Soi tuần dương hạm hải pháo cuối cùng trên thế giới

Soi tuần dương hạm hải pháo cuối cùng trên thế giới

(Kiến Thức) - Ra đời từ năm 1953, tuần dương hạm De Ruyter của Hải quân Hà Lan là tuần dương hạm cuối cùng trên thế giới được trang bị toàn hải pháo giữa thời đại tên lửa lên ngôi.

Được hạ thuỷ từ năm 1941 nhưng phải mãi tới năm 1953 mới được gia nhập biên chế,  tàu tuần dương De Ruyter của Hải quân Hà Lan được coi là tuần dương hạm cuối cùng trên thế giới được trang bị toàn hải pháo. Nguồn ảnh: Wiki.
Được hạ thuỷ từ năm 1941 nhưng phải mãi tới năm 1953 mới được gia nhập biên chế, tàu tuần dương De Ruyter của Hải quân Hà Lan được coi là tuần dương hạm cuối cùng trên thế giới được trang bị toàn hải pháo. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi mà các tàu tuần dương cùng thời đã được trang bị tên lửa thì De Ruyter do được thiết kế dựa trên kiểu chế tạo tàu tuần dương từ những năm 30 của thế kỷ trước nên hoàn toàn không hề tương thích với tên lửa. Nguồn ảnh: Netherland.
Khi mà các tàu tuần dương cùng thời đã được trang bị tên lửa thì De Ruyter do được thiết kế dựa trên kiểu chế tạo tàu tuần dương từ những năm 30 của thế kỷ trước nên hoàn toàn không hề tương thích với tên lửa. Nguồn ảnh: Netherland.
Được đóng theo lớp De Zeven Provincien, tuần dương hạm De Ruyter bắt đầu được đặt lườn từ ngày 5/11/1939. Nó được hạ thuỷ vào tháng 12 năm 1941 nhưng không được nhập biên và chưa được hoàn thiện hoàn toàn. Nguồn ảnh: Conscrip.
Được đóng theo lớp De Zeven Provincien, tuần dương hạm De Ruyter bắt đầu được đặt lườn từ ngày 5/11/1939. Nó được hạ thuỷ vào tháng 12 năm 1941 nhưng không được nhập biên và chưa được hoàn thiện hoàn toàn. Nguồn ảnh: Conscrip.
Do bị Đức chiếm đóng gần như trong toàn bộ chiến tranh thế giới thứ hai, De Ruyter ngay từ khi chưa ra đời đã nghiễm nhiên trở thành tàu của Hải quân Đức. Mặc dù vậy phải mãi tới năm 1944 Đức mới hạ thuỷ được De Ruyter do thiếu tài nguyên trầm trọng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do bị Đức chiếm đóng gần như trong toàn bộ chiến tranh thế giới thứ hai, De Ruyter ngay từ khi chưa ra đời đã nghiễm nhiên trở thành tàu của Hải quân Đức. Mặc dù vậy phải mãi tới năm 1944 Đức mới hạ thuỷ được De Ruyter do thiếu tài nguyên trầm trọng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi chiến tranh kết thúc, quá trình tái thiết đất nước cũng không cho phép Hải quân Hà Lan có đủ nguồn lực và nhân lực để có thể hoàn thiện được De Ruyter. Phải mãi tới đầu những năm 50, quá trình hoàn thiện De Ruyter mới bắt đầu được diễn ra và hoàn thiện vào năm 1953. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau khi chiến tranh kết thúc, quá trình tái thiết đất nước cũng không cho phép Hải quân Hà Lan có đủ nguồn lực và nhân lực để có thể hoàn thiện được De Ruyter. Phải mãi tới đầu những năm 50, quá trình hoàn thiện De Ruyter mới bắt đầu được diễn ra và hoàn thiện vào năm 1953. Nguồn ảnh: Wiki.
Có độ giãn nước tối đa 12.000 tấn, tàu De Ruyter có chiều dài 187 mét, rộng 17,25 mét và mớm nước tối đa 11,6 mét. Tàu được trang bị 4 nồi hơi, hai hộp số tua-bin khí và 2 trục dẫn động công suất tổng cộng 85.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: News.
Có độ giãn nước tối đa 12.000 tấn, tàu De Ruyter có chiều dài 187 mét, rộng 17,25 mét và mớm nước tối đa 11,6 mét. Tàu được trang bị 4 nồi hơi, hai hộp số tua-bin khí và 2 trục dẫn động công suất tổng cộng 85.000 sức ngựa. Nguồn ảnh: News.
Công suất 85.000 mã lực cho phép tuần dương hạm De Ruyter di chuyển với tốc độ lên tới 32 km/h. Tầm hoạt động tối đa của De Ruyter lên tới 12.800 km ở tốc độ 22 km/h. Nguồn ảnh: Budio.
Công suất 85.000 mã lực cho phép tuần dương hạm De Ruyter di chuyển với tốc độ lên tới 32 km/h. Tầm hoạt động tối đa của De Ruyter lên tới 12.800 km ở tốc độ 22 km/h. Nguồn ảnh: Budio.
Tàu có hoả lực toàn pháo bao gồm 4x2 khẩu pháo Bofors 152/53 và 2x2 khẩu pháo OTO Melara 40L70. Sau này, De Ruyter được nâng cấp và gắn thêm 8 bệ phóng tên lửa Otomat Mk 2 đối hải (đối đất) tầm gần. Nguồn ảnh: Ghost.
Tàu có hoả lực toàn pháo bao gồm 4x2 khẩu pháo Bofors 152/53 và 2x2 khẩu pháo OTO Melara 40L70. Sau này, De Ruyter được nâng cấp và gắn thêm 8 bệ phóng tên lửa Otomat Mk 2 đối hải (đối đất) tầm gần. Nguồn ảnh: Ghost.
Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn bao gồm 47 sĩ quan chỉ huy và... 606 thuỷ thủ đoàn. Do được đóng theo công nghệ cũ, De Ruyter hoàn toàn không phù hợp với kiểu tác chiến toàn tên lửa sau này. Mặc dù vậy nó cũng phục vụ được trong biên chế Hải quân Hà Lan tới hơn 20 năm. Nguồn ảnh: Halcon.
Tàu có biên chế thuỷ thủ đoàn bao gồm 47 sĩ quan chỉ huy và... 606 thuỷ thủ đoàn. Do được đóng theo công nghệ cũ, De Ruyter hoàn toàn không phù hợp với kiểu tác chiến toàn tên lửa sau này. Mặc dù vậy nó cũng phục vụ được trong biên chế Hải quân Hà Lan tới hơn 20 năm. Nguồn ảnh: Halcon.
Năm 1973, tàu De Ruyter được Hà Lan bán cho Hải quân Peru và được mang tên Almirante Grau. Hải quân Peru tiếp tục sử dụng Almirante Grau tới tận năm 2017 mới chính thức cho nó về hưu. Nguồn ảnh: Grau.
Năm 1973, tàu De Ruyter được Hà Lan bán cho Hải quân Peru và được mang tên Almirante Grau. Hải quân Peru tiếp tục sử dụng Almirante Grau tới tận năm 2017 mới chính thức cho nó về hưu. Nguồn ảnh: Grau.
Mời độc giả xem Video: Kẻ thay thế cho Almirante Grau trong Hải quân Peru sau khi tuần dương hạm toàn pháo được cho về hưu.

GALLERY MỚI NHẤT