Có hay không vụ ban hành bộ sách giáo khoa miền Bắc, miền Nam?

(Kiến Thức) - "Thông tin năm 2016 ban hành bộ sách hai miền Bắc - Nam là không chính xác." - ông Vũ Văn Hùng - Tổng giám đốc Nhà xuất bản GDVN khẳng định.

Trả lời báo chí về thông tin năm 2016 Nhà xuất bản Giáo dục VN sẽ hoàn tất các điều kiện biên soạn 2 bộ sách giáo khoa (SGK) miền Bắc và miền Nam, gây xôn xao dư luận vừa qua, ông Vũ Văn Hùng - Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định: "Thông tin năm 2016 ban hành bộ sách giáo khoa miền Bắc, miền Nam là không chính xác. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ sớm có phản hồi cụ thể về vấn đề này trong thời gian tới".
Co hay khong vu ban hanh bo sach giao khoa mien Bac, mien Nam?
 Ảnh minh họa - nguồn Internet.
Trước đó, ngày 14/2 báo chí đã đưa tin về việc thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT, cho phép nhiều cá nhân, đơn vị tham gia biên soạn sách giáo khoa, đại diện Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cho biết dự định năm 2016 sẽ hoàn tất các điều kiện để biên soạn 2 bộ sách giáo khoa miền Bắc và miền Nam riêng biệt.
Cấu trúc sách giáo khoa sẽ hỗ trợ phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, hình ảnh hóa nội dung, tăng cường các tình huống thực tiễn đổi mới cấu trúc, đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, Nhà xuất bản giáo dục cũng đổi mới đồ dùng và thiết bị dạy học đồng bộ với sách giáo khoa mới như sách tham khảo, băng đĩa, sách điện tử…
Ngay sau khi thông tin trên được đăng tải, ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã bác bỏ thông tin này.
Theo ông Hiển, việc đưa tin sẽ có 2 bộ SGK miền Bắc và miền Nam khiến dư luận hiểu rằng việc quy định sử dụng sách phân biệt theo vùng miền như thời kỳ trước năm 1975 khi đất nước còn chia cắt, là hoàn toàn sai sự thật.
Chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK đã được nghị quyết của Quốc hội thông qua khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng hoàn toàn không phải nhằm mục đích mỗi miền có một bộ riêng rẽ.
Khi được phép có nhiều bộ hoặc nhiều cuốn SGK tức là Bộ chỉ đưa ra các tiêu chí cụ thể về SGK và chịu trách nhiệm thẩm định, trước khi cho phép bộ sách hoặc cuốn sách đó được lưu hành trên thị trường.

Đổi mới toàn diện GD: “Ngổn ngang” phương án sách giáo khoa

(Kiến Thức) - Đơn vị, cơ quan nào biên soạn, xây dựng chương trình SGK thì phải đáp ứng được tầm vĩ mô, bám sát thực tế nhu cầu giảng dạy và học tập.

Đọc bài "Tôi thấy bất an" với ý kiến trao đổi của GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam về vấn đề sách giáo khoa, tôi nghĩ, điều bất an đó đã thực sự lan tỏa đến bạn đọc, bởi tất cả các phương án về sách giáo khoa còn rất "ngổn ngang".
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sách giáo khoa là một phương tiện văn bản để truyền tải kiến thức đến người học, là công cụ để học tập không thể thiếu đối với con người. Vì vậy mà trong những ngày qua vấn đề sách giáo khoa đã được bàn thảo rất nóng trên diễn đàn Quốc hội, được dư luận xã hội quan tâm và nhận được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, giáo dục đóng góp để tìm ra một mô hình sách giáo khoa sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu trong sự nghiệp giáo dục hiện tại và sau này của nước ta. Cho dù đơn vị, cơ quan nào biên soạn, xây dựng chương trình thì sách giáo khoa phải đáp ứng được tầm vĩ mô, phổ rộng bám sát với thực tế nhu cầu giảng dạy và học tập của nền giáo dục Việt Nam. 

Đánh giá lại chương trình, sách giáo khoa hiện hành

(Kiến Thức) - Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Bộ GD&ĐT phải có cuộc tổng kết về chương trình giáo dục hiện hành và đánh giá đầy đủ về bộ SGK đang sử dụng. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, chương trình giáo dục phải là một thể thống nhất, sách giáo khoa (SGK) nhiều bộ là sự phản ánh tính đa dạng cần thiết của nội dung chương trình nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân với những địa bàn và điều kiện kinh tế khác nhau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới