, tăng 31% so với quý 4/2020. Trong kỳ, PSD có 16 tỷ đồng doanh thu tài chính tăng nhẹ so với cùng kỳ, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể.

PSE đặt mục tiêu lãi 2022 đi lùi đến 70%

(Vietnamdaily) - CTCP Phân Bón và Hóa Chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PSE) đặt mục tiêu đi lùi cho năm 2022 dù công ty chứng khoán ngành phân bón nhận được triển vọng tốt.

Theo đó, năm 2022, PSE đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 2.882 tỷ đồng và lãi sau thuế 17 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 7% và giảm 70% so với kết quả năm 2021. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả sẽ là 11%.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.