Có nên bồi bổ cho trẻ yến sào, nhân sâm?

(Kiến Thức) - Khi thấy trẻ "còi", biếng ăn một chút là các bà mẹ vội tẩm bổ cho con bằng yến sào, nhân sâm, sữa ong chúa... 

Có nên bồi bổ cho trẻ yến sào, nhân sâm?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Yến sào giúp bổ sung protein, các loại axit amin, nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài thành phần giàu axit amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể trẻ thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột. Nguồn đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt. 
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, chỉ có thể dùng yến cho trẻ từ 1 tuổi trở đi và dùng khoảng 70ml/ngày, xen kẽ với các bữa ăn. Trong yến sào, tỷ lệ đạm trên 30%, có loại 40 - 50%, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác. Trong khi cơ thể của trẻ qua từng giai đoạn phát triển, từng lứa tuổi thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng chỉ ở một mức độ nhất định. Với tỷ lệ đạm ở yến cao như vậy, nếu cho trẻ ăn nhiều quá, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thiếu chất do chế độ ăn không cân bằng. 
Sữa ong chúa là các chất tiết ở tuyến hạ hầu hay tuyến thức ăn ấu trùng ở đầu ong thợ non trong đàn ong mật. Ấu trùng ong được nuôi bằng sữa ong chúa thì sẽ thành ong chúa và ngược lại nuôi bằng mật ong sẽ thành ong thợ. Một số cha mẹ có con nhỏ tuổi, biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi cọc nên cho dùng sữa ong chúa. Về lợi ích, trẻ sẽ ăn và ngủ được nhiều hơn, nhanh lên cân. Đối với những trẻ dưới 13 tuổi thì không nên cho dùng sữa ong chúa. Trẻ còn nhỏ tuổi dùng sữa ong chúa sẽ phát dục sớm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này. 
Nhân sâm, thuộc hàng bổ, quý hiếm. Tuy nhiên, nhân sâm không được dùng cho trẻ nhỏ nếu không có hướng dẫn của bác sĩ. Dùng nhân sâm không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí, nguy hiểm tới tính mạng. Với những trẻ em đang bị lao, hen phế quản, ho ra máu hoặc trẻ dưới 13 tuổi không được dùng nhân sâm. 

Món ăn điều trị nội nhiệt cho trẻ

(Kiến Thức) - Theo y học cổ truyền, trẻ em nội nhiệt phần nhiều do ăn uống không hợp lý, lạm dụng thức ăn khô nóng, bổ béo quá lâu ngày.

Món ăn điều trị nội nhiệt cho trẻ
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
* Nếu trẻ nội nhiệt đi cầu táo bón, phép trị: Bổ âm thanh nhiệt, nhuận táo, thông tiện, tốt nhất nên ăn như canh rau đay, canh mồng tơi, canh mướp hương, cháo mè đen... Ngoài ra, tăng cường ăn các món như đu đủ, rau củ khoai lang, cà chua, cà tím, rau dền, rau dấp cá, mè đen, mè vàng, bầu, bí đều tốt...

Kinh hoàng hóa chất độc hại trong hồng ngâm

(Kiến Thức) - Đằng sau "mã ngoài" bóng đẹp và chín đều, thì mối quan ngại hóa chất trong những trái hồng được bày bán trên thị trường, khiến người tiêu dùng Việt hoang mang, lo lắng.

Kinh hoàng hóa chất độc hại trong hồng ngâm
Tháng 8 âm lịch chính là mùa chín rộ của trái hồng. Với người Việt, loại quả này không những là món ngon vào thu, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trên mâm ngũ quả đêm Rằm.
Tháng 8 âm lịch chính là mùa chín rộ của trái hồng. Với người Việt, loại quả này không những là món ngon vào thu, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trên mâm ngũ quả đêm Rằm.

6 loại mỹ phẩm dễ khiến phái đẹp bị ung thư

(Kiến Thức) - Thuốc nhuộm tóc, son môi, kem làm trắng da…là những sản phẩm làm đẹp, nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư cho chị em.

6 loại mỹ phẩm dễ khiến phái đẹp bị ung thư
Thuốc nhuộm tóc. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng. Paraphenylenediamin - hoá chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc, có thể gây ung thư da và vú nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này.
Thuốc nhuộm tóc. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỷ lệ ung thư ở những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng. Paraphenylenediamin - hoá chất thường được dùng trong thuốc nhuộm tóc, có thể gây ung thư da và vú nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này.
Son môi. Các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley, Đại học California (Mỹ) cho biết, son môi chứa 20% hoặc nhiều hơn các hàm lượng như chì, nhôm, ca-đi-mi, mangan. Nếu tiếp xúc nhiều với các kim loại này, theo thời gian, sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như gây tổn hại thần kinh và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Sử dụng những sản phẩm có chứa crom sẽ dẫn đến ung thư phổi và dạ dày.
 Son môi. Các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley, Đại học California (Mỹ) cho biết, son môi chứa 20% hoặc nhiều hơn các hàm lượng như chì, nhôm, ca-đi-mi, mangan. Nếu tiếp xúc nhiều với các kim loại này, theo thời gian, sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như gây tổn hại thần kinh và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Sử dụng những sản phẩm có chứa crom sẽ dẫn đến ung thư phổi và dạ dày.

Tin mới