Hãng điện tử Apple chứng kiến vốn hóa thị trường giảm tới 44 tỷ USD chỉ trong riêng 1 ngày thứ 6 tuần trước sau 2 tuyên bố từ chính quyền Bắc Kinh và Washington.
Cụ thể cuối tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các công ty Mỹ phải ngay lập tức tìm kiếm thị trường thay thế để chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc – điều mà Apple dường như chưa chuẩn bị sẵn sàng.
Sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc đang dần tăng lên và nó trở thành điểm bất lợi hàng đầu của hãng. |
"Trong một viễn cảnh tốt nhất, Apple có thể chuyển 5 – 7% hoạt động sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc trong vòng 18 tháng", chuyên gia phân tích Ives nhận định. Công ty sẽ cần 3 năm để chuyển 20% lượng sản xuất ra khỏi đây. Kể cả như vậy vẫn ít hơn sản lượng iPhone mà Apple cần cho thị trường nội địa Mỹ là 25%. Như vậy, việc thuế Mỹ đánh vào hàng hóa Trung Quốc sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới cỗ máy kiếm tiền lớn nhất của Apple.
Ives gọi bình luận mới nhất của ông Trump về Trung Quốc là "cú đấm vào mặt Apple".
Đối tác lắp ráp lớn nhất của Apple là Foxconn Technology thì tuyên bố rằng họ có khả năng xây dựng nhà máy lắp ráp iPhone bên ngoài Trung Quốc tuy nhiên tất cả các dấu hiệu đều cho thấy việc này sẽ rất mất thời gian và tiền bạc. Cổ phiếu Apple đã chạm xuống đáy tới 2 lần vào ngày thứ 6 sau 2 tuyên bố kể trên.
Một người hiểu vấn đề nói rằng gần như là không thể nếu muốn xây dựng lại toàn bộ dây chuyền sản xuất iPhone - dòng sản phẩm biểu tượng của Appple. |
Trước đó, ông Trump thông qua Twitter đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ tăng thuế lên những hàng hóa còn lại của Trung Quốc. Bước đi của ông Trump được cho là nhằm trả đũa tuyên bố ngay trước đó rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch đánh thuế lên 75 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Một người hiểu vấn đề nói rằng gần như là không thể nếu muốn xây dựng lại toàn bộ dây chuyền sản xuất iPhone - dòng sản phẩm biểu tượng của Appple. Nguyên nhân là bởi tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề đang diễn ra ở khắp mọi nơi – một điểm mà CEO Apple Tim Cook đã nhiều lần nhắc đến. Thách thức thay thế dây chuyển sản xuất phức tạp và cơ sở hạ tầng cần thiết đi kèm theo đó cũng là vấn đề rất lớn.
Cũng có những lý do ít kinh tế hơn để Apple phải gắn bó với Trung Quốc. Công ty này cùng những nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm cho họ như Foxconn là những nhà tuyển dụng lớn nhất Trung Quốc, tạo ra việc làm cho hàng triệu người. Một khi Apple không còn sản xuất ở đây nữa, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường việc làm địa phương, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc nói chung.
Dù trên thực tế Apple đã tham khảo ít nhất 1 vài đơn vị sản xuất, lắp ráp bên ngoài Trung Quốc nhưng vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy công ty này đang chuẩn bị cho một cuộc "xuất cảnh" cỡ lớn khỏi quốc gia đông dân số 1 thế giới.
Gần đây, GoerTek - đơn vị lắp ráp Airpods đã chuyển sản xuất sang Việt Nam. Tuy nhiên, với riêng sản phẩm iPhone, Trung Quốc vẫn là thị trường sản xuất chủ đạo của Apple.
Theo nhận định của Bloomberg, trong tương lai, trừ khi chiến tranh thương mại có những chuyển biến tốt, nếu không Apple sẽ phải lên kế hoạch xây nhà máy sản xuất bên ngoài Trung Quốc, và chi phí cho việc này dĩ nhiên cực kỳ đắt đỏ.