Có phải người Việt vô công rồi nghề, hay than vãn, không lý tưởng?

Theo một số nhà tri thức lớn thời trước, người Việt có nhiều khuyết điểm về dân trí, ý thức xã hội cần thay đổi.

Cuốn Người xưa cảnh tỉnh (Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn, Trần Văn Chánh tổng thuật và luận giải) trình bày một cách hệ thống thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Zing.vn trích đăng một phần nội dung sách.
Vô công rồi nghề, nặng về rên rỉ than vãn
Trong con mắt các trí thức, người Việt xưa lười biếng. Ở Quốc dân độc bản xuất bản 1907 (tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn) có viết: Những kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, dựa vào người khác mà sống, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác gì giống ký sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước…
Quen thói ỷ lại vào người thì dù có tâm có lực cũng không dùng được mà dùng cũng chẳng được lâu, tâm tư tài lực ắt sẽ nhụt dần. Hơi khó khăn gian khổ là rên rỉ, than vãn, uất ức bó tay chịu chết. Hỏi vì sao không cải lương nói lệnh trên chưa thay đổi. Hỏi vì sao không học tập, nói không có tài năng. Như thế thì xã hội ngày một suy, nước làm sao mạnh được?
Co phai nguoi Viet vo cong roi nghe, hay than van, khong ly tuong?
 Sách Người xưa cảnh tỉnh.
Không chỉ bản thân lười biếng, những người làng xóm còn thích níu kéo kìm hãm nhau phát triển. Nguyễn Văn Vĩnh viết trong Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã (Đông Dương Tạp Chí, 1914): Dân trí hẹp hòi, ở ta nhiều người học hành chẳng qua mong lấy thi đỗ làm quan cho làng cho họ được nhờ.
Công nghệ buôn bán thường đợi khách đến tận làng mà mua những đồ chế hóa. Người bất đắc dĩ phải đi xa cầu thực, hồ kiếm được đồng tiền dư, trước hết phải lo nghĩ tới việc dựng cái nhà thờ, tậu vài ba mẫu ruộng ở quê quán mình.
Nói việc nhỏ nhặt như người đi làm công làm việc, nhiều kẻ vì nghĩa làng nước mà quên đến cả nghĩa doanh sinh, chỗ cao lương bổng không cầu, mà cầu lấy nơi ít tiền nhưng được tư án quán, tức có tên về làng về nước; kẻ bán buôn nơi thành thị hoặc kẻ có tài chế hóa ra được thứ hàng gì khéo, vị yêu nghệ mà chuyên nghệ thì ít, song vị muốn tăng công để lấy chút danh mệnh để đem mặt về ngẩng nơi đình đám thì nhiều, cho nên lòng ao ước nhỏ nhen được thỏa là không lo gì đến nghệ nữa.
Tính dễ ỷ lại được Phan Bội Châu chỉ ra trong Cao đẳng quốc dân (1928): Tục ngữ có câu rằng "Tháp đổ đã có Ngô xây/ Việc gì vợ góa lo ngày lo đêm". Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay sao? Nghểnh đầu nghểnh cổ trông ngóng, nếu Ngô không sang thì vạn tuế thiên thu chắc không bao giờ có tháp. Tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm nhiên một đống bồ nhìn rồi hẳn. Hỏi vì cơn cớ làm sao? Thì chỉ vì ỷ lại.
Câu tục ngữ ấy thật vẽ đúng tâm tình người nước ta. Nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình thì có gánh gì không cất nổi. Nhưng tội tình thay, anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại. Anh Cột trong mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thím Lục, mà chú Kèo, thím Lục lại ỷ có anh Cột cô Hường rồi. Rày lần mai lữa, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ trách nhiệm.
Sống không lý tưởng, hợm hĩnh
Hoa Bằng viết trong bài Hư sinh (Tri Tân, 1943): Có chí mà không làm nổi, đó là vì tài lực không đủ thật không đáng trách. Nhưng trong chúng ta, đáng trách là hạng người sau: Sống ở đời, không có mục đích gì cao hết. Họ không có một cuộc đời lý tưởng. Họ không coi một thứ gì là đáng ham chuộng, ngoài sự làm tôi đồng tiền mặc dầu phải quăng bỏ liêm sỉ bán rẻ nhân cách.
Ngoài ra lại còn một hạng cho ai cũng là người vô vị, việc gì cũng là việc không đáng làm, ngất ngưởng qua ngày, hững hờ đoạn tháng, để đồng tiền huyết hãn của cha mẹ vợ con vào vòng trời hoa đất rượu, phung phí tuổi giàu sức khỏe vào những cuộc đỏ đen suốt sáng, mây khói thâu canh. Họ cốt sống để tìm những thỏa mãn về vật dục…
Co phai nguoi Viet vo cong roi nghe, hay than van, khong ly tuong?-Hinh-2
Người Việt xưa sống thiếu lý tưởng, phụ nữ cũng ham mê bàn đèn thuốc phiện. 
Không những sống thiếu lý tưởng, người Việt xưa thường co mình trong hủ lậu. Trong Văn minh tân học sách (1908) có viết: Kìa những kẻ ham mê đàn sao, đầu hồ (một trò chơi của người Việt xưa), bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì.
Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tí được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo, ngày ngày khoe câu văn hay, khư khư ngồi giữ những tiểu thuyết hủ lậu, khinh bỉ hết thảy học mới văn minh. Hạng kém hơn nữa thì chỉ nghe có vấn đề thăng quan lên mấy bực cất nhắc mấy người, chứ không hề biết đến vấn đề nào khác.
Có một ông nào đã nói với các bạn hậu tiến (chỉ lớp người thuộc thế hệ sau, chứ không phải người kém cỏi): "Các thày muốn ra làm quan, thì phải cẩn thận, đừng đọc sách mới, xem báo mới". Ôi, nếu không biết đến sách mới thì thôi, chớ đã biết đến mà lại bưng bít che lấp đi khiến cho không nghe không thấy chuyện gì, để rồi tự mình lại củng cố một căn tính nô lệ, nhân cách như thế thiệt nên lấy làm đau đớn.

Lối sống người lớn làm hỏng trẻ con

- Lối sống thiếu lý tưởng, không mục đích, buông thả, sính bạo lực, thậm chí thác loạn của một bộ phận thanh thiếu niên cho thấy những khủng hoảng trong đời sống xã hội. Đó là những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Nguy cơ bão hoà mọi thị hiếu

Trong bài thơ "Bếp lửa" của ông, tình cảm bà cháu thật đẹp. Nhưng phải chăng vì vất vả, khó khăn, nghèo khổ nên người ta mới thương nhau đến thế?

Khi người ta đang phải hy sinh, phải vượt nghèo vượt khó để đảm bảo được cuộc sống tối thiểu, nhìn đâu cũng thấy khó khăn, vất vả, thì dễ hiểu là giữa người với người dễ nảy sinh sự mủi lòng, tình thương, sự cảm thông. Đó cũng là quy luật tự nhiên. Đứa trẻ thấy bà, thấy mẹ mình khổ cực như thế, chịu đựng như thế, đến mức quên cả bản thân, hy sinh mọi thứ cho mình, thì không lẽ gì nó lại không mở lòng đáp lại.

Còn những đứa trẻ hiện nay thì sao, phải chăng nó không còn mở lòng như thế hệ trước đó?

Nói thế cũng có cái lý về logic hình thức. Nhưng vấn đề ở đây là đứa trẻ phải được giáo dục ra sao để có ý thức thường trực biết yêu thương. Ngay cả khi đầy đủ rồi người ta vẫn phải biết tạo cho nhau niềm vui và sự sẻ chia. Nếu không giáo dục được tình cảm chân chính đó cho trẻ em thì dù kinh tế có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống có vươn cao đến mấy đi nữa, chúng ta vẫn sẽ chỉ nuôi dưỡng nên một lớp trẻ ích kỷ, ỷ lại và đòi hỏi hưởng thụ, dửng dưng với mọi thứ, sống vô trách nhiệm với tất cả mọi người và với bản thân mình.

Tôi cứ nghĩ dường như chúng ta chưa biết cách sống cho sung sướng? Tại sao vật chất thì khá hơn mà con người lại ích kỷ hơn?

Đây là một câu hỏi khó! Và điều này không phải riêng xã hội ta đâu, mà cả thế giới đang phải hứng chịu. Khi đời sống vật chất khá lên, lối sống hưởng thụ ngày càng được thỏa mãn, xã hội tiêu dùng ngày càng lấn tới toàn cục, thì tự nhiên con người có một sự diễn biến rất khác thường! Nền văn minh của con người khi đi qua giai đoạn xã hội tiêu thụ, nó quá thừa thãi, quá lãng phí, đến mức mọi nhu cầu hưởng thụ cũng hóa ra vô nghĩa. Rồi sẽ dẫn đến nguy cơ bão hòa mọi thị hiếu và ao ước, hủy hoại mọi giá trị thiêng liêng, mọi hoài bão mang tính lý tưởng, sự thờ ơ của con người trước tất cả mọi thứ. Không còn biết mình thích gì nữa thì đó là sự trống rỗng!
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Lý tưởng và ý thích

Trước sự khắc nghiệt đó, ông có thể chia sẻ cách sống của mình?

Sống trong thời đại này là khó lắm, chả có ai dám dạy khôn được cho ai! Trong phạm vi nhỏ hẹp của cá nhân mình, tôi tạm nêu ra 3 tiêu chí quan trọng: Thứ nhất là mình gắng sống được theo ý thích của mình, làm cái gì mình tâm đắc và dành được nhiều thời gian cho cái mà mình thích thú nhất. Thứ hai là đừng bán mình chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, nhưng cũng phải chịu khó làm ăn lương thiện để có đủ tiền sống, để không đến nỗi quá nghèo hèn, khốn khổ vì miếng ăn hàng ngày. Thứ ba là phải giữ cho hậu phương yên ổn, gia đình tốt đẹp, vợ con tử tế. Tôi có mấy đứa con, may mắn là chúng đều được giáo dục đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn, không xấu hổ với xã hội. Đấy cũng là lý do để mình sống vui vẻ, yêu đời, đỡ bị tổn thọ.

Sống theo ý thích? Thì chính lớp trẻ ăn chơi cũng vì lý do sống theo ý thích đấy chứ?

Sống theo ý thích của tôi là thế này: Trước kia mình học luật, nhưng yêu thích văn học, nên sau khi phục vụ đủ trong ngành luật rồi thì mau chóng chuyển sang làm văn học. Đó không phải là thú chơi tùy hứng, mà là sở thích một đời. Cái thích thứ hai là thích được sống một cách phóng khoáng, nhẹ nhõm, không thủ đoạn, bon chen, phiền lụy bất cứ ai. Thứ ba là ý thích đi đây đi đó, được xê dịch, thưởng ngoạn, du lịch chỗ nọ chỗ kia. Cái cuối cùng là được sống đơn giản, chân thật, không phải khoác lên mình một cái vỏ lụng thụng, che đậy áo xống nặng nề, giả tạo, hoặc gây nhiều phiền hà, rối rắm trong cuộc sống. Và tôi luôn tạo điều kiện để có được cách sống ấy.

Nhưng có những người cho rằng họ bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, của đồng tiền mà không cưỡng lại được?

Mỗi người trong hoàn cảnh của mình đều phải tự tiên liệu để biết sống như thế nào là vừa đủ, để mình vẫn được là mình, dù đứng trong vòng xoáy của bất cứ thế lực nào đi nữa. Còn những người không cưỡng lại được những vòng xoáy của định mệnh, thì tất nhiên họ sẽ bị trả giá, biết làm sao được!

Vậy ý thích đó chính là lý tưởng?

Dùng chữ lý tưởng nghe trừu tượng và sách vở hơn. Như các cụ nói, ở đời đạt được cái ý của mình đã là một sự quý lắm rồi. Ý ấy có khi còn nhất quán hơn là lý tưởng. Còn ý thích dành cho bước đường phấn đấu một đời thì cũng là lý tưởng đấy, vì trong đời phải có mục đích nào đó kiên định để phấn đấu, say mê. Tôi không gắn nó với các ý thích nhất thời, tạm bợ. Có khi còn có những ý thích kỳ quặc, quái đản, bệnh hoạn.

