Có gì đặc biệt trong cuốn sách “Điện ảnh Vương Gia Vệ“?

"Điện ảnh Vương Gia Vệ" không phải sách tiểu sử hay sách tự truyện. Đây hoàn toàn là một thứ rất khác biệt, rất “độc”, như thể một bản phim “Vương Gia Vệ ngoại truyện” do cây bút lừng danh về phê bình điện ảnh chỉ đạo quay ra.

Cuốn sách “Điện ảnh của Vương Gia Vệ” - tên nguyên bản tiếng Anh là “The Cinema of Wong Kar Wai” - của John Powers có một sự day dứt kỳ lạ, khiến tâm trí độc giả cứ phải bận rộn kể cả khi đã gấp lại cuốn sách. Như đã nói ở phía trên, cuốn sách này không phải sách tiểu sử hay sách tự truyện về/hoặc của Vương Gia Vệ.
Cuốn sách kể về toàn bộ công việc của nhà làm phim người Hong Kong, đưa chúng ta vào một cuộc dạo qua từng phim trong các tác phẩm của Vương Gia Vệ, với minh họa là hơn 250 bức ảnh độc quyền và những hình ảnh trong phim.
Co gi dac biet trong cuon sach
 Sách Điện ảnh Vương Gia Vệ.
Vương Gia Vệ nổi danh nhờ những bộ phim lãng mạn và phong cách – với những cảnh quay kinh ngạc đầy chất điện ảnh – đi sâu vào chủ đề tình yêu, khao khát, và gánh nặng của ký ức. Phong cách của ông bộc lộ sự quyến rũ với cảm xúc và lối kể chuyện, cùng một cảm xúc gắn kết đặc biệt với các địa điểm. Trong quyển sách này, tập đầu tiên về toàn bộ sự nghiệp của ông, Vương Gia Vệ và nhà văn John Poers khám phá toàn bộ con đường của Vương qua những nơi chốn đã lưu dấu các cảnh phim nổi tiếng bậc nhất của ông.
Thường ở những thể loại sách về chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật, chúng ta sẽ thấy một hình thái chung: những bài ca tự hát tuyệt đẹp của nhân vật chính mà tác giả chỉ đơn thuần là một “tay đánh máy” ngồi ghi chép lại, rồi nắn nót tô điểm thêm hoa gấm sao cho long lanh hết cỡ nhằm mục đích đưa một hình ảnh hoàn mỹ ra công chúng.
Đây hoàn toàn là một thứ rất khác biệt, rất “độc”, như thể một bản phim “Vương Gia Vệ ngoại truyện” do cây bút lừng danh về phê bình điện ảnh John Powers đeo kính râm đứng chỉ đạo quay vậy.
Cuốn sách nhìn lại sự nghiệp của đạo diễn lừng danh toàn cầu Vương Gia Vệ, tôn vinh những bộ phim lay động dị thường và đầy ắp hiệu ứng thị giác của ông.
Cuốn sách được chia làm sáu đối thoại giữa Powers và Vương tại những địa điểm khác nhau, bao gồm khu nhà Vương đã lớn lên và nhà hàng nơi ông quay Tâm Trạng Khi Yêu. Nói về từng phim trong 11 tác phẩm của Vương – từ Vượng Giác Ca Môn và A Phi Chính Truyện cho đến 2046 và Nhất Đại Tông Sư – các đối thoại cũng đi sâu vào những chủ đề đã làm nên thương hiệu của Vương như thời gian, hoài niệm, và cái đẹp, cũng như những điều sâu kín trong cuộc sống riêng tư của ông.
Điểm thú vị nhất mà John Powers đã sử dụng khi viết cuốn sách “Điện ảnh của Vương Gia Vệ” là ông sử dụng kỹ thuật làm phim của Vương Gia Vệ một cách thành thạo để dựng lên một chân dung Vương Gia Vệ hoàn chỉnh.
Vương Gia Vệ có thói quen thích sử dụng các ngôi sao đình đám trong phim của mình để đảm bảo giá trị thương hiệu như Lưu Đức Hoa, Lương Triều Vĩ, Củng Lợi, Chương Tử Di, Norah Jones… Bên cạnh đó, ông cũng chuộng dùng những ngôi sao do ông tạo nên như Trương Quốc Vinh, Trương Mạn Ngọc, Kim Thành Vũ. Nói chung, đầy rẫy những minh tinh chói sáng.
Sách cũng lý giải vì sao Vương Gia Vệ được mệnh danh là “ông hoàng trì hoãn”, khét tiếng nhất là vụ Cannes phải hoãn buổi công chiếu ra mắt phim 2046 chỉ vì cuộn phim… chưa đến, thậm chí có đến thì cũng chưa hoàn chỉnh… Những giai thoại như thế có nhiều dị bản, phần lớn được thêu dệt... Tất cả đã tạo ra một Vương Gia Vệ nổi danh và bí ẩn.
Cuốn sách “Điện ảnh của Vương Gia Vệ” của John Powers đã được thấm đẫm được bản sắc đó, góp phần định vị thương hiệu của VGV. Đó là nhờ John Powers đã đặt vai trò của mình như người bạn tri kỷ của Vương Gia Vệ hơn là đối tượng khai thác, một người quan sát đầy tỉnh táo hơn là một “fan boy” cuồng nhiệt.
“Điện ảnh của Vương Gia Vệ” xứng đáng là một bộ phim “Vương Gia Vệ ngoại truyện” có tác dụng giúp hiểu sâu sắc hơn về Vương Gia Vệ và thế giới điện ảnh của ông. Nó hội tụ rất nhiều yếu tố “độc” để trở thành một cuốn sách của Vương Gia Vệ, về Vương Gia Vệ và chỉ là Vương Gia Vệ!

