Cổ nhân dạy: Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân

Dù cách đây hàng trăm năm, thậm chí là nhiều hơn, nhưng những lời dạy của cổ nhân tới nay vẫn vẹn nguyên giá trị.

Con người ta sống một đời người, ai cũng chỉ có một lần. Số phận định sẵn mỗi chuyện trải qua đều không thể lấy lại, chúng ta chỉ có cách bước tiếp về phía trước. Trong đời người, những chuyện không như mong muốn là điều không thể tránh khỏi.

Dù biết tai họa khó tránh, nhưng có những điều chúng ta có thể học từ người đi trước để tránh mắc phải sai lầm. Những người lớn tuổi đã trải qua và chứng kiến nhiều chuyện, do vậy kinh nghiệm sống của họ là bài học quý giá để chúng ta chiêm nghiệm.

Không những vậy, có những đạo lý đã được đúc rút và lưu truyền ngàn đời này. Phần lớn được gửi gắm trong những câu thành ngữ, tục ngữ cổ. Nhiều câu trong số đó đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Người Trung Quốc có câu: “Đừng thăm họ hàng khi nghèo, chớ kết bạn khi giàu". Nguồn gốc của nó xuất phát từ câu chuyện của Tô Tần - một thuyết gia nổi tiếng thời Chiến Quốc.

Co nhan day: Giau khong ket ban, hoan nan cho tim nguoi than

Câu chuyện có thật trong lịch sử

Chuyện kể rằng, khi Tô Tần còn trẻ đã theo chân Quỷ Cốc Tử học hành và lĩnh hội được tri thức của Tung Hoành Gia (học phái trong Cửu Lưu thập gia, thiên về nghệ thuật ngoại giao xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc).

Sau khi trở về nhà, Tô Tần đã nói với bố mẹ và anh chị rằng hiện tại bản thân có thể dùng ngôn ngữ, khả năng ngoại giao của mình để làm việc lớn và trước tiên cần một khoản tiền vốn để bắt đầu sự nghiệp.

Cha mẹ của Tô Tần hiểu rõ ông có tham vọng lớn từ khi còn nhỏ thêm vào đó, anh trai và chị dâu cũng hết lòng ủng hộ và tin tưởng Tô Tần có thể vinh quang trở về. Bởi vậy, cả gia đình đã lấy hết tiền tiết kiệm ra để hỗ trợ cho ông.

Được sự ủng hộ từ phía gia đình, Tô Tần càng thêm phần tự tin. Ông bắt đầu mua sắm những bộ trang phục đắt tiền, mua một chiếc xe ngựa và thuê một người đánh xe để bắt đầu công việc của mình.

Những tưởng khả năng của mình sẽ được quân vương trọng dụng, Tô Tần không làm tể tướng nhưng cũng phải vào hàng quan nhất phẩm, nhưng sự thật thường ngược với những gì mong đợi. Ở vào thời điểm lúc bấy giờ, quân vương căn bản không hề thích những gì mà Tô Tần thể hiện.

Kết quả là ngay một chức quan nhỏ ông cũng không có được mà còn bị đuổi khỏi kinh thành. Sau một thời gian lang bạt, tiền không còn, mùa đông lại tới gần, không còn cách nào khác Tô Tần phải quay về nhà.

Sau khi trở về quê hương với bàn tay trắng,Tô Tần bị bạn bè cười nhạo, gia đình phớt lờ. Thậm chí, người chị dâu trước khi luôn niềm nở thái độ vô cùng khó chịu với Tô Tần, mắng ông ‘vô dụng, chỉ chờ ngồi ăn miễn phí”.

Hiện thực trước mắt khiến Tô Tần vừa đau khổ vừa tức giận. Ông cố gắng vực dậy bản thân, trở lên mạnh mẽ, tôi luyện lại những học thuyết đã từng được dạy. Cuối cùng sau vài năm nỗ lực, ông đã gặt hái được thành công, là, trở thành vị tướng có sức mạnh đáng nể của Lục quốc.

Thế sự thay đổi, lòng người cũng thay đổi theo. Bạn bè, cha mẹ, anh trai và chị dâu đều nhìn Tô Tần với một ánh mắt khác, họ đều vô cùng kính trọng ông. Người chị dâu năm xưa buông lời cay độc với Tô Tần e sợ ông đến mức phải quỳ xuống xin tha mạng.

Ý nghĩa lưu truyền ngàn đời

Từ câu chuyện của Tô Tần, người ta đã đúc kết ra câu nói "Đừng thăm họ hàng khi nghèo, chớ kết bạn khi giàu".

Câu nói này vừa định hướng giao tiếp trong cuộc sống, vừa muốn cảnh báo các thế hệ sau nên thận trọng trong việc kết giao. Có thể nói, đồng tiền ảnh hưởng đến rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống.

Bởi bạn nghèo, dù là bạn ai, người ta cũng sẽ coi thường bạn, thậm chí còn nói "vô dụng, chỉ chờ ngồi ăn miễn phí" như chị dâu của Tô Tần. Vì vậy, khi bản thân mình không có gì, việc bị coi thường và bị hắt hủi gần như là điều không thể tránh khỏi.

Mặt khác, những người bạn đến với nhau không vì quyền lợi thì chắc chắn sẽ rạn nứt vì quyền lợi. Trong khi đó, những người bạn thực sự đến từ lúc khó khăn. Lúc không có gì trong tay nhưng vẫn đối xử với nhau chân thành, đó mới là người bạn đúng nghĩa.

Khi chúng ta ăn nên làm ra, nắm trong tay quyền lực, thái độ của mọi người xung quanh sẽ ngay lập tức thay đổi, thậm chí là tâng bốc bạn đến tận “mây xanh”. Đây chính là hiện thực cuộc sống!

Có thể ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng trải qua cảm giác này khi tham gia các cuộc hội họp gia đình hay bạn bè., đây là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta hãy cố gắng ghi nhớ lời dạy trên và cố gắng không để bản thân mình gục ngã trước khó khăn giống như Tô Tần, cuộc sống tươi đẹp sẽ rộng mở ở phía trước!

Cổ nhân có câu: "Cửa lớn đối cửa sổ, của cải tiêu tan"

Cổ nhân có lời dạy rằng: "Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan". Bạn hiểu sao về lời dạy này?

Người xưa đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm hàng ngàn đời qua những câu nói ngắn gọn mà hàm ý. Những lời dạy này đa phần đều là truyền miệng, dựa trên những hiểu biết của chính người dân. Vừa phản ánh kinh nghiệm sống cũng như thể hiện những tâm tư nguyện vọng của họ.

Theo quan niệm xưa, một ngôi nhà cần đặc biệt chú trọng tới vấn đề phong thủy. Có rất nhiều câu nói về nhà cửa mà cổ nhân đã để lại như câu nói "Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan". Vậy thâm ý của cổ nhân trong câu nói này là gì?

3 dấu hiệu của người đã hết phúc, làm gì cũng không thuận

Một khi con người đã hết phúc thì tới lúc đó, cầu Trời, Trời cũng chẳng linh, cầu đất, đất cũng không nghiệm. Cầu cúng thế nào cũng vô ích.

3 dau hieu cua nguoi da het phuc, lam gi cung khong thuanPhúc và Đức có quan hệ thế nào? Cổ nhân dạy: Nhà tích thiện có dư phúc lành, nhà tích ác có thừa ai ương. Những người làm việc thiện tuy phúc chưa đến, nhưng họa đã rời xa.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.