Có gì hay ho trong lễ duyệt binh của không quân?

Có gì hay ho trong lễ duyệt binh của không quân?

(Kiến Thức) - Cuộc duyệt binh của lực lượng vũ trang hoành tráng thế nào thì đã rõ, nhưng với không quân họ, sẽ biểu dương sức mạnh thế nào, cùng xem loạt ảnh duyệt binh của Không quân Peru để hiểu hơn. 

Hôm 23/7, tại căn cứ không quân Palmas, nhân kỷ niệm 78 năm ngày sinh người anh hùng dân tộc Gastello Jose Abelardo Quinones Gonzalez và "Ngày Không quân",  Không quân Peru đã tiến hành cuộc duyệt binh quy mô lớn. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Hôm 23/7, tại căn cứ không quân Palmas, nhân kỷ niệm 78 năm ngày sinh người anh hùng dân tộc Gastello Jose Abelardo Quinones Gonzalez và "Ngày Không quân", Không quân Peru đã tiến hành cuộc duyệt binh quy mô lớn. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Với lực lượng tác chiến thiên về sử dụng vũ khí khí tài như không quân, tuy vậy cuộc duyệt binh vẫn có màn đi đều của các khối binh sĩ kèm với màn biểu diễn hoành tráng trên không. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Với lực lượng tác chiến thiên về sử dụng vũ khí khí tài như không quân, tuy vậy cuộc duyệt binh vẫn có màn đi đều của các khối binh sĩ kèm với màn biểu diễn hoành tráng trên không. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Tượng đài dựng bằng tiêm kích-bom Su-22 đặt tại căn cứ Palmas, Không quân Peru. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Tượng đài dựng bằng tiêm kích-bom Su-22 đặt tại căn cứ Palmas, Không quân Peru. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Khối đội hình các binh sĩ Không quân Peru đi đều qua lễ đài. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Khối đội hình các binh sĩ Không quân Peru đi đều qua lễ đài. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Quân số lực lượng không quân Peru hiện có khoảng 18.000 người bao gồm cả nhân viên dân - quân sự. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Quân số lực lượng không quân Peru hiện có khoảng 18.000 người bao gồm cả nhân viên dân - quân sự. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Các binh sĩ thuộc lực lượng bảo vệ căn cứ không quân Peru diễu hành với tên lửa phòng không vác vai Igla. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Các binh sĩ thuộc lực lượng bảo vệ căn cứ không quân Peru diễu hành với tên lửa phòng không vác vai Igla. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Mặc dù là quốc gia nằm tại châu Mỹ - khu vực thường xuyên chịu những ảnh hưởng từ Mỹ, nhưng Không quân Peru khá ưa chuộng sử dụng các loại máy bay và vũ khí khác do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Mặc dù là quốc gia nằm tại châu Mỹ - khu vực thường xuyên chịu những ảnh hưởng từ Mỹ, nhưng Không quân Peru khá ưa chuộng sử dụng các loại máy bay và vũ khí khác do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Đội bay biểu diễn diễu hành trên bầu trời vùng bay của căn cứ Palmas. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Đội bay biểu diễn diễu hành trên bầu trời vùng bay của căn cứ Palmas. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất vinh dự nhận trách nhiệm bay cùng lá cờ Không quân Peru. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Trực thăng Mi-17 do Nga sản xuất vinh dự nhận trách nhiệm bay cùng lá cờ Không quân Peru. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Máy bay vận tải hạng nhẹ C-27J Spartan chuẩn bị cất cánh, ở hướng ngược lại vẫn là một chiếc Mi-17. Hiện Peru có trong tay 11 chiếc Mi-17 mua từ Nga. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Máy bay vận tải hạng nhẹ C-27J Spartan chuẩn bị cất cánh, ở hướng ngược lại vẫn là một chiếc Mi-17. Hiện Peru có trong tay 11 chiếc Mi-17 mua từ Nga. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Ngoài ra, Peru còn có 16 chiếc trực thăng tấn công hiện đại Mi-35. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Ngoài ra, Peru còn có 16 chiếc trực thăng tấn công hiện đại Mi-35. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Biên đội tiêm kích MiG-29 bay biểu diễn. Peru hiện có 17 chiếc MiG-29 đóng vai trò "xương sống", ngoài ra, hiện họ còn có 18 máy bay cường kích Su-25, 24 máy bay ném bom hạng nhẹ A-37 và 10 tiêm kích đa năng Mirage 2000P. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Biên đội tiêm kích MiG-29 bay biểu diễn. Peru hiện có 17 chiếc MiG-29 đóng vai trò "xương sống", ngoài ra, hiện họ còn có 18 máy bay cường kích Su-25, 24 máy bay ném bom hạng nhẹ A-37 và 10 tiêm kích đa năng Mirage 2000P. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Không quân vận tải của Peru hiện có 27 chiếc nhưng số máy bay tầm trung yếu và thiếu (có 4 C-27J, 3 An-32B, 1 Boeing 737), trong khi số máy bay hạng nhẹ chiếm số lượng lớn (15 DHC-6). Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Không quân vận tải của Peru hiện có 27 chiếc nhưng số máy bay tầm trung yếu và thiếu (có 4 C-27J, 3 An-32B, 1 Boeing 737), trong khi số máy bay hạng nhẹ chiếm số lượng lớn (15 DHC-6). Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Số máy bay cường kích Su-25 cũng không hoạt động đầy đủ, chỉ có 10 chiếc bay thường xuyên, còn 8 chiếc nằm chờ linh phụ kiện thay thế. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Số máy bay cường kích Su-25 cũng không hoạt động đầy đủ, chỉ có 10 chiếc bay thường xuyên, còn 8 chiếc nằm chờ linh phụ kiện thay thế. Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Máy bay huấn luyện KT-1 của Peru thực hiện màn biểu diễn lộn nhào nguy hiểm. Đáng chú ý, các máy bay loại này do Hàn Quốc chế tạo, Peru mua mới 20 chiếc gồm 10 KT-1P và 10 KA-1P - phiên bản có khả năng mang vũ khí chiến đấu (súng 12,7mm; rocket; bom). Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Máy bay huấn luyện KT-1 của Peru thực hiện màn biểu diễn lộn nhào nguy hiểm. Đáng chú ý, các máy bay loại này do Hàn Quốc chế tạo, Peru mua mới 20 chiếc gồm 10 KT-1P và 10 KA-1P - phiên bản có khả năng mang vũ khí chiến đấu (súng 12,7mm; rocket; bom). Nguồn ảnh: GonzaloRengifo
Video máy bay cường kích Su-25 diễn tập không kích. Nguồn: RT

GALLERY MỚI NHẤT