Độc lạ cách nghệ nhân phục hồi sách cổ tuổi đời trăm năm

Những cuốn sách cổ vài chục đến vài trăm năm tuổi, đã nhuốm màu thời gian thường được phục chế thế nào?

Nghệ nhân Sophia Bogle đã có 25 năm tuổi nghề. Bà thành lập công ty Save Your Books để phục vụ các khách hàng có nhu cầu sửa chữa, phục hồi sách cũ. Với cuốn sách có tuổi đời đến trăm năm như cuốn Truyện cổ Andersen thì việc phục hồi cuốn sách cần tới bàn tay của những nghệ nhân có kinh nghiệm.
Doc la cach nghe nhan phuc hoi sach co tuoi doi tram nam
Tình trạng của cuốn sách trăm năm tuổi trước khi phục chế. Ảnh: Cincinnati Magazine. 

Cuốn sách ảnh tôn vinh tinh thần nữ quyền của nhà mốt Dior

Cuốn “Her Dior: Maria Grazia Chiuri's New Voice”, theo ý tưởng của nữ giám đốc sáng tạo Dior, tập hợp nhiều khung hình và những chia sẻ sâu lắng của nhiều người phụ nữ tiên phong.

Cuon sach anh ton vinh tinh than nu quyen cua nha mot Dior

Cuốn sách được nhà xuất bản Rizzoli cho ra mắt ngày 2/3. Nữ tác giả Maria Grazia Chiuri, giám đốc sáng tạo của Dior cho biết: “Cuốn sách đại diện cho một lăng kính vạn hoa thể hiện rõ nhiều tiếng nói và tầm nhìn mà nhà Dior muốn gửi đi ngày nay”. Ảnh: Brigitte Niedermair/ Her Dior.

Cuon sach anh ton vinh tinh than nu quyen cua nha mot Dior-Hinh-2

Maria Grazia Chiuri cho biết tác phẩm này tập hợp 160 hình ảnh đến từ các nữ nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới như Nan Goldin, Sarah Moon, Coco Capitán, Katerina Jebb, Zoë Ghertner, Sarah Waiswa, Kristin-Lee Moolman, Jodi Bieber và Bettina Rheims. Họ là những người đã truyền tải được ý tưởng của Chiuri tại Dior và đại diện cho “vô số ý tưởng về nữ tính”. Ảnh: Talia Chetrit/ Her Dior.

Đọc nhiều nhất

Tin mới