Độc lạ cách nghệ nhân phục hồi sách cổ tuổi đời trăm năm

Những cuốn sách cổ vài chục đến vài trăm năm tuổi, đã nhuốm màu thời gian thường được phục chế thế nào?

Nghệ nhân Sophia Bogle đã có 25 năm tuổi nghề. Bà thành lập công ty Save Your Books để phục vụ các khách hàng có nhu cầu sửa chữa, phục hồi sách cũ. Với cuốn sách có tuổi đời đến trăm năm như cuốn Truyện cổ Andersen thì việc phục hồi cuốn sách cần tới bàn tay của những nghệ nhân có kinh nghiệm.
Doc la cach nghe nhan phuc hoi sach co tuoi doi tram nam
Tình trạng của cuốn sách trăm năm tuổi trước khi phục chế. Ảnh: Cincinnati Magazine. 
Việc đầu tiên cần phải làm khi muốn khôi phục một cuốn sách cổ là làm sao để tách cuốn sách khỏi bìa. Để thực hiện việc tách bìa, các nghệ nhân cần một con dao chuyên dụng, có đầu tròn và không quá sắc để tránh làm hư hại tới những trang sách mong manh.
Một cuốn sách cổ và bị thời gian bào mòn thường có tính axit. Bởi vậy nếu đặt chúng bên cạnh những cuốn sách khác mà không có thao tác xử lý trước, những tác phẩm bên cạnh cũng có thể bị ăn mòn nhanh chóng.
Sau khi tách được phần bìa sách ra khỏi ruột, phần gáy sách được làm nhẵn lại bằng giấy ráp. Công việc này giúp cho gáy sách sạch sẽ và gọn gàng. Sau đó các nghệ nhân thường tiến hành công tác tổng vệ sinh cho sách.
Khi tiến hành sửa chữa một cuốn sách, vẫn sẽ có một số trang sách bị dính chặt vào nhau. Bằng kĩ thuật “rửa sạch”, người ta có thể vừa tách các trang sách ra một cách an toàn, vừa làm sạch băng keo cũ. Quá trình này thường được nghệ nhân xử lý bằng nước nóng vừa mà không cần thêm bất cứ chất phụ gia nào.
Sách được ngâm trong nước nóng vừa trong khoảng vài tiếng đồng hồ. Khi đó, các trang sách sẽ trở nên mỏng manh hơn rất nhiều nên mọi thao tác đều phải cẩn thận tối đa.
Sau đó, các nghệ nhân sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để có thể tách các trang giấy trong nước cũng như sử dụng bàn chải mềm để chải sạch lớp keo cũ. Sau khi công đoạn này hoàn tất, các trang sách sẽ được làm khô.
Công đoạn trang trí lại bìa sách cũng có nhiều lưu ý. Với các chi tiết mạ vàng đã bị bay mất theo thời gian, các nghệ nhân có rất nhiều cách để phục hồi. Một trong những cách nhanh nhất là sử dụng cọ vẽ để có thể kiểm soát phần việc này tốt nhất. 
Doc la cach nghe nhan phuc hoi sach co tuoi doi tram nam-Hinh-2

Những bìa sách cũ sẽ được ưu tiên sửa chữa, phục hồi lại hơn là thay mới. Ảnh: Book Riot. 

Bên cạnh đó, họ cũng thường gặp phải những trang giấy không còn nguyên vẹn, bị xé rách. Để phục hồi các phần trang bị rách, nghệ nhân thường dùng hồ giấy của Nhật, loại được làm từ bột gạo. Bạn chỉ cần quét một lớp hồ thật mỏng là đủ để dán liền phần giấy bị rách.
Sau khi các công đoạn được hoàn tất, công đoạn cuối cùng là ráp lại tất cả các trang sách và bìa sách. Công đoạn này cũng cần nhiều kì công và cẩn thận, để cho ra cuốn sách cuối cùng được phục hồi nguyên vẹn và chắc chắn.

Mời độc giả xem video:Bị kiểm tra nồng độ cồn, tài xế đánh Cảnh sát giao thông. Nguồn: THDT.

Phát hiện sốc về bữa tiệc thịnh soạn từ thời Đồ Sắt

(Kiến Thức) - Trong cuộc khai quật tại Scotland, các nhà khảo cổ phát hiện dấu vết của một bữa tiệc thịnh soạn từ thời Đồ Sắt. Giới chuyên gia tìm thấy hơn 18.000 vỏ ốc hé lộ bí mật bất ngờ về cuộc sống của người xưa. 

Phat hien soc ve bua tiec thinh soan tu thoi Do Sat
Các nhà khảo cổ ở Scotland mới có khám phá quan trọng khi tìm thấy dấu vết về một bữa tiệc thịnh soạn. Theo các chuyên gia, bữa tiệc này diễn ra vào thời Đồ Sắt. 

Người hiến kế bày trận trên sông Bạch Đằng đánh giặc là ai?

Trong cuốn “Ngô Quyền và các danh tướng trong trận Bạch Đằng lịch sử”, tác giả Lê Thái Dũng cho biết, tướng Kiều Công Hãn chính là người đã hiến kế chọn Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến lịch sử này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới