Cổ đông Sacombank không đồng ý đổi tên mã chứng khoán

Cổ đông Sacombank đã không đồng ý sửa điều lệ và đổi mã chứng khoán từ STB sang SCM.

Cổ đông Sacombank không đồng ý đổi tên mã chứng khoán
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã có kết quả lấy ý kiến cổ đông về các nội dung gồm sửa đổi vốn điều lệ, thưởng 20% mức vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2017. Chỉ có 3 trên 5 nội dung được cổ đông thông qua.
Cụ thể, cổ đông trích 20% đối với phần vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2017 để thưởng cho cán bộ nhân viên (kế hoạch 2017 là 585 tỷ đồng). Tiếp theo toàn bộ nội dung “Quy chế Quản trị và điều hành Sacombank, đồng thời giao Chủ tịch HĐQT thay mặt ĐHĐCĐ ký ban hành và đưa quy chế này vào áp dụng ngay. Nội dung cuối cùng được thông qua là Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát Sacombank.
Hai nội dung không được thông qua là sửa đổi Điều lệ và đổi mã chứng khoán từ STB sang SCM, cũng như việc chuyển sang sàn HNX.
Đồ họa: Quang Thắng.
Đồ họa: Quang Thắng. 
Bà Lê Thị Hoa, thành viên HĐQT độc lập Sacombank, cho biết một trong những nội dung lấy ý kiến chỉnh sửa điều lệ Sacombank với thành phần HĐQT gồm “một Chủ tịch, hai Phó chủ tịch và một số thành viên” thành “một Chủ tịch, một số Phó chủ tịch và một số thành viên” chưa được cổ đông thông qua. Do vậy cơ cấu hội đồng quản trị Sacombank vẫn giữ như cũ, tức là HĐQT sẽ gồm 1 Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch cùng một số thành viên.
Liên quan đến việc trích thưởng cho cán bộ nhân viên, bà Hoa cho biết dù cổ đông thông qua trích thưởng mức 20% đối với phần vượt chỉ tiêu kế hoạch, HĐQT sẽ tính toán mức trích hợp lý, sao cho hài hòa lợi ích giữa cổ đông và cán bộ công nhân viên ngân hàng.
Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua thì năm 2017, Sacombank hướng đến mục tiêu lợi nhuận trước thuế 585 tỷ đồng. Tuy nhiên qua 9 tháng, ngân hàng này đã đạt hơn 1.025 tỷ, vượt gần gấp đôi so với chỉ tiêu và cao hơn gấp 5 lần cùng kỳ năm 2016.
Còn về việc đổi mã chứng khoán, bà Lê Thị Hoa nói các cổ đông cho biết đây chưa phải là thời điểm thích hợp để đổi mã chứng khoán, do vậy ngân hàng sẽ giữ nguyên.
Vị đại diện Sacombank chia sẻ thêm hiện nhà băng đang triển khai đồng thời 3 nhiệm vụ quan trọng, đó là hoàn thành kế hoạch kinh doanh mà ĐHCĐ đã thông qua; tập trung nguồn lực để thực hiện đề án tái cơ cấu đã được Chính phủ và NHNN phê duyệt; thực hiện các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro.
Trước đó, Sacombank gây bất ngờ cho thị trường chứng khoán khi công bố lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM, và hủy niêm yết trên HoSE để chuyển sang sàn HNX.
Thời điểm đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết việc thay mã chứng khoán là bước khởi đầu cho quá trình thay đổi thương hiệu và bộ nhận diện của Sacombank trong thời gian tới.
Về mã chứng khoán STB, một phần là do mang ý nghĩa “sao thái bạch” là một sao xấu theo phong thuỷ.

Mổ xẻ nợ xấu siêu khủng của ngân hàng Sacombank

(Kiến Thức) - Tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính cho thấy, ngân hàng Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất trong số các ngân hàng lớn hiện nay.

Mổ xẻ nợ xấu siêu khủng của ngân hàng Sacombank
Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua.
Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín –Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất, lên đến 5,35%. Tỷ lệ tăng đột biến là do ảnh hưởng của việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southernbank) hồi tháng 10/2015 mang theo một gánh nặng về nợ xấu của ngân hàng này.

Vướng nợ xấu khủng, Sacombank còn thiệt hại tiền tỷ vì sai phạm

(Kiến Thức) - Bên cạnh những thông tin về nợ xấu "khủng" thì không ít lần ngân hàng Sacombank bị thiệt hại tiền tỷ do sai phạm quản lý, gây xôn xao dư luận.

Vướng nợ xấu khủng, Sacombank còn thiệt hại tiền tỷ vì sai phạm

Mới đây, tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng công bố, ba ngân hàng thương mại cổ phần là ACB, MBBank và Vietinbank là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua. Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất. 

Tuy nhiên, không chỉ vướng vụ việc trên khiến khách hàng dừ chừng khi đặt niềm tin vào ngân hàng này, mà theo tìm hiểu của Kiến Thứcngân hàng Sacombank từng "dính" một sai phạm khiến dư luận xôn xao.

Vuong no xau khung, Sacombank con thiet hai tien ty vi sai pham
 Ảnh minh họa: Internet.

 Sacombank thiệt hại hơn 800 tỉ đồng do sai phạm quản lý

Theo thông tin đăng tải trên baohaiquan.vn, tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm 2013 tại TP.HCM vào ngày 25/4, ông Nguyễn Tấn Thành – Trưởng Ban Kiểm soát của Sacombank đã công bố chính thức kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về hoạt động của Sacombank. Trong đó, Thanh tra NHNN kết luận Sacombank hoạt động an toàn, lành mạnh, là thương hiệu lớn,có uy tín trên thị trường và trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 một số cán bộ của Sacombank đã có những quyết định kinh doanh trái quy định.

Nguyên nhân khiến ngân hàng Sacombank vướng nợ xấu siêu khủng?

(Kiến Thức) - Nợ xấu tăng vọt của ngân hàng Sacombank đang được dư luận quan tâm. Một trong những nguyên nhân được nhắc đến là cuộc "hôn nhân" đình đám của Sacombank với SouthernBank.

Nguyên nhân khiến ngân hàng Sacombank vướng nợ xấu siêu khủng?
Sau cuộc "hôn nhân" đình đám với SouthernBank vào hồi tháng 10/2015, ngân hàng Sacombank rơi vào cảnh nợ xấu tăng vọt.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 của Sacombank, tính đến hết ngày 31/3/2017, nợ xấu nội bảng của ngân hàng Sacombank ở mức 10.183 tỷ đồng, chiếm 4,88% dư nợ tín dụng, giảm khá mạnh so với mức 5,35% hồi đầu năm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.