Có ăn được cá dọn bể?

(Kiến Thức) - Cá dọn bể xương nhiều, thịt rất ít. Vì vậy, mặc dù có những con có thể nặng tới cả cân nhưng hầu như không ai mua cá này về để ăn.

Có ăn được cá dọn bể?
 
Hỏi: Tôi được biết, cá dọn bể là loài cá to, có con lên tới cả cân. Tuy nhiên, tôi nghe nói, chúng ta không thể chế biến cá này thành các món ăn được, vì sao lại vậy? - Nguyễn Văn Đông (Vinh, Nghệ An).
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội Động vật học Việt Nam cho biết: Cá dọn bể vốn không phải là loài cá của Việt Nam. Một số người ở TPHCM đã mang loài cá này từ Thái Lan về nhằm mục đích để làm cá cảnh. Tuy nhiên, đặc tính của loài này là ăn tạp và phát triển quá nhanh. Hiện nay, chúng lan rộng ra nhiều nơi, phát triển nhanh trong môi trường tự nhiên và đe dọa tới đời sống của nhiều loài khác. 
Loài cá này có đặc điểm là xương rất nhiều, thịt rất ít. Vì vậy, mặc dù có những con có thể nặng tới cả cân nhưng hầu như không ai mua cá này về để ăn. Thậm chí nhiều bà con nông dân cho biết, cá này khi sử dụng làm thức ăn cho một số loài động vật cũng không thèm ăn. Hiện nay, loài cá này bị đưa vào nhóm sinh vật xâm hại cần phải tiêu diệt.

Nguyên nhân con người không thở được dưới nước

Nguyên nhân con người không thở được dưới nước
 

TS Trần Tuấn Anh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Con người không thể hít thở được dưới nước là do cấu tạo sinh học của phổi ở con người. Khi hít thở trong không khí, không khí đi vào mũi, xuống phế quản và vào trong phổi. Phổi phân ra thành những đường khí nhỏ hơn, kết thúc ở những túi đặc biệt gọi là túi phổi. Tại đây, oxy đi qua những màng phổi chuyển vào dòng máu trong cơ thể và thải những chất khí như cacbon dioxit ra khỏi máu. 

Cá ở dưới nước cũng cần oxy để sống nhưng phổi của chúng không được thiết kế để lấy oxy từ không khí. Từ trong nước thông qua các cơ quan đặc biệt (được gọi là mang), cá có thể lấy oxy và loại trừ những khí thải. Con người không có những chiếc mang như loài cá nên chúng ta không thể lấy oxy trong nước.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Tác dụng của râu cá nheo

(Kiến Thức) - Râu có thể giúp cá nheo dò đường trong rêu nước, khua động xuống dưới đáy nước làm đục bùn và mò thức ăn trong cát bùn. 

Tác dụng của râu cá nheo
 
Hỏi: Những con cá nheo thường có chiếc râu rất ngộ nghĩnh, xin hỏi tác dụng của chiếc râu đó để làm gì? - Trần Văn Mến (Hà Nam).

Nóng: Kỳ nhông biến thành... “rồng” mỗi khi giao phối

(Kiến Thức) - Loài kỳ nhông Ommatotriton viitatus sẽ khiến bạn thích thú bởi ngoại hình biến đổi khá giống rồng trong truyền thuyết khi nó tìm bạn tình để giao phối.

Nóng: Kỳ nhông biến thành... “rồng” mỗi khi giao phối
Theo mô tả trong truyền thuyết của nhiều dân tộc, thân rồng uốn khúc, trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đó cũng chính là điểm khiến loài kỳ nhông Ommatotriton viitatus thường được gọi là "rồng nước". Đơn giản là bởi vào mùa giao phối, trên lưng con đực loài này mọc các gai xương, giống như gai xương thường được mô tả trên người rồng .
Theo mô tả trong truyền thuyết của nhiều dân tộc, thân rồng uốn khúc, trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đó cũng chính là điểm khiến loài kỳ nhông Ommatotriton viitatus thường được gọi là "rồng nước". Đơn giản là bởi vào mùa giao phối, trên lưng con đực loài này mọc các gai xương, giống như gai xương thường được mô tả trên người rồng .
Chúng là một loài trong họ kỳ nhông, thường được tìm thấy ở Armenia, Geogia, Iraq, Israel, Jorrdan, Lebanon, Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chúng là một loài trong họ kỳ nhông, thường được tìm thấy ở Armenia, Geogia, Iraq, Israel, Jorrdan, Lebanon, Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới