Có gì trên chuyến tàu Hành trình di sản từ ga Hà Nội đến Gia Lâm?

Hai chuyến tàu mang tên Hành trình di sản từ ga Hà Nội qua ga Long Biên, đến ga Gia Lâm, khởi hành lúc 8h và 13h20, chiều ngược lại lúc 10h50 và 16h.

 Có gì trên chuyến tàu Hành trình di sản từ ga Hà Nội đến Gia Lâm?
Giá vé 20.000 mỗi lượt. Đoàn tàu gồm 3 toa, được thiết kế riêng, trang trí nghệ thuật. Trên tàu có nghệ sĩ biểu diễn. Từ ga Gia Lâm, du khách có thể đi bộ đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm - nơi tổ chức Lễ hội thiết kế, sáng tạo Hà Nội, tham quan nhiều công trình kiến trúc và đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực, biểu tượng của ngành đường sắt.
Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, chuyến tàu được dành riêng phục vụ du khách dịp lễ hội, đi qua 3 nhà ga lịch sử nhằm giúp người dân hiểu thêm về các di sản của ngành. Sau tuần lễ hội, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư, trang trí các nhà ga Hà Nội, ga Long Biên để trở thành điểm tham quan, nâng cao giá trị văn hóa lịch sử.
Co gi tren chuyen tau Hanh trinh di san tu ga Ha Noi den Gia Lam?

Nhà máy xe lửa Gia Lâm. 

Lễ hội Thiết kế, sáng tạo Hà Nội diễn ra từ 17 đến 26/11. Toàn thành phố sẽ có 60 hoạt động văn hóa, giới thiệu 4 công trình kiến trúc, 20 cuộc trưng bày và triển lãm, chuỗi sự kiện cộng đồng tại nhiều địa điểm là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu, vườn hoa Vạn Xuân, ga Long Biên, ga Gia Lâm và tại nhiều quận huyện, thị xã. Lễ hội có sự tham gia của hơn 200 đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ. Các hoạt động mở cửa cho khách tham quan miễn phí.

Nhà máy xe lửa Gia Lâm sẽ diễn ra lễ khai mạc, bế mạc và tổ chức nhiều triển lãm thiết kế sáng tạo, đánh thức các nhà máy, kho xưởng đang "say ngủ". Tháp nước Hàng Đậu lần đầu tiên mở cửa cho khách tham quan. Nơi đây sẽ trưng bày Sắp đặt nước và di sản tháp nước Hàng Đậu với nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống âm thanh của nước.

Làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 250km/h, chỉ nhập khẩu 10 tỷ USD?

Chuyên gia giao thông cho rằng, nếu công nghiệp cơ khí đường sắt được đầu tư phát triển bài bản, khi xây dựng tuyến Đường sắt tốc độ cao chúng ta chỉ phải nhập khẩu khoảng 9-10 tỷ USD.

Làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 250km/h, chỉ nhập khẩu 10 tỷ USD?

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê cho hay, đường sắt tốc độ càng cao, trình độ kỹ thuật càng hiện đại thì năng lực công nghiệp đường sắt trong nước khó tiếp cận.

Tuy nhiên, với giải tốc độ tàu chạy chở khách dưới 250 km/h, chở hàng 150 km/h thì các doanh nghiệp trong nước sản xuất đầu máy toa xe và làm hạ tầng, vận hành, điều khiển chạy tàu có thể tiếp cận được.

Lam duong sat toc do cao Bac – Nam 250km/h, chi nhap khau 10 ty USD?
Đường sắt tốc độ cao là phương tiện đi lại tiện ích, thân thiện môi trường. Ảnh: Vũ Điệp

Theo ông Khuê, hiện nay nhà máy xe lửa Gia Lâm và Dĩ An đã sản xuất lắp ráp các loại đầu máy Diesel với tốc độ cao lên tới 120 -125km/h. Với giải tốc độ tiệm cận tàu chở hàng tốc độ cao dưới 180km/h chỉ cần nhập khẩu hệ thống phanh, lò xo không khí… còn lại như toa xe hàng đảm bảo sản xuất và lắp ráp được nội địa hoá tới 60%.

Đối với toa xe khách chạy ở tốc độ 200 km/h đòi hỏi nhiều tính năng khác như: hệ thống phanh bảo an toàn và các trang thiết bị ở trong (chế độ điều hoà, các tiện nghi êm thuận…) có thể chúng ta phải nhập khẩu một số thiết bị lớn hơn so với tàu hàng.

Tuy nhiên về kết cấu thép của giá chuyển hướng, thùng và bệ toa xe, đường sắt trong nước có thể làm được và có thể nội địa hoá trên 40% cho tàu cao tốc chở khách.

"Nếu biết cách tổ chức sản xuất thì nhà máy xe lửa Gia Lâm và Dĩ An hoàn toàn có thể làm được với đoàn tàu khách và tàu hàng, ông Lã Ngọc Khuê cho hay.

Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cho rằng, việc phát triển đường sắt tốc độ 250km/h sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đường sắt trong nước phát triển, đẩy phần nội địa hoá dự án lên đến hơn 80%, còn phần nhập khẩu chỉ là đầu máy và thiết kế của chuyên gia tư vấn cùng một số thiết bị giá chuyển hướng toa xe.

“Việc nội địa hoá xây dựng đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần đóng góp cho tăng trưởng của cả nước, từng đồng đầu tư dự án sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP, và chúng ta chỉ bỏ ra khoảng 9-10 tỷ USD nhập khẩu đầu máy toa xe, trả lương cho chuyên gia nước ngoài”, ông Đông nói.

Cần cơ chế ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt

Ông Đặng Sỹ Mạnh, TGĐ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, về cơ khí công nghiệp đường sắt, hiện nay Công ty CP xe lửa Gia Lâm và Công ty CP xe lửa Dĩ An đã và đang đảm đương việc sửa chữa, cải tạo, lắp ráp đóng mới phương tiện đầu máy, toa xe cho đường sắt.

Lam duong sat toc do cao Bac – Nam 250km/h, chi nhap khau 10 ty USD?-Hinh-2
Công nghiệp đường sắt Việt Nam còn lạc hậu. Ảnh: Lê Nhung.

Về vật tư thiết bị cho hạ tầng đường sắt có các cơ sở sản xuất đá, tà vẹt bê tông dưỡng lực, một số máy móc thiết bị.

Nhìn chung cơ sở công nghiệp đường sắt đang ở mức độ thấp. Nguyên nhân là vì đầu ra của sản phẩm thấp, nhu cầu thay thế đóng mới đầu máy toa xe chỉ có vài chục đầu phương tiện mỗi năm; nhu cầu tiêu thu vật tư, thiết bị chỉ đạt 40-50% từ vốn ngân sách cấp cho bảo trì.

Dù thời gian qua VNR đã liên hệ với các nhà đầu tư, các đối tác trong và ngoài nước, rồi tự thân xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp đường sắt, tuy nhiên do đầu ra thấp nên không đủ để tính toán việc đầu tư nhà xưởng, dây chuyền sản xuất vì không định được thời gian hoàn vốn.

Tổng giám đốc VNR cho rằng, để phát triển đường sắt tốc độ cao và cải tạo đường sắt hiện tại cần phải có lộ trình tính toán cụ thể nhu cầu sản phẩm đầu ra của cơ khí công nghiệp đường sắt; phải có cơ chế ưu tiên, ưu đãi để phát triển công nghiệp đường sắt như nhiều nước từng làm.

Phải đưa cơ khí công nghiệp đường sắt vào chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhà nước; xác định sản phẩm cơ khí công nghiệp đường sắt là sản phẩm cơ khí trọng điểm được ưu đãi để phát triển.

Nếu được ưu đãi đầu tư, công nghiệp đường sắt hoàn toàn có khả năng đáp ứng tỷ lệ nội địa hoá cao nhất có thể khi làm đường sắt tốc độ cao.

Metro Nhổn-ga Hà Nội: Tăng vốn, lùi thời gian hoàn thành vào năm 2027

Theo điều chỉnh, thời gian thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn-ga Hà Nội từ năm 2009-2027 và tổng mức đầu tư Dự án thành 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng so với trước.

Metro Nhổn-ga Hà Nội: Tăng vốn, lùi thời gian hoàn thành vào năm 2027
Metro Nhon-ga Ha Noi: Tang von, lui thoi gian hoan thanh vao nam 2027
Đoàn tàu Nhổn-Ga Hà Nội chạy thử. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Từ tai nạn đường sắt Ấn Độ, công nghệ tàu hỏa thay đổi thế nào?

Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ hiện đại để phát triển hệ thống đường sắt cao tốc. Những hệ thống này an toàn, nhanh và tiện lợi hơn so với các tuyến đường sắt sử dụng công nghệ cũ.

Từ tai nạn đường sắt Ấn Độ, công nghệ tàu hỏa thay đổi thế nào?
Mới đây, dư luận xôn xao khi ngành đường sắt thế giới xảy ra một thảm kịch tồi tệ vào tối 2/6. Vụ tai nạn diễn ra ở Ấn Độ khiến ít nhất 288 người thiệt mạng. Vào ngày 4/6, nguyên nhân dẫn đến thảm kịch tồi tệ này được cơ quan chức năng xác định là "sự thay đổi trong quá trình khóa liên động điện tử". Đây là một hệ thống tín hiệu phức tạp, được thiết kế để ngăn các đoàn tàu va chạm bằng cách sắp xếp chuyển động của các toa tàu trên đường ray. Lỗi phát sinh đã khiến con tàu Coromandel (chở 1.257 hành khách) di chuyển từ Kolkata đến Chennai đi vào một đường ray phụ. Sau đó, tàu Coromandel đâm vào một tàu chở hàng, trật bánh, tiếp tục va chạm và hất văng 2 toa cuối của tàu chở khách thứ 3 có tên Yesvantpur-Howrah (chở 1.039 người).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.