Cổ nhân dạy: Một nhà hai cửa, cả của lẫn người đều khó giữ

Cổ nhân có lời dạy rằng: 'Một nhà hai cửa, cả của lẫn người đều khó giữ', bạn có hiểu ý nghĩa của lời dạy này hay không?

Cổ nhân dạy: Một nhà hai cửa, cả của lẫn người đều khó giữ

Xưa kia cổ nhân đã dạy "Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ". Đây là một lời dạy mà chúng ta cần khắc sâu ghi nhớ. Rốt cục là vì sao?

Cửa được ví như bộ mặt của một ngôi nhà. Cửa nhà là nơi tụ tài lộc, đón tài lộc đến với gia đình. Vì vậy, người xưa xây nhà rất chú trọng trong việc làm cửa, cổng. Tuy nhiên, họ không bao giờ xây dựng hai cửa hay cổng lớn bởi điều đó vô tình sẽ làm tiêu tán tiền tài, lộc lá của gia đình.

Cũng có người nói rằng, những ngôi nhà cổ ngày xưa có những cửa dẫn ra bên ngoài. Tuy nhiên, đó chỉ là những cánh cửa nhỏ, được gọi là cửa hông, cửa hậu chứ không phải là cửa (cổng) lớn.

Co nhan day: Mot nha hai cua, ca cua lan nguoi deu kho giu

Cách hiểu theo hàm nghĩa xưa

Một cách giải thích khác là người xưa cho rằng nhà có hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Một cửa đi vào và một cửa đi ra. Trong những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào bằng các cửa khác nhau nhằm tránh sự lúng túng do gặp gỡ.

Tuy nhiên, sự qua lại tránh né chỉ là tạm thời, bởi điều này sẽ khiến cho mỗi quan hệ của thành viên dưới cùng một mái nhà ngày càng thêm mâu thuẫn và gia tăng sự bất hòa. Người xưa luôn đề cao sự yên ấm, hòa thuận của gia đình làm nền tảng rồi từ đó mới phát triển hưng vượng. Do đó, nếu một gia đình thường xuyên lục đục thì sẽ không thể phát triển được.

Một cách hiểu ngày nay

Cách hiểu này được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, logic hơn. Người xưa cho rằng, một ngôi nhà có hai cửa, khi có trộm thì ngôi nhà này có thêm một lối thoát cho chúng.

Nếu gia đình nào ít người, không có người bảo vệ canh giữ cửa thì việc bọn trộm hoành hành rồi tẩu thoát sẽ rất dễ dàng. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là gia chủ khi có thể vừa mất của và vừa có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vì những lý do đó mà người xưa khi xây nhà rất kỵ việc xây hai cửa. Ngay cả khi nhà có những cửa nhỏ thì cũng không khuyến khích. Lời dạy của người xưa xét với hoàn cảnh hiện tại thì vẫn có thể phù hợp và có giá trị.

Cổ nhân dạy “Ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng”

Người xưa thường dựa vào thuật xem tướng và kinh nghiệm bản thân để đoán được người khác.

Cổ nhân dạy “Ngựa xem tứ vó, người xem tứ tướng”

Họ tin rằng có thể nhận biết con người thông qua hình thể, ngũ quan, khí thế của người đó.

Ngựa xem tứ vó

Cổ nhân dạy: Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân

Dù cách đây hàng trăm năm, thậm chí là nhiều hơn, nhưng những lời dạy của cổ nhân tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị.

Cổ nhân dạy: Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân

Con người ta sống một đời người, ai cũng chỉ có một lần. Số phận định sẵn mỗi chuyện trải qua đều không thể lấy lại, chúng ta chỉ có cách bước tiếp về phía trước. Trong đời người, những chuyện không như mong muốn là điều không thể tránh khỏi.

Dù biết tai họa khó tránh, nhưng có những điều chúng ta có thể học từ người đi trước để tránh mắc phải sai lầm. Những người lớn tuổi đã trải qua và chứng kiến nhiều chuyện, do vậy kinh nghiệm sống của họ là bài học quý giá để chúng ta chiêm nghiệm.

Cổ nhân có 2 đại kỵ: Phòng khách không treo tranh tổ tiên

Theo quan niệm về phong thủy, có một số điểm cấm kỵ cần nhớ vì liên quan tới vận thế gia đình.

Cổ nhân có 2 đại kỵ: Phòng khách không treo tranh tổ tiên

Phong thủy nhà ở là vấn đề vô cùng quan trọng rất được chú ý từ xưa tới nay. Trong đó, các vấn đề về phong thủy nhà ở thời xưa được quan tâm hơn cả vì đây là nơi trú ngụ của cả gia đình đồng thời là cơ ngơi của cả đời người.

Khi nói về bài trí nhà cửa, cổ nhân có câu: "Phòng khách không treo tranh tổ tiên, trong vườn không dựng lang nha bổng". Rốt cuộc câu nói này có ý nghĩa gì? Liệu nó còn có giá trị cho đến nay không?

Đọc nhiều nhất

Tin mới