Nhiều trường đại học xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp. Ảnh: Duy Hiệu. |
Năm 2023, Học viện Ngân hàng dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu để xét tuyển đại học dựa trên chứng chỉ quốc tế. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Nhật N3 trở lên có thể đăng ký xét tuyển vào chương trình Kế toán và Công nghệ thông tin (chương trình dành cho các thí sinh có nguyện vọng tham gia lớp học định hướng Nhật Bản).
Điều kiện nhà trường đưa ra là thí sinh cần có học lực giỏi trong năm lớp 12. Cách tính điểm xét tuyển là tổng điểm quy đổi (nhân 3) cộng điểm ưu tiên. Với chứng chỉ tiếng Nhật, thí sinh có chứng chỉ N3 được quy đổi thành 8 điểm, N2 được quy đổi thành 9 điểm và N1 quy đổi thành 10 điểm.
Tại Đại học FPT, thí sinh có chứng chỉ tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn sẽ được xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Nhật hoặc Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Theo đó, thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Nhật cần có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên. Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, các em cần có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II trở lên.
Ngoài việc sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ, thí sinh cần đáp ứng một số điều kiện do nhà trường đặt ra. Ảnh minh họa: Duy Hiệu. |
Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm Hà Nội cần có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL iBT, TOEIC (đối với tiếng Anh); DELF, TCF (đối với tiếng Pháp); HSK, HSKK (đối với tiếng Trung).
Ngoài điều kiện nêu trên, nhà trường yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2023 và có hạnh kiểm tất cả học kỳ đạt loại tốt, học lực giỏi 3 năm bậc THPT.
Đại học Luật TP.HCM cũng xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp).
Điều kiện xét tuyển là thí sinh phải tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương); có IELTS đạt từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 điểm trở lên, DELF B1 từ B1 trở lên hoặc TCF từ 300 điểm trở lên, JLPT từ N3 trở lên.
Đồng thời, thí sinh cũng cần có điểm trung bình cộng 5 học kỳ THPT (gồm năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên.
Đại học Thương mại cũng xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế (gồm chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ khảo thí quốc tế). Ngoài chứng chỉ tiếng Anh, thí sinh có chứng chỉ tiếng Pháp TCF 400 trở lên, DELF B2/C1/C2 hoặc chứng chỉ tiếng Trung HSK 4 trở lên đều có thể đăng ký xét tuyển vào trường theo phương thức này.
Thí sinh có HSK 4 trở lên có thể đăng ký vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (Tiếng Trung thương mại), điểm quy đổi của từng cấp độ lần lượt là HSK 4 (8 điểm), HSK 5 (10 điểm), HSK 6 (12 điểm).
Tương tự, thí sinh có chứng chỉ TCF hoặc DELF có thể đăng ký xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại). Điểm quy đổi của chứng chỉ DELF là B2 (9 điểm), C1 (11 điểm), C2 (12 điểm); điểm quy đổi của chứng chỉ TCF là 400-449 (8 điểm), 450-499 (9 điểm), 500-549 (10 điểm), 550-599 (11 điểm), trên 600 (12 điểm).
Năm 2023, Học viện Ngoại giao áp dụng phương thức xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT và điểm ưu tiên bao gồm điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT (nếu có) và điểm ưu tiên theo quy định của học viện.
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản có thể đăng ký xét tuyển theo phương thức này. Điều kiện của nhà trường về các chứng chỉ cụ thể như sau.