Có không nhân quả luân hồi?

Anh bạn tôi hỏi có nhân quả luân hồi không? Tôi trả lời có. Anh ấy bảo tôi chứng minh. Dĩ nhiên tôi không thể chứng minh được nên đưa ra một thí dụ.

Một buổi chiều, tôi ra bờ sông ngồi ngắm hoàng hôn. Bỗng một con chim hạc bay ngang tầm mắt tôi, thân nó in trên nền trời xanh, bóng nó in trong dòng nước biếc đẹp tuyệt vời.
Nhân quả luân hồi cũng như con chim hạc. Ảnh minh họa.
Nhân quả luân hồi cũng như con chim hạc. Ảnh minh họa.
Hôm sau tôi kể lại cho nhiều người nghe. Tất cả đều không tin, bảo tôi nói dóc. Tôi lại không thể chứng minh được do con chim không để lại bất cứ dấu vết gì trên nền trời và trong dòng nước.
Kể xong tôi kết luận. Nhân quả luân hồi cũng như con chim hạc, hoàn toàn có thật nhưng chỉ có những bậc thành tựu Chánh tri kiến mới nhìn thấy, nói lại cho chúng sanh biết mà thôi. Các ngài cũng như tôi, giá mà lúc đó tôi có được cái máy ảnh hay máy quay phim thì hay biết mấy? Bạn tôi vẫn hoài nghi do không đủ chứng cứ khoa học!
Nhân quả luân hồi xuất phát từ nghiệp (karma). Nghiệp là hành động của ý nghĩ, thân thể và miệng hay ý nghiệp, thân nghiệp và khẩu nghiệp. Đây là mối liên hệ động lực giữa người với người tạo thành chuỗi mắt xích vô tận của nghiệp, nhân và quả. Nghiệp sanh ra nhân, nhân sanh ra quả, quả lại trở thành nhân liên tục trong cuộc sống và kiếp người ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai, gọi là luân hồi.
Điều này đã được nền vật lý hiện đại chứng minh cụ thể, rõ ràng bằng thí nghiệm và lý thuyết điện từ, điện động của hai nhà khoa học Faraday và Maxwell. Theo đó thì “mỗi điện tích tạo ra trong không gian một tình trạng nhiễu hay một điều kiện, nó làm cho một điện tích khác cảm thấy một lực tác động lên mình. Điều kiện này trong không gian, cái có thể sinh ra lực, được gọi là trường. Chỉ một điện tích duy nhất đã sinh ra trường, trường hiện hữu tự nó, không cần có sự hiện diện của một điện tích khác mới có trường và tác động của nó” (Fritjop Capra). Nghĩa là mỗi điện tích đều tự vận động và tác động lẫn nhau tạo ra mọi hiện tượng và biến cố trong vũ trụ. Nhờ vậy nên vũ trụ luôn luôn biến đổi như một sinh cơ, cái cũ tiêu vong cái mới phát sinh liên tục chứ không rập khuôn, cứng ngắc trong cỗ máy khổng lồ như quan niệm của nền vật lý cổ điển. Con người là một thành phần của vũ trụ nên sự vận hành của nó cũng giống các thành phần khác trong vũ trụ.
Anh bạn tôi lại hỏi lúc còn sống ta tạo nghiệp, sau khi chết rồi nghiệp sẽ về đâu? Đây không chỉ là thắc mắc của anh ấy mà còn của rất nhiều người khác. Theo Duy thức học thì mỗi người đều có tám thức, trong đó thức thứ tám A-lại-da, cũng là Tâm ta, rất quan trọng. Khi ta chết, thân thể tiêu tan nhưng A-lại-da thức vẫn thường còn. Nó là cái kho chứa chủng tử của vạn pháp, nghiệp lại xuất phát từ chủng tử sẵn có hoặc mới sanh trong A-lại-da thức nên sau khi ta chết đi nghiệp sẽ trở về trong ấy rồi theo nghiệp lực của ta tạo ra, đầu thai thành con người mới, cuộc sống mới. Bên vật lý học cũng thế. Khi một vật thể tan rã, (các hạt mang) điện tích lại trở về với mạng lưới trường lượng tử bao la trong không gian rồi tiếp tục tác động với các hạt khác tạo ra hiện tượng và biến cố mới. A-lại-da thức có thể ví như mạng lưới trường lượng tử mà nhà Phật gọi là “hư không biến pháp giới”.
Ngoài ra, nền vật lý hiện đại còn chứng minh giáo lý Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với khoa học, trong đó có khái niệm sắc-không. Đây là khái niệm rất khó hiểu và khó hình dung tưởng chừng như một nghịch lý, đối lập nhau. Thật ra sắc-không là thuộc tính của một vật thể (nhà Phật gọi là pháp) chuyển hóa nhau như sóng và hạt, như hơi nước và nước bên vật lý. Khi đủ điều kiện sóng sẽ chuyển hóa thành hạt, hơi nước chuyển hóa thành nước và ngược lại, cũng như đủ duyên thì phiền não là bồ-đề, sanh tử là Niết-bàn, không đủ duyên thì bồ-đề là phiền não, Niết-bàn là sanh tử. Sở dĩ sắc-không không đối lập nhau vì đối lập tức là thành hai và loại trừ nhau, mà loại trừ bất cứ bên nào thì cả hai bên đều không tồn tại, thì sẽ không có “bất dị và tức thị”.
Đạo Phật rất thực tiễn và khoa học chứ không huyễn hoặc hoang đường hay mê tín dị đoan như nhiều người lầm tưởng. Nhà bác học Albert Einstein nói: “Nếu có một tôn giáo phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo”. Còn nhà vật lý hạt nhân người Mỹ Openheimer thừa nhận: “Những quan điểm chung về nhận thức của con người được minh họa bởi những phát hiện của vật lý nguyên tử, tự nó không xa lạ hay khó hiểu. Ngay trong nền văn hóa của chúng ta, chúng đã có lịch sử và trong tư tưởng Phật giáo hay Ấn Độ giáo, chúng có một chỗ đứng trung tâm đáng kể. Điều mà ta phát hiện chỉ nêu thêm thí dụ, xác nhận và làm tinh tế thêm cho một nền minh triết cổ xưa”.
Hy vọng các ngành khoa học nói chung, ngành vật lý nói riêng ngày càng làm sáng tỏ giáo lý Phật giáo cho mọi người tin tưởng, phát tâm Bồ-đề, tinh tấn tu hành để thoát khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi.

