Có gì đặc biệt trong những lớp học livestream “giờ lạ” trên TikTok?

Các lớp học livestream trên TikTok thường kéo dài đến nửa đêm, thậm chí đến rạng sáng trong những ngày "nước rút" trước thi, nhưng thu hút khá đông người theo dõi.

Giờ "lạ" là thế, song những buổi học này không thiếu HS. "Như các phiên livestream em theo dõi thường có tầm 100 - 200 "mắt", trong giờ học các bạn rất nhiệt tình bình luận để trả lời câu hỏi và tương tác với giáo viên", một học sinh cho biết.
Có hai lý do chính khiến nhiều bạn trẻ chọn học trên TikTok vào đêm khuya. Thứ nhất, những lớp này dù miễn phí "nhưng thầy cô vẫn dạy rất tâm huyết, đầu tư". Thứ hai, việc cùng học với các bạn đồng trang lứa khác vào buổi tối giúp các bạn  như được tiếp thêm động lực, tránh xao nhãng.

Các kênh TikTok chuyên live dạy học nhộn nhịp vào ban đêm. Theo khảo sát, từ 22h đến 1h hôm sau là thời gian "cao điểm", trải dài đa dạng môn nhưng tập trung nhiều nhất ở toán, văn, ngoại ngữ. Nhiều kênh còn ghi rõ lịch live trong phần giới thiệu, hầu hết kéo dài cả tuần, và định kỳ đăng video quảng bá lịch live...

Gọi là live dạy học, song không phải chủ kênh TikTok nào cũng dành 100% thời lượng để chia sẻ kiến thức. Một số GV nhân cơ hội này để tư vấn hướng nghiệp, trong khi số khác tranh thủ quảng bá các sản phẩm giáo dục của bản thân như sách vở, khóa học...

Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cô Trương Thị Phương Thảo, GV luyện thi kiêm chủ kênh TikTok "Học tiếng Anh cùng cô Thảo", thường chọn livestream vào khung cố định từ 21 - 23h để tạo cho HS thói quen học tập, và bổ sung lịch trưa từ 11h 30 - 12h30 nếu vào giai đoạn chuẩn bị thi cử. "Nội dung chính của các buổi live là kiến thức phổ thông và giải đề thi tốt nghiệp THPT", cô Thảo cho hay.

Co gi dac biet trong nhung lop hoc livestream “gio la” tren TikTok?
Ảnh minh họa. Internet

Theo nữ GV, việc chọn live vào khung giờ đêm khuya là bởi lẽ HS, đặc biệt là các bạn cuối cấp, thường bận rộn từ sáng đến tối, từ học trên trường đến học thêm trung tâm. Vì thế, cô muốn tranh thủ khoảng thời gian ít ỏi còn lại của học trò nếu các bạn muốn ôn bài thêm. "Trong tương lai, tôi có thể mở những buổi "megalive", tức là dạy liên tục 4 - 5 tiếng thay vì chỉ 1 - 2 tiếng như hiện tại", cô Thảo nói thêm. "Khi dạy live, bạn không chỉ là GV mà còn là một nghệ sĩ", cô Thảo nhấn mạnh.

Việc GV live vào khung giờ "lạ" này không hiếm, và hoạt động này bắt đầu nở rộ từ mùa thi cử năm nay. Theo cô Phương Thảo, nhiều GV còn mở rộng live lúc 5 - 6h sáng. Các phiên live nhìn chung đều được đón nhận, nhiều trong số đó là các bạn học trò nghèo không có cơ hội tiếp cận các khóa ôn thi chuyên nghiệp.
>>> Mời quý độc giả xem video: "Thí sinh đầu tiên bước ra khỏi cổng trường môn thi Ngữ văn trưa 10/6/2023":
 

Lớp học online ‘dã chiến’ ở TP Hồ Chí Minh

Một lớp học online “dã chiến” được dựng lên từ những chiếc ghế đá được xếp ngay ngắn và giữ khoảng cách đã giúp các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 có chỗ học trong mùa dịch này tại TP Hồ Chí Minh.
 

Lớp học online ‘dã chiến’ ở TP Hồ Chí Minh

Lớp học online “dã chiến” này nằm tại sảnh tầng trệt của block A chung cư 1050 (Phường 12, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh).

Đây là lớp học khá đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, bởi lớp không có bàn học mà chỉ có những chiếc ghế đá được xếp cách quãng để làm bàn, các em thì ngồi bệt xuống đất để học.

Những đứa trẻ không thể học online và nỗi lo của cô giáo Sài Gòn

Trong 3 tuần đầu năm học mới, cô giáo Trần Thị Duyên, chủ nhiệm lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng (Quận 4, TP.HCM) chưa thể nhìn thấy 5 học sinh của lớp mình trong lớp học trực tuyến.

Những đứa trẻ không thể học online và nỗi lo của cô giáo Sài Gòn

Đối với cậu học trò Phùng Bá Thiên, lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng, lịch sinh hoạt hàng ngày của cậu bé này suốt thời gian qua là “ăn, ngủ, xem tivi, chơi loanh quanh trong nhà”, như bố cậu bé cho biết.

Anh Phùng Bá Phúc là bố của Thiên cho biết anh làm nghề chở xe ôm truyền thống, trước đây hàng ngày cũng chỉ kiếm được hơn một trăm nghìn và mấy tháng vừa qua hoàn toàn không có thu nhập. Vợ anh làm tạp vụ ở một công ty tại Quận 1, cũng đã phải nghỉ làm từ ngày thành phố thực hiện giãn cách.

“Chúng tôi còn một bé gái năm nay lên lớp 2. Tuần vừa rồi tôi mới vay đủ tiền mua sách giáo khoa cho hai con hết hơn 1 triệu đồng. Tôi xin cô Duyên cho Thiên không tham gia học trực tuyến vì nhà có mỗi một chiếc điện thoại có thể dùng để học thì ưu tiên cho bé nhỏ” – anh Phúc phân trần về việc không thể cho con “vào lớp”.

Anh Phúc cũng nói rằng vẫn nhận bài tập cô gửi trong nhóm phụ huynh của lớp nhưng “trình độ của tôi chỉ có thể chỉ bài cho bé lớp 2 được thôi chứ không hướng dẫn nổi cho Thiên”.

Bố của cậu bé Thiên cũng lo lắng khi phải học online hết học kỳ I, lo rằng Thiên thiệt thòi so với bạn bè quá. “Nhưng thực sự gia đình chúng tôi lực bất tòng tâm” – anh Phúc bày tỏ.

Nhung dua tre khong the hoc online va noi lo cua co giao Sai Gon
Hai anh em Phùng Bá thiên chỉ có một chiếc điện thoại để học online hàng ngày, nên Thiên phải nhường phần học cho em 
Thiên là 1 trong 5 cậu học trò mà cô Duyên chưa thể "gặp" dù năm học mới đã trôi qua gần 1 tháng.

Chuyện 'thầy giáo' đặc biệt: Ngày làm công nhân, tối đứng lớp

Sáng làm công nhân, đêm bảo vệ dân phố, anh Trần Lâm Thắng (38 tuổi, ngụ TP.HCM) đã mang sự tử tế để làm đẹp cho đời với công việc gieo chữ cho những trẻ em nghèo tại lớp học tình thương Long Bửu.

“Đi tìm chữ” cho trẻ em nghèo

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.