Ngược tiến hóa trở về làm con thú

Đó chính là cái mà giới trẻ ngày nay dễ sa vào?

Một bộ phận lớp trẻ, khi đã không còn mục đích gì cao đẹp để noi theo, hoàn toàn buông thả theo bản năng, thì họ đang đi ngươc lại quá trình tiến hóa, muốn trở về làm con thú! Đó là sự tha hóa đến tận cùng về nhân cách, không thể nào hiểu được trong xã hội chúng ta. Đó cũng là cái tát nảy đom đóm vào mặt tất cả chúng ta, thế hệ cha anh, những bậc phụ huynh, những ai có trách nhiệm...

Nhưng trong thực tế, chúng ta đang ngày càng bị bất lực trước tất cả những điều này?

Sự thực là chúng ta không lường hết được hậu quả nặng nề của lối sống thực dụng trần trụi, thái độ trơ tráo vô nhân tính và những biến dạng méo mó của nó. Đó là sự trả giá cho một quá trình phát triển không cân đối, phát triển kinh tế không đi đôi với sự bảo vệ và nâng cao các giá trị văn hoá và tinh thần. Đời sống vật chất, tiện nghi hưởng thụ có lên, trong khi đời sống tinh thần ngày càng bị thu hẹp, trống rỗng đi. Lối sống tha hóa của một bộ phận người lớn, kể cả những người có chức có quyền... làm hỏng con trẻ đi quá mức!

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!
- Nếu một xã hội yếu, không làm được trách nhiệm của mình thì lớp trẻ sẽ mất phương hướng, không còn đích đi tới và cũng dễ hiểu là chúng trở thành ích kỷ, thực dụng đến mức trơ tráo, được chăng hay chớ và nhảy vào sống thác loạn trong vũ trường, sống bầy đàn trong khách sạn, nhà nghỉ, như bọn hippi tệ hại nhất ngày xưa. Trước khi trách lớp trẻ, phải trách người có trách nhiệm. Bởi đó là hậu quả của sự khủng hoảng lớn của xã hội chứ không phải của đơn lẻ mấy đứa trẻ mất nết, mấy gia đình liên đới này.

- Nguy cơ của xã hội không phải ở chỗ không đủ phương tiện sống mà nhiều khi lại ở chỗ là đã có phương tiện thừa thãi rồi mà không biết sống cho ra hồn, cho đúng với hoàn cảnh mình tạo ra. Đó là tai hoạ. Khi đã có đủ mọi thứ, mà giáo dục lại không chuyển theo, không tạo cho lớp trẻ một lý tưởng sống cao hơn, hoàn thiện hơn, để con người lâm vào bi kịch bế tắc, chỉ trở thành một lũ giá áo túi cơm vô nghĩa, tồn tại theo bản năng con thú mà không còn khát vọng làm con người chân chính, thì khác nào chúng ta bịt mắt che tai, gián tiếp phụ họa cho tai họa và tội ác bột phát!
Nhật Minh (Thực hiện)

Vì sao người Việt có thói tùy tiện?

(Kiến Thức) - Theo ông Nguyễn Hùng Vỹ (Đại học KH-XH&NV Hà Nội), thói tùy tiện của người Việt bắt nguồn từ chính điều kiện sống của họ.

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người... là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể dễ dàng nhận thấy ở người Việt.

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

(Kiến Thức) - Không chỉ ăn cắp vặt, một bộ phận người Việt trên đất Nhật còn trốn vé tàu, thiếu trật tự... khiến cộng đồng người Việt nói chung bị liên lụy, kỳ thị tại Nhật. 

Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.

Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.

Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác

Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
 Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt. 

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.

Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.

Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.

Người Việt bị “xa lánh” trên đất Nhật

Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. 

Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.

Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).

Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.
 Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.

"Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này. Thực sự, lúc đó chúng tôi đã cảm thấy choáng, ngại và buồn thật vì trên tấm biển cảnh báo đó chỉ có 2 thứ tiếng là Việt và Nhật", anh Trọng cho hay.

"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.

Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.

Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”

Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.