Thuyết luân hồi

Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.

Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
Thuyết luân hồi nói lên lẽ thực của kiếp người, Đức Phật nhớ rất rõ, thấy rất thật mà nói lại cho chúng ta chứ không phải Ngài tưởng tượng ra - Ảnh minh họa.
Thuyết luân hồi nói lên lẽ thực của kiếp người, Đức Phật nhớ rất rõ,
thấy rất thật mà nói lại cho chúng ta chứ không phải Ngài tưởng tượng ra - Ảnh minh họa. 

Luân hồi là gì? Luân là bánh xe, hồi là lăn tròn. Luân hồi đi đâu? Không ngoài ba đường ác và ba đường lành, cứ lên xuống quay tròn như vậy hoài, gọi là luân hồi. Nếu người làm điều tốt khi chết sẽ đi các đường trên. Hưởng hết phước rồi thì tuột xuống trở lại, còn kẻ làm xấu thì đọa vào các đường dưới, đền trả hết nghiệp mới được trồi lên. Lên xuống, lên xuống không ra khỏi vòng lục đạo nên gọi là bánh xe luân hồi. Đó là nói luân hồi trong các đường.

Khi chúng ta đã biết thuyết luân hồi trong ba đường lành, ba đường dữ rồi, bây giờ phải làm sao? Phải chọn ba đường lành mà đi, tối thiểu cũng phải đi lại đường cũ của mình, là làm người. Ai khá hơn thì vươn lên trên cõi trời. Muốn trở lại cõi người, Phật dạy phải thọ Tam quy, giữ năm giới. Năm điều kiện đó là Nhân thừa Phật giáo, tức tu để được làm người. Đó là điều căn bản mà chúng ta phải nhớ.

Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội. Nếu làm trọn mười điều ác thì đi thẳng xuống địa ngục, không nghi ngờ. Khá khá hơn không tới mười điều, nhưng nặng về tham thì sanh vào loài quỷ đói. Ngạ quỷ sống lang thang trong cõi thế gian, tuổi thọ rất lâu phải chịu đói khát ghê lắm, nên kiếp ngạ quỷ cũng hết sức khổ. Kế đến súc sanh, trong mười điều ác làm chừng năm điều là đủ làm súc sanh rồi. Súc sanh nặng về si nên không biết phân biệt gì hết, không có tư cách như con người.

Ai bắt mình đi trong sáu đường? Nghiệp bắt. Nghiệp do ai tạo? Không ai có quyền áp đặt ta, tự ta quyết định, tự ta chọn lựa mà thôi. Không phải ta có tội Phật đày xuống dưới địa ngục hay có phước Phật đưa lên cõi trời. Như hiện giờ chúng ta có mặt trên thế gian này, có người khá giả có kẻ nghèo nàn, cơ cực là do ai? Đổ thừa trời khiến được không. Sự thực tại người không có phước nên tính đâu trật đấy, làm gì cũng thất bại nên nghèo. Còn người có phước tính đâu trúng đó nên giàu. Đó là do phước nghiệp riêng của mỗi người tạo ra, chớ không phải ai đem đến cho mình.

Đời hiện tại của chúng ta có hai điều quan trọng. Thứ nhất là trả nợ hoặc hưởng phước của quá khứ. Nhiều người sanh ra là con ông lớn hoặc nhà giàu, đó là hưởng phước. Nhiều người sanh đã mồ côi hoặc cha mẹ nghèo khổ bần cùng, hung dữ, độc ác… đó là trả nợ. Thứ hai là chuẩn bị cho đời sau. Thành ra ta có chuyển nghiệp là chuyển ngay đời hiện tại, cho nên đời hiện tại rất quan trọng. Nếu cuộc sống này mình được nhiều thuận lợi thì nên chuẩn bị cho mai kia, đừng để tuột xuống. Nếu cuộc sống này bất như ý mình cũng cười, vì biết tại hồi xưa mình ngu nên bây giờ phải chịu thôi. Bây giờ đền lại cái ngu hồi xưa nên cam chịu không giận ai, không kêu trời trách đất. Cố gắng làm sao tạo duyên tốt để hiện đời an vui phần nào và mai sau được tốt đẹp hơn.

Người hiểu được thuyết luân hồi của Phật dạy thì cuộc sống nội tâm vững vàng, nghèo không trách, giàu không tự cao. Bởi biết bây giờ ta hưởng mà không làm tốt nữa thì mai kia tuột xuống sẽ khổ. Hoặc hiện giờ mình bị những đày đọa thì vui vẻ chấp nhận, sửa lại đừng để tuột xuống nữa mà phải nâng lên. Như vậy là tu. Biết rõ lý luân hồi tự nhiên ta tạo cho mình con đường đi lên, không có tâm oán hờn thù ghét ai hết.

Thế gian thường có bệnh, mình nghèo mà ai giàu thì thấy ghét người ta. Mình học dở thấy người học giỏi thì ganh tỵ. Đó là tật xấu, tự mình chuốc nghiệp mà thôi. Trong kinh Phật nói, từ khi phát tâm tu cho tới thành Phật, trải qua ba vô số kiếp làm tất cả các việc công đức mới thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ-đề. Như vậy sự tích lũy rõ ràng không mất, tích lũy tốt thì quả nối tiếp tốt, tích lũy xấu thì quả nối tiếp xấu.

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi, gốc là bản thân mình. Như vậy thuyết luân hồi nói lên lẽ thực của kiếp người. Đức Phật đã thấy, đã nhớ rõ ràng nên nói ra cho chúng ta biết, chớ không phải do Ngài tự tưởng tượng. Ngày nay mình nghe hơi khó tin. Bởi vì chúng ta nhìn nông cạn quá nên không tin được.

Khi biết rõ kiếp luân hồi như vậy, ai can đảm tạo thêm những nghiệp ác để chịu khổ hơn? Cho nên chúng ta phải tinh tấn làm những điều lành. Nếu không làm cho ai, ít ra ta cũng giữ được phần mình, đừng phạm những giới đưa ta đi xuống. Đó là tu. Đức Phật thấy rõ sự nguy hiểm của luật nhân quả luân hồi nên chỉ cho mình đường lối tu, chớ không phải áp đặt mình làm gì. Khi quy y thọ năm giới, quý thầy hỏi Phật tử “giữ được không?”, quý vị giữ được thì nói “dạ được”, còn nếu giữ chưa được thì làm thinh, chớ Phật đâu có ép. Vì giữ giới là giữ cho mình, không phải giữ cho Phật.

Đi sâu vào tâm lý mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc, ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ. Ví dụ như bản thân tôi, tại sao lại thích tu? Người đời lớn lên lo chuyện làm ăn hoặc gì gì đó, tại sao mình không thích những chuyện ấy mà lại thích đi tu? Như vậy là từ đời quá khứ ta đã tích lũy hạt giống đó rồi, nên bây giờ có mặt đây luôn nhớ việc ấy. Rõ ràng chúng ta không quên hết nhân quá khứ, nhân nào chứa sâu đậm sẽ trở thành sở thích, việc làm của mình trong đời này.

