Có nên cúng chay, đãi mặn?

Có nên cúng chay, đãi mặn?
HỎI:

Sắp đến là ngày cúng giáp năm cho ngoại của tôi. Tất cả các cậu, các dì đều có ý muốn cúng chay cho ngoại và làm tiệc mặn để đãi khách. Duy chỉ có mẹ và tôi là có ý làm chay tất cả để không phải gây tạo nghiệp báo sát sanh. 
Từ ngày ngoại qua đời đến nay gia đình tôi đều cúng chay để hồi hướng cho ngoại được sanh về cõi an lành. Có thể hiện nay ngoại tôi đã được vãng sanh hay tái sanh ở một cảnh giới nào đó, nhưng tôi lo sợ rằng liệu việc sát sanh hại mạng này có gây ảnh hưởng xấu gì cho ngoại tôi không? Ngoại tôi có bị cộng nghiệp không? Kính mong quý Báo hoan hỷ cho tôi một lời khuyên.
(PHAN NGỌC THANH, phanngocthanh48@yahoo.com.vn)
Có nên cúng chay, đãi mặn? ảnh 1
 Ảnh minh họa

ĐÁP:
Bạn Phan Ngọc Thanh thân mến!
Dĩ nhiên là cúng chay và làm tiệc chay đãi khách trong các ngày giỗ (lễ) sẽ tốt hơn nhưng khi đối diện với thực tiễn thì không phải gia đình Phật tử nào cũng làm được. Bởi lẽ, giỗ quảy thường là việc chung của các con cháu vốn dĩ “chín người mười ý”, cộng thêm khách mời cùng bà con lối xóm cũng không nhiều người quen và cảm nhận hết giá trị của các món chay. 
Do đó, người Phật tử nên vận dụng tinh thần “tùy duyên”, cúng chay và đãi chay là rất tốt, trong những trường hợp khác thiếu duyên hơn thì vẫn cúng chay còn đãi khách thì tùy thực tiễn, chay hoặc mặn đều được. Miễn sao vào những dịp giỗ quảy mọi người trong gia đình hòa hợp và hiếu thuận, khách bạn hoan hỷ. Các Phật tử hãy nêu cao tinh thần hòa hiếu, không nên vì vấn đề “chay-mặn” mà dẫn đến căng thẳng, xung đột, bất hòa trong ngày giỗ. Nếu đãi tiệc mặn thì việc cần lưu ý nhất là tránh trực tiếp giết hại chúng sanh.
Có một điều rất quan trọng khác mà chúng ta ít để ý đó là việc cúng và đãi tiệc mặn (có trực tiếp giết thịt chúng sanh) chẳng những ảnh hưởng không tốt đến người mất mà còn liên quan ảnh hưởng xấu đến con cháu hiện đang tạo nghiệp. 
Khi người thân mới mất, trong vòng dưới 49 ngày, việc tổ chức tang lễ của thân nhân có liên quan đến sát sanh, thì ngoài việc thân nhân tạo ác nghiệp, nghiệp xấu ấy còn tác động và ảnh hưởng khá lớn đến xu hướng tái sanh của hương linh. Nhưng sau 49 ngày khi thần thức hầu hết đã tái sanh, vào những dịp giỗ quảy họ nếu thân nhân tổ chức cúng và đãi mặn có trực tiếp giết thịt thì người bị tội nghiệp nặng nề không phải hương linh mà chính là con cháu hiện tiền. 
Vì thế, những bận tâm cho hương linh, sợ họ cộng nghiệp giết hại là điều tốt nhưng lo lắng về vấn đề tạo ác nghiệp của chính mình mới là điều cần thiết và quan trọng nhất. Nên không chỉ trong những dịp tang lễ hay giỗ quảy mà mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày, người Phật tử luôn chú tâm tỉnh giác để không tạo nghiệp sát sanh. Đối với những người chưa ăn chay được nhiều ngày trong một tháng thì cứ ăn uống bình thường nhưng quyết không chính tay mình tạo nghiệp giết hại.
Chúc bạn tinh tấn!
TIN BÀI LIÊN QUAN










TIN BÀI ĐỌC NHIỀU

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.