Cô gái bị lừa bán sang Trung Quốc: Những giấc mơ trước ngày giỗ mẹ

Trước ngày giỗ mẹ, chị Hồng liên tục có những cơn mộng mị, mơ thấy người em bị lừa bán sang Trung Quốc trở về.

Cô gái bị lừa bán sang Trung Quốc: Những giấc mơ trước ngày giỗ mẹ
Giữa tháng 5, nhóm phóng viên VTC News lên đường vào huyện Thạch Thành, Thanh Hóa để xác nhận thông tin từ phía gia đình chị Bùi Thị Hà (sinh năm 1982) người bị lừa bán sang Trung Quốc từ năm 1999. Đến nay, chị Hà vẫn chưa về được Việt Nam.
Nhà nghèo không có chỗ để chân
Chúng tôi đến thôn Đự, xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Ngôi nhà cấp 4 của gia đình ông Bùi Văn Hán (sinh năm 1951, bố chị Hà) bé tẹo, nằm lọt thỏm giữa làng.
Biết tin chúng tôi tới, gia đình ông hồi hộp ngóng chờ từ sáng. Sau khi đã xác nhận những thông tin từ phía chị Hà cung cấp với địa phương và gia đình, chúng tôi được nghe ông Hán kể về hoàn cảnh đưa đẩy đứa con ông bị bán sang Trung Quốc.
Ông cùng vợ là bà Bùi Thị Ngọ (sinh năm 1954) có tất cả 7 người con, 5 nữ 2 nam. Chị Hà là người con thứ 4.
Nhà nghèo lại đông con khiến cuộc sống gia đình ông càng thêm vất vả. Gần 10 miệng ăn chỉ biết trông chờ vào mấy sào ruộng, thập niên 90, gia đình vẫn thiếu đói triền miên.
Hoàn cảnh gia đình nghèo khó là một phần lý do khiến chị Hà nên nông nỗi như hiện nay.
Hoàn cảnh gia đình nghèo khó là một phần lý do khiến chị Hà nên nông nỗi như hiện nay. 
Chỉ vào căn nhà đang ngồi tiếp khách, ông Hán nói: Nhà này mới được xây dựng đầu năm 2000, ngày trước gia đình ở căn nhà cũ, lụp xụp lắm.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Hà phải bỏ học khi đang dang dở lớp 3. Ông Hán ngậm ngùi, vì gia đình nghèo không thể tiếp tục cho con đi học, ăn còn chẳng đủ khiến cái chữ có học cũng chẳng vào đầu.
Chị Hà bỏ học, ngày đi mò cua bắt ốc, hôm thì ở nhà trông em giúp bố mẹ. Lớn hơn chút nữa thì ra ruộng làm việc đồng áng.
Về việc chị Hà nói bị lừa bán sang Trung Quốc năm 1999, ông Hán đính chính lại: Năm đó (1999), chị Hà bỗng dưng bỏ nhà đi đâu khoảng 6 tháng. Sau này, gia đình mới biết là chị bỏ đi lang thang đến xã Thanh Hưng (huyện Thạch Thành). Rồi được một gia đình cưu mang, họ định cho chị vào miền Nam làm con nuôi người họ hàng vì Hà nói không còn ai thân thích.
Tháng 2/2000, trong lúc gia đình ông Hán làm nhà mới thì chị Hà và mấy chị em xảy ra cãi vã, đánh chửi nhau. Bực mình, ông Hán ra tát chị Hà 1 cái vì nghĩ chị gây chuyện. Tự ái, chị bỏ đi từ bấy đến giờ.
“Tôi ân hận lắm, cứ nghĩ nó bỏ đi quanh quanh trong huyện thôi, ai ngờ nó bị người ta lừa bán sang Trung Quốc” – ông Hán ngậm ngùi.
Mọi người trong gia đình cũng có suy nghĩ như ông Hán, họ đinh ninh, chị đi rồi lại về như những lần trước.
Nhưng một thời gian sau, vẫn chẳng thấy chị về, cũng không nghe ngóng được thông tin gì. Hễ nghe thấy ai báo tin chị ở đâu là mọi người lân la dò hỏi rồi tìm đến đó. Nhưng đều không tìm thấy. Có người mách gia đình rằng, chị bỏ vào miền Nam làm thuê. Nhưng hết năm này qua năm khác, chị Hà vẫn bạt vô âm tín.
Không còn biết tìm con ở đâu, ông Hán đi xem bói: “Bà bói bảo nó đi 3 năm mà không về thì phải 15 năm mới về.”
3 năm, 5 năm rồi 10 năm cũng chẳng thấy con gái trở về, ông Hán chẳng còn dám hy vọng được gặp lại con nữa. Thậm chí, mọi người đã nghĩ rằng, có khi chị Hà đã chết.
Suy nghĩ này không phải tự nhiên mà có, vì những năm 2005 trở về trước, ở Thạch Thành xảy ra khá nhiều vụ phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc. Thậm chí, còn có tin đồn về việc kẻ xấu lừa bắt, bán phụ nữ để lấy nội tạng.
