Chuyện tình cổ tích của cụ ông lấy vợ kém 52 tuổi ở Ba Vì

Chuyện tình đình đám của ông Nguyễn Hữu Trọng (92 tuổi, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) kết hôn với người vợ kém mình 52 tuổi khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Chuyện tình cổ tích của cụ ông lấy vợ kém 52 tuổi ở Ba Vì
“Cưa đổ” nữ cử nhân 28 tuổi bằng thơ
Mái tóc đã nhiều sợi bạc trắng nhưng những bước đi vẫn rất nhanh nhẹn, giọng nói khỏe khoắn, ông Nguyễn Hữu Trọng (92 tuổi, thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) hóm hỉnh nói kể chúng tôi nghe về chuyện tình đầy li kỳ, bất ngờ của ông.
Cách đây 12 năm, khi đó đã bước sang tuổi 80, ông Trọng vẫn mang lòng yêu cô gái chỉ mới vừa bước sang tuổi 28. Và càng bất ngờ hơn, khi đó ông Trọng làm thơ tình tặng cô gái ấy và 2 người đã nên duyên vợ chồng.
“Tôi tỏ tình với nữ cử nhân bằng thơ là hoàn toàn đúng sự thật. Chính vì những câu thơ đó mà cô ấy nguyện làm vợ tôi suốt đời” – nói xong, ông Trọng nhanh nhẹn nâng chén nước uống một ngụm rồi nở một nụ cười.
Chuyen tinh co tich cua cu ong lay vo kem 52 tuoi o Ba Vi
Ông Nguyễn Hữu Trọng (92 tuổi) kể lại câu chuyện về đám cưới của ông. Ảnh X.H 
Ông Trọng kể: Năm 2007, chị Đinh Thị Thoan (ở quê còn gọi là Bảy, sinh năm 1981, ở Yên Lập, Phú Thọ, người dân tộc Mường) học xong Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và về làm việc tại trang trại của ông ở Hòa Lạc (Hà Nội).
Trong quá trình làm việc, với tính tình thật thà, cộng thêm sự chăm chỉ, chịu khó, chị Thoan đã giúp ông Trọng rất nhiều trong việc chăm sóc vườn cây thuốc nam, chăn nuôi và quán xuyến khu sinh thái, cũng như phân công người làm rất khoa học, được mọi người làm việc ở trang trại của ông Trọng rất quý mến.
Một ngày khi ông đến trang trại của mình, thấy cô nhân viên người dân tộc Mường đang làm cỏ liền buột miệng đọc mấy câu thơ tặng cho cô cử nhân nghe: “Em ngồi nhổ cỏ nhưng vẫn đợi/ Chẳng hiểu cỏ kia có dễ không/Chỉ chờ ai gọi thôi em nhé/Đứng dậy đi em chim sổ lồng”.
Chỉ với 4 câu thơ, với ngần ấy chữ mà không hiểu từ lúc nào tình cảm giữa cô cử nhân Thoan với người đàn ông gần 80 tuổi bắt đầu chớm nở.
Chị Thoan nói với ông là: “Bài thơ anh tặng em hôm trước, em đã học thuộc lòng không bỏ sót một chữ”. Từ đó, giữa cô cử nhân 27 tuổi và ông chủ trang trại 80 tuổi nảy sinh tình cảm, để rồi nên duyên với nhau.
Để cưới chị Thoan (tức chị Bảy), năm 2008, ông Trọng đã nhờ người anh rể mang trầu cau từ Hà Nội lên Yên Lập, Phú Thọ để xin phép bố mẹ chị Thoan cho ông được làm con rể của gia đình.
Đám cưới kéo dài suốt 28 ngày
Bận trên người bộ quần áo bà ba màu bã trầu, ông kể tiếp, đám cưới của ông với chị Đinh Thị Thoan là lần thứ 4 ông kết hôn. Khi đó ông đã 80 tuổi còn vợ ông chỉ mới 28.
Cũng vì thế đám cưới của ông khiến rất nhiều người tò mò. Khi tổ chức, bạn bè, anh em, họ hàng biết tin đến xem rất đông và một đám cưới kéo dài đến 28 ngày với 4.000 khách đã diễn ra.
“Lúc đó chúng tôi sống ở vườn thuốc nhà tôi. Vườn có gà thả theo đàn, cá trong ao, rau xanh tươi nên cứ có khách đến là làm cỗ cho mọi người ăn.
Do đám cưới kéo dài 28 ngày nên bạn bè tôi không ai có thể nói lý do bận mà không tới dự được" - ông Trọng từ từ kể lại chuyện cưới xin của mình cách đây hơn chục năm về trước. 
Ông Trọng cho biết, cuộc hôn nhân này như một bức thông điệp mà ông muốn gửi gắm tới tất cả mọi người rằng tình yêu không phân biệt tuổi tác, hôn nhân không cần xác định biên giới.
Sau khi tổ chức lễ cưới xong, vợ chồng ông Trọng ở nội đô được một năm thì chuyển lên Ba Vì mua 3 héc ta đất đồi để mở trang trại, trồng cây thuốc nam, chăn nuôi gà, vịt,... buôn bán nông sản.

Chuyện tình đặc biệt của anh chàng xương thủy tinh

Có thể nói, anh Nguyễn Văn Phương và chị Nguyễn Thị Bích Phượng trú tại xóm 8B, xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là hai nhân vật chính của một câu chuyện cổ tích giữa đời thực.

Chuyện tình đặc biệt của anh chàng xương thủy tinh
Thà tàn nhưng không phế

Ngày cận Tết nghe chuyện tình nhói lòng ở trại phong bỏ hoang Hà Nội

Trại phong Đá Bạc (Sóc Sơn, Hà Nội) bị bỏ hoang 6 năm nay, nhưng ở đó vẫn còn những mảnh đời lay lắt bám trụ.

Ngày cận Tết nghe chuyện tình nhói lòng ở trại phong bỏ hoang Hà Nội
Được xây dựng vào thập niên 60 của thế kỷ trước, trại phong Đá Bạc (xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc quản lý của bệnh viện Da liễu Hà Nội từng là nơi chăm sóc, điều trị cho hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh phong.
Năm 2013, UBND TP Hà Nội quyết định di dời trại về nơi khác. Từ lúc đó, nơi này chìm dần vào quên lãng.

Chuyện tình cổ tích giữa cô giáo dạy văn và người lính mất đôi bàn tay

Người yêu từ chiến trường trở về với hai tay cụt đến gần khuỷu. Lúc này, nhiều người khuyên bà Cúc nên từ bỏ ông để tìm cho mình một mái ấm lành lặn hơn. Thế nhưng, tình yêu của bà đã vượt qua tất cả. Họ vẫn bên nhau để cùng viết nên câu chuyện tình tuyệt đẹp.

Chuyện tình cổ tích giữa cô giáo dạy văn và người lính mất đôi bàn tay
Người dân xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vẫn luôn trầm trồ về chuyện tình của ông Nguyễn Văn Linh (SN 1949) và bà Hồ Thị Cúc (SN 1950) trú cùng xã. Ít ai biết được rằng, mấy chục năm về trước, bà là cô giáo dạy văn xinh đẹp, nết na được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến. Còn ông là chàng trai tuấn tú, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng.
Năm 1969, khi đang là giảng viên của trường Trung cấp Điện, ông Linh gác lại công việc lên đường nhập ngũ và trở thành người lính của đại đội C4, D8, E210, Binh trạm 41, đường dây 559 đóng quân ở tỉnh Xavanakhẹt Lào. Nhiệm vụ của ông Nguyễn Văn Linh là pháo thủ cao xạ, bảo vệ tuyến đường Hồ Chí Minh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.