 

Có người ra đời thích làm lành, có người ra đời lại hung dữ. Mỗi người thích mỗi cách, đó là do sự tích lũy của quá khứ khác nhau. Quý Phật tử kiểm lại xem, nếu do gien cha mẹ sanh ra là yếu tố duy nhất tạo thành những đứa con sau này, thì cha mẹ bệnh tật gì con cũng phải bệnh tật y hệt như thế. Rồi tâm hồn của con do cái gì tạo?

Có nhiều cha mẹ rất hiền nhưng con không hiền. Hoặc ngược lại cha mẹ dữ mà con lại hiền. Những sự khác biệt đó, nhà Phật gọi là nghiệp tích lũy của quá khứ, chúng ta mang theo khi thọ sanh. Những gì mình đã chứa chấp đời trước, bây giờ nó hiện ra rõ ràng. Như hai anh em ruột, thể xác giống chút chút mà tâm hồn không giống nhau. Như vậy mới thấy mỗi người sanh ra mang một nghiệp khác nhau, từ đó có những sai biệt khác nhau.

Thế thì muốn trên đường luân hồi mình đi đường tốt, không đi đường xấu phải làm sao? Thấy người đáng ghét ta nên xử sự thế nào? Nên nghĩ rằng họ có làm gì hại mình mà ghét. Ghét người như vậy là ta đã có ý nghĩ xấu rồi. Nếu tiếp tục nuôi dưỡng ý nghĩ này, sanh chuyện nói này nói kia với người ta là cái cớ để tạo thêm nghiệp. Nếu mọi người đều biết tu như vậy thì gia đình, xã hội đẹp biết bao nhiêu.

Muốn biết có luân hồi hay không, chúng ta cứ nghiệm trong tâm niệm của mình sẽ rõ. Cha mẹ sanh thân được mà không thể sanh tâm niệm của mình. Có tâm niệm rất lành, có tâm niệm rất dữ. Như vậy tâm niệm đó từ đâu ra? Chính do sự tích lũy của đời trước, không nghi ngờ gì hết. Tích lũy tức là những gì đời trước mình đã từng làm từng huân tập. Đời này trở lại những thứ tích lũy đó không mất. Trong kiếp luân hồi chúng ta theo nghiệp mình đã tích lũy, chất chứa mà hiện ra thành tâm hồn cá biệt của mỗi người.

Nên nói đến luân hồi chúng ta đừng thèm suy ngẫm gì hết, cứ nhìn lại nội tâm mình thì biết ngay. Tại sao người đó chưa quen thuộc gì hết mà mình thấy dễ thương, hoặc kẻ kia cũng chẳng quen thuộc gì hết mà mình thấy phát ghét. Đâu có trả lời được. Tại vì chúng ta không nhớ nổi, nên nói không biết tại sao kỳ vậy. Thật ra do nghiệp tích lũy của quá khứ chiêu cảm nên.

Trên đời này ai không có những người thân, những kẻ thù. Có thân, có thù gặp lại nhau là khổ. Người thân thì mình thương, người thù thì mình ghét. Nhiều người nói tại sao anh chị có duyên quá, xin cái gì cũng được. Còn tôi vô duyên xin cái gì cũng không ai cho. Chẳng qua hồi trước mình hất hủi thiên hạ quá, bây giờ tới phiên người ta hất hủi lại mình. Bình đẳng thôi.

Như vậy mình tạo nghiệp lành, nghiệp dữ không đợi đời sau mới trả quả mà ngay hiện tại cũng ứng hiện quả báo phần nào. Người Phật tử cần phải nắm vững thuyết luân hồi để chọn con đường lành mà đi, không khéo rơi vào các đường dữ, chịu khổ nhiều kiếp, không biết bao giờ mới ra khỏi. Lẽ thực này, chúng ta không thể không biết.

Độc đáo chùa “lò gạch bỏ hoang” ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chùa Phật Đà, dân gian gọi là chùa Lò Gạch, là một ngôi chùa lạ lùng nằm dưới chân núi Bình San ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Tên gọi lò gạch bắt nguồn từ việc nơi đây có cái lò gạch bị bỏ hoang. Năm 1945, Hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và lập nên một ngôi chùa nhỏ, dùng chiếc lò gạch trên làm chính điện. Do chiến tranh kéo dài, chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng.
  Tên gọi lò gạch bắt nguồn từ việc nơi đây có cái lò gạch bị bỏ hoang. Năm 1945, Hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và lập nên một ngôi chùa nhỏ, dùng chiếc lò gạch trên làm chính điện. Do chiến tranh kéo dài, chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.