Ông Bùi Văn Hội – Phó Chủ tịch xã Thành Thọ cũng xác nhận: “Ở xã không riêng gì trường hợp cô Hà mà xảy ra rất nhiều trường hợp phụ nữ bị bán sang Trung Quốc. Có nhiều người bị bán sang Trung Quốc đã tìm về Việt Nam, thậm chí có trường hợp là nạn nhân, sau một thời gian bị bán sang Trung Quốc lại quay về dụ dỗ người địa phương sang lấy chồng Trung Quốc. Chúng tôi không có số liệu thống kê cụ thể nhưng những năm về trước, do đời sống khó khăn rất nhiều người nhẹ dạ bị lừa. Tại địa phương cũng đã đưa ra xét xử mấy đường dây. Mấy năm nay, mới chấm dứt tình trạng này.”
Nói về trường hợp của gia đình ông Hán, phó chủ tịch Hội trầm giọng: “Cũng vì cái nghèo mà nên nông nỗi cả. Ngày trước nhà ông Hán nghèo lắm lại đông con, sống nhà tranh vách đất. Khách vào nhà, chật trội còn chẳng có chỗ để chân.”
Những giấc mơ trước ngày giỗ mẹ
Đằng đẵng 16 năm trời, chị Hà không có một chút thông tin. Mỗi dịp giỗ mẹ, mọi người tụ tập đông đủ, ai cũng nhớ chị nhưng đều không dám nói.
Hôm 9/5 (3/4 âm lịch), cả gia đình đang làm đám giỗ cho bà Ngọ (mẹ chị Hà). Gần trưa, cả gia đình quây quần bên mâm cơm thì Hải, người cháu đang làm việc tại Hà Nội gọi điện về thông báo rằng đã tìm thấy chị Hà.
Cả nhà mừng rơi nước mắt, còn chưa tin đó là sự thật. Sau đó, Hải kể lại câu chuyện chị Hà gặp vợ chồng anh Vũ tại Quế Lâm, Trung Quốc rồi gửi ảnh và clip mà anh Vũ ghi lại cho gia đình xác nhận.
Vừa xem tấm hình, anh Bùi Văn Chuyên (con rể cả ông Hán) thốt lên: “Đúng cái Hà rồi.”
Anh cho biết, dù đã hơn 16 năm nhưng khuôn mặt Hà chẳng khác gì so với ngày ở nhà. Điều thay đổi nhất là chị béo hơn ngày trước. Nói dứt lời, anh Chuyên dứng dậy mở tủ lấy tấm hình chụp chị Hà 1999 ra để đối chiếu.
Nhận được tin vui, ai nấy đều vui mừng. Vì sau ngần ấy năm, nhiều người đã nghĩ rằng chị Hà không còn trên cõi đời này nữa.
Chỉ có một người duy nhất vẫn tin rằng chị Hà còn sống. Đó là chị cả - Bùi Thị Hồng (vợ anh Chuyên), rất nhiều lần vợ chồng tâm sự, vợ anh đều nói rằng: “Em tin cái Hà còn sống.”
Trước ngày giỗ mẹ, có lần đang đêm chị Hồng mộng mị bật dậy hét to khiến anh Chuyên cũng phải tỉnh giấc.
Sau khi định thần lại, chị kể với chồng về giấc mơ không trọn vẹn, chị thấy Hà tìm về nhà.
Thời gian gần đây, những giấc mơ xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, chị Hồng có niềm tin rằng em gái mình vẫn còn sống. Nhưng chị cũng chẳng thể ngờ, có ngày chị em lại có cơ hội gặp lại nhau sau mười mấy năm nay mất tích.
Từ ngày biết tin chị Hà hiện đang sống ở bên kia biên giới, ngôi nhà của ông Hán cũng ấm áp hơn. Hàng xóm láng giềng ai cũng hỏi thăm và mong chờ cuộc hội ngộ. Riêng ông Hán, có lẽ là người mong chờ con gái hơn bao giờ hết. Nhưng kèm với đó là những nỗi lo: “Từ ngày biết tin, tôi vui và phấn khởi lắm, mong được gặp con từng ngày nhưng chẳng biết làm thế nào để giúp con về vì nó (chị Hà) không có giấy tờ. Sang Trung Quốc thì gia đình cũng chẳng đủ tài chính, mà cũng không biết đường nào mà sang.”
Việc chị Hà tìm về sau 16 năm mất tích, theo lời anh Chuyên nói quả đúng như một phép màu. Tuy nhiên, câu chuyện “cổ tích” này chưa hẳn đã trọn vẹn vì hiện giờ chị Hà vẫn đang mắc kẹt ở bên kia biên giới.
Hiện giờ, gia đình đang cần lắm sự vào cuộc của cơ quan chức năng để giúp đỡ chị có thể về thăm lại gia đình.
Mời quý độc giả xem video Tên trộm liều lĩnh (nguồn Youtube):

Kiếp “nô lệ” những phụ nữ Việt bị lừa bán sang Trung Quốc

Thỉnh thoảng một vài người trở về nhà, khi ấy mới biết là họ bị lừa bán sang Trung Quốc. Mỗi người một nẻo đường để tìm về quê mẹ.

Kiếp “nô lệ” những phụ nữ Việt bị lừa bán sang Trung Quốc
25 năm kiếp “nô lệ”

Con trai tìm mẹ sau 22 năm bị bán sang Trung Quốc

Ngày 12/6, Chủ tịch UBND xã Nam Thanh (Nghệ An), cho biết cấp lại các giấy tờ tùy thân cho người vừa trở về sau 22 năm bị lừa bán sang Trung Quốc.

Con trai tìm mẹ sau 22 năm bị bán sang Trung Quốc
Ngày 12/6, ông Bùi Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Nam Thanh (huyện Nam Đàn, Nghệ An), cho biết chính quyền địa phương cùng công an xã đang hoàn tất hồ sơ cấp lại các giấy tờ tùy thân cho bà Nguyễn Thị Hồng (52 tuổi), người vừa trở về quê nhà sau 22 năm bị lừa bán sang Trung Quốc.
Con trai tim me sau 22 nam bi ban sang Trung Quoc
Bà Nguyễn Thị Hồng trở về quê nhà, đoàn tụ cùng cháu nội. Ảnh: Đ.LAM 

Chùm ảnh thí sinh tự tin, cười đùa trước khi vào phòng thi

(Kiến Thức) - Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2016 mang tâm lý thoải mái, niềm nở và tự tin... trước khi vào phòng thi.

Chùm ảnh thí sinh tự tin, cười đùa trước khi vào phòng thi
Chum anh thi sinh tu tin, cuoi dua truoc khi vao phong thi
 Sáng nay 1/7, hàng trăm nghìn thí sinh cả nước tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 bắt đầu bước vào môn thi đầu tiên (Toán, thời gian làm bài 180 phút). Tại cụm thi trường ĐH Sư phạm Hà Nội, các thí sinh được người nhà đưa đến điểm thi rất sớm để kịp thời gian. Ảnh: Hưng Bùi.
Từ 6h sáng, điểm thi Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tập trung rất đông thí sinh.
Từ 6h sáng, điểm thi Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tập trung rất đông thí sinh.
Phụ huynh cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ, đồ dùng cho sĩ tử mang vào phòng thi.
Phụ huynh cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ, đồ dùng cho sĩ tử mang vào phòng